LAO ĐỘNG VÀ VỐN KINH DOANH DU LỊCH
6.1.3. Năng suất lao động
Năng suất lao động là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nó cũng là một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được với các chi phí lao động sống bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Trong đó:
Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả có thể xác định dưới dạng giá trị và hiện vật. Về mặt giá trị năng suất lao động được xác định bằng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Về mặt hiện vật, năng suất lao động được xác định tùy theo lĩnh vực kinh doanh. Đối với kinh doanh lữ hành, có thể xác định bằng chỉ tiêu lượt khách, ngày khách,... Đối với kinh doanh ăn uống: số lượng sản phẩm ăn uống, số bàn phục vụ. Đối với kinh doanh lưu trú: số khách, số phòng được sử dụng, số ngày khách, số đêm nghỉ.
Các chỉ tiêu biểu hiện chi phí được xác định qua chỉ tiêu số lao động, tiền lương, ngày công, thời gian lao động.
Trong kinh doanh du lịch, năng suất lao động thường có thể đo lường theo hai loại chỉ tiêu: Chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị.
Trong đó: W - Năng suất lao động D - Doanh thu
Năng suất lao động dù tính theo chỉ tiêu hiện vật hay chỉ tiêu giá trị cũng đều có sự xác định về mặt thời gian theo ngày, tuần, tháng, năm. Chỉ tiêu hiện vật phản ánh đúng thực chất của năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động. Năng suất lao động tính theo hiện vật khơng phụ thuộc vào sự biến động của giá cả hay các điều kiện kinh tế khác. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phản ánh tổng hợp, không thể so sánh năng suất lao động giữa các doanh nghiệp hay giữa các bộ phận nghiệp vụ khác nhau, mà thường chỉ dùng so sánh năng suất lao động giữa các kỳ của doanh nghiệp. Do vậy, chỉ tiêu năng suất lao động hiện vật ít được sử dụng trong ngành du lịch. Năng suất lao động tính theo chỉ tiêu giá trị đơn giản và dễ xác định. Chỉ tiêu giá trị phản ánh tổng hợp năng suất lao động nên có thể sử dụng để so sánh năng suất lao động, hiệu quả kinh tế giữa các doanh nghiệp nhằm xác định vị thế của mỗi doanh nghiệp. Chỉ tiêu giá trị cũng có những hạn chế nhất định. Chỉ tiêu này chịu sự tác động của giá cả nên tính chính xác kém chỉ tiêu hiện vật. Cần có sự loại trừ ảnh hưởng của giá cả cũng như các yếu tố khách quan khác khi áp dụng chỉ tiêu này.
Là một chỉ tiêu kinh tế, năng suất lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố tác động trực tiếp, có nhân tố tác động gián tiếp, có nhân tố tác động chủ quan cần nghiên cứu để tìm những giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy mặt tích cực, và cũng có nhân tố tác động khách quan cần phải loại trừ để xác định đúng thực trạng kinh doanh.
Để tạo ra sản phẩm, trong quá trình lao động phải sử dụng nhân tố sức lao động cũng như công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động. Muốn tăng năng suất lao động phải nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố trên.
Sức lao động gồm: Sức khoẻ của người lao động, số lượng lao động, trình độ chun mơn, trình độ văn hố, phẩm chất đạo đức của
người lao động,... Một cơ sở kinh doanh du lịch xác định được số lượng lao động vừa đủ sẽ tiết kiệm một phần đáng kể chi phí lao động, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Dù làm việc ở bất cứ bộ phận nào, người lao động cũng cần có sức khoẻ. Sức khoẻ tác động trực tiếp đến công việc của người lao động, đặc biệt, sức khoẻ là tiêu chuẩn quan trọng đối với công nhân bếp, nhân viên khuân vác. Các cơ sở kinh doanh cần có chế độ tuyển dụng và bố trí lao động phù hợp với từng loại công việc.
Song song với yêu cầu đảm bảo sức khoẻ, người lao động cần có trình độ chun mơn nhất định, có trình độ giao tiếp, ứng xử, hiểu biết tâm lý khách hàng. Một phần lớn người lao động trong kinh doanh du lịch có sự tiếp xúc trực tiếp với khách như nhân viên trực cửa, khuân vác, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ bàn, bar,... cho nên, yêu cầu về hình thức, thái độ của nhân viên là hết sức quan trọng. Thông qua mối quan hệ trực tiếp nhân viên - khách hàng, các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung đã quảng bá bản sắc văn hoá địa phương, văn hoá của nước đến du lịch cho khách. Mối quan hệ này tác động trực tiếp đến tỷ lệ quay trở lại của khách du lịch.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp du lịch bao gồm mạng lưới các cơ sở kinh doanh cùng các trang thiết bị, dụng cụ. Số lượng, quy mô, sự phân bố vị trí, loại hình các cơ sở trực thuộc có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của ngành, doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phát triển các cơ sở của mình mạnh mẽ, trở thành những tập đoàn nổi tiếng như: ITT Sheraton, Boston, Massachusetts USA - 1941 cơ sở lưu trú; Trusthouse Forte (London, UK) - 1970 cơ sở lưu trú; Marriott (Washington, USA) - 1929 cơ sở ăn uống; Holiday Inn (Atlanta, Georgia, USA) - 1954 khách sạn Mỹ,... Các tập đồn, các cơng ty ln quy hoạch mạng lưới cơ sở, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của họ.
Mức trang bị cơng cụ, máy móc, dụng cụ chun dùng và hiệu quả sử dụng chúng là nhân tố có thể lượng hố được mức độ tác động đến năng suất lao động. Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động mà khả
năng cơ giới hoá, tự động hoá rất hạn chế. Đối với kinh doanh nhà hàng thì việc áp dụng các thiết bị, máy móc vào chế biến sản phẩm ăn uống có khả quan hơn. Việc trang bị các thiết bị cơ, điện, lạnh vào bộ phận bếp góp phần giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc của công nhân bếp. Xu hướng đặt các quầy bán hàng tự động buffet và các quầy cocktail ở tiền sảnh trong các khách sạn dịch vụ hạn chế (Economy Hotel), đã tiết kiệm được một phần chi phí lao động của khách sạn, tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng. Hệ thống đăng ký đặt phịng qua máy tính tạo năng suất lao động cho bộ phận đăng ký đặt phòng cao hơn. Tuy nhiên, những đầu tư để bổ sung, đổi mới các trang thiết bị, tiện nghi trong nhà hàng, khách sạn lại là những khoản chi phí đáng kể. Mặt khác, chúng được sử dụng trong thời gian tương đối dài nhưng nhanh bị lạc hậu, những hao mịn vơ hình càng gia tăng khoản chi phí này. Bù lại, ln duy trì vẻ sang trọng, lịch sự lại tạo được uy tín và thu hút khách đến nhà hàng, khách sạn.
Trong thực tế, nhiều cơ sở kinh doanh du lịch đã thuê nhà cửa, đất đai, trang thiết bị,... để phát triển kinh doanh và hồn vốn nhanh, vì vậy họ đã cố gắng giảm thiểu chi phí th và tận dụng tối đa cơng suất của cơ sở vật chất kỹ thuật thuê ngoài.
Trong kinh doanh nhà hàng, việc cung ứng nguyên liệu hàng hoá ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Tổ chức cung ứng phục vụ kinh doanh gồm: Cung ứng nguyên liệu để sản xuất chế biến, cung ứng hàng hoá chuyển bán, cung ứng thay thiết bị vật tư để tái sản xuất cơ sở vật chất kỹ thuật. Lợi nhuận kinh doanh nhà hàng phụ thuộc một phần vào việc quản lý cung ứng: quản lý mua và quản lý dự trữ. Chi phí kinh doanh nhà hàng được kiểm soát chặt chẽ qua các công đoạn từ mua nguyên liệu, dự trữ bảo quản, xuất kho, chế biến, phân phối đến phục vụ thực khách, kể cả chi phí đồ uống bị đổ hay thức ăn bị nguội.
Các yếu tố tổ chức quản lý là những yếu tố tác động toàn diện lên hoạt động kinh doanh du lịch. Vai trò đầu não trong doanh nghiệp thuộc
về nhà quản trị cấp cao, là người tạo dựng bộ máy quản lý, hoạch định, lãnh đạo, kiểm tra,... mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải có năng lực và phẩm chất nhất định mới có thể điều hành có hiệu quả mọi hoạt động. Để tổ chức lao động tốt, phải quản lý từ khâu tuyển dụng, đến khâu bố trí, phân cơng, sử dụng lao động, bên cạnh đó, vấn đề khen thưởng và kỷ luật lao động cũng khơng thể xem nhẹ vì nó tác động vào mặt trí lực của người lao động, kích thích họ quan tâm đến thành quả lao động đạt được.
Yêu cầu về văn minh phục vụ khách hàng là yêu cầu được quán triệt trong các ngành dịch vụ bởi khách hàng là người đánh giá chất lượng dịch vụ quan trọng nhất. Đây là nhân tố có tính chất đặc trưng cho hoạt động kinh doanh du lịch, có tác động khác nhau đến năng suất lao động.
Ngoài các nhân tố trên, năng suất lao động trong kinh doanh du lịch cịn chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong kinh doanh, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giá cả thị trường, đặc trưng sản phẩm của doanh nghiệp,...
Trong toàn ngành du lịch cũng như trong các doanh nghiệp, vấn đề tăng năng suất lao động luôn là mối quan tâm thường xuyên. Đối với nền kinh tế quốc dân, tăng năng suất lao động có nghĩa là củng cố và mở rộng phát triển. Còn đối với các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tác động đến việc giảm chi phí tiền lương, nâng cao lợi nhuận, cũng như tác động trực tiếp đến sức khoẻ và tiền lương của người lao động thông qua việc giảm thời gian lao động và cải thiện điều kiện lao động, đặc biệt là những lao động nặng nhọc.