BẢN CHẤT KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 129 - 130)

- Điện thoại, fax Internet

HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

8.1. BẢN CHẤT KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HIỆU QUẢ

Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa với hội nhập quốc tế hiện nay. Với sự tăng trưởng liên tục trong nhiều thập kỷ qua, du lịch đã khẳng định là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia.

Về mặt kinh tế, sự phát triển của du lịch đã tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân, đóng góp vai trị to lớn trong việc cân

bằng cán cân thanh toán quốc tế. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế. Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua phát triển du lịch.

Về mặt xã hội, du lịch góp phần tạo nhiều việc làm, kích thích khơi phục và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống. Làm thay đổi diện mạo nhiều địa phương - nơi có các khu du lịch phát triển.

Đối với nước ta, lợi ích ngành du lịch mang lại là rất lớn, khơng chỉ dưới góc độ đóng góp vào GDP, cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, mà nó cịn là phương thức để kết nối - giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch ngày càng đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)