- Điện thoại, fax Internet
7.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh
Tiết kiệm chi phí là con đường giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đó là điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thị phần cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động. Tiết kiệm chi phí cũng cho phép doanh nghiệp có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng giá trị lợi ích cho khách hàng và thu hút khách hàng. Các biện pháp tiết kiệm chi phí được tiến hành đồng bộ trong cả quá trình sản xuất kinh doanh và đối với mọi nhân tố nguồn lực sản xuất. Tiết kiệm chi phí phải được hiểu là giảm các chi phí bất hợp lý, chi phí khơng cần thiết trong doanh nghiệp và gắn với mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Để xác định nguyên nhân chính xác của những hạn chế trong sử dụng chi phí của doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ các nhân tố tác động đến vấn đề này. Thông thường các nhà kinh tế phân tách các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí thành hai nhóm tác động chủ quan và tác động khách quan đến tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp, từ đó có thể làm căn cứ đề xuất các giải pháp tiết kiệm chi phí hoặc điều chỉnh phương hướng hoạt động kinh doanh phù hợp với những biến động bên ngoài doanh nghiệp.
Doanh thu và cơ cấu doanh thu tác động đến cả mức phí và tỷ suất phí.
Cơ cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp du lịch bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định hầu như không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí biến đổi ln tăng/giảm khi doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Quy mô kinh doanh mở rộng kéo theo chi phí kinh doanh tăng lên nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, do việc tổ chức kinh doanh và năng suất lao động tăng, dẫn đến tỷ suất phí giảm xuống.
Đối với cơ cấu doanh thu, do tính chất kinh doanh của mỗi nghiệp vụ khác nhau sẽ có sự tác động khác nhau đối với chi phí của mỗi nghiệp vụ kinh doanh, từ đó cũng ảnh hưởng đến tỷ suất phí thay đổi.
Năng suất lao động tác động đến chi phí lao động, thực chất tăng năng suất lao động là tiết kiệm chi phí lao động sống. Tăng mức doanh thu bình quân một nhân viên kinh doanh hoặc giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm sẽ tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng năng suất lao động là mục tiêu không những của các doanh nghiệp mà cịn là đích hướng tới của các quốc gia trên thế giới trong điều kiện nguồn lực ngày càng hạn hẹp. Trong xu hướng hiện nay, các khách sạn luôn cố gắng đầu tư và phát triển các dịch vụ tự động và tự phục vụ như các cây bán nước tự động, đổi tiền tự động, buffet trong nhà hàng,... để tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí lao động.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như đầu tư xây dựng khách sạn, đầu tư trang bị các thiết bị tiện nghi, đầu tư hệ thống bếp nóng bếp lạnh, đầu tư hệ thống bán phòng tự động,... trong giai đoạn nhất định sẽ
làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp có mức đầu tư hợp lý, đồng thời có biện pháp tăng cường khai thác để nâng cao hiệu quả của đầu tư, thì dài hạn lại có thể tiết kiệm được chi phí. Đầu tư thỏa đáng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng suất lao động, có thể tạo hình ảnh liên kết thương hiệu của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức và quản lý thuộc về vai trò của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp. Nhân tố này tác động đến tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức và quản lý của các nhà quản trị càng cao, các nhân tố sản xuất kinh doanh như lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn được sử dụng càng hợp lý, từ đó ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.
Bên cạnh các nhân tố tác động trong phạm vi doanh nghiệp như trên, chi phí của doanh nghiệp cịn chịu tác động của các nhân tố thuộc mơi trường kinh doanh bên ngồi, tác động một cách khách quan đến chi phí kinh doanh.
Giá cả sản phẩm dịch vụ đầu ra và giá phí đầu vào đều ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm dịch vụ có thể khơng ảnh hưởng đến tổng mức chi phí nhưng chắc chắn ảnh hưởng đến tỷ suất chi phí. Giá bán sản phẩm dịch vụ tăng có thể làm tỷ suất chi phí giảm xuống. Cịn giá chi phí đầu vào lại tác động đến mức chi phí, nếu giá chi phí tăng lên sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên dẫn đến tỷ suất phí tăng, doanh nghiệp có thể bị vượt chi.
Tùy thuộc trình độ phát triển của xã hội mà điều kiện và khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp sẽ khác nhau, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ phát triển của xã hội càng cao thì chi phí kinh doanh càng thấp.
Các chính sách của chính phủ cũng có ảnh hưởng khác nhau đến chi phí kinh doanh. Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, chính sách miễn bỏ visa cho một số thị trường khách du lịch quốc tế, phí làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách,... Chính sách của chính phủ tạo điều kiện phát triển du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch thì tỷ lệ thuế nhập khẩu áp dụng đối với ngành du lịch sẽ giảm xuống, khi đó mức chi phí kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giảm.
Ngồi ra, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp còn chịu tác động của các nhân tố khác như: Tỷ giá trao đổi ngoại tệ, sự cạnh tranh trên thị trường du lịch, tình hình thị trường thế giới và khu vực,...