Một số hình thức trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 55 - 57)

LAO ĐỘNG VÀ VỐN KINH DOANH DU LỊCH

6.1.4.2. Một số hình thức trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được quan niệm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động - là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người cung ứng sức lao động theo quy luật cung - cầu của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Đối với các doanh nghiệp trong ngành du lịch, phổ biến các hình thức trả lương cho người lao động là hình thức trả lương theo thời gian, trả lương khoán theo doanh thu và trả lương khoán theo thu nhập.

Trả lương theo thời gian

Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương mà tiền lương của người lao động tuỳ thuộc vào thời gian lao động và mức lương đã quy định theo trình độ thành thạo của người đó.

Lương theo ngày cơng, giờ cơng đã khuyến khích người lao động đảm bảo ngày công lao động nhưng tiền lương lại mang tính chất bình qn, tạo tư tưởng đối phó của người lao động, họ chỉ làm việc một cách hình thức, do đó giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì những hạn chế đó nên các doanh nghiệp thường trả lương theo thời gian kết hợp với thưởng cho người lao động.

Trả lương khoán theo doanh thu

Khoán doanh thu là cơ chế khoán mà tiền lương và tiền thưởng của bộ phận kinh doanh và cá nhân người lao động tuỳ thuộc vào đơn giá lương khoán và mức doanh thu thực tế đạt được.

Hình thức trả lương này đã kết hợp việc trả lương với kết quả lao động, phân phối tiền lương đã gắn với số lượng và chất lượng lao động, vì thế đã khắc phục được tính chất bình qn hố trong lương theo thời gian và làm cho người lao động quan tâm đến kết quả cơng việc.

Vì phụ thuộc vào một chỉ tiêu giá trị (doanh thu) nên hình thức trả lương này chỉ phù hợp trong điều kiện thị trường tương đối ổn định, giá cả ít biến động và các điều kiện khác ổn định. Nếu doanh thu đạt được cao thì mức lương của người lao động sẽ cao, nên có thể xảy ra tình trạng

chạy theo doanh thu, gian lận trong hạch tốn, khơng chú ý đến chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trả lương khoán theo thu nhập

Trả lương khoán theo thu nhập là cơ chế khoán mà tiền lương và tiền thưởng của tập thể và cá nhân người lao động tuỳ thuộc vào thu nhập của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ chế khoán gộp quỹ lương với các quỹ doanh nghiệp, nếu phân phối cho các quỹ theo tỷ lệ cao thì quỹ lương sẽ bị thu hẹp.

Khi doanh thu tăng, đồng thời tiết kiệm chi phí, tạo ra thu nhập lớn thì quỹ lương lớn, khơng khống chế tối đa. Như vậy, hình thức trả lương này đã gắn tiền lương của người lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp, buộc họ phải nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, người lao động nhận được lương khoán thường bị chậm, vì sau khi hạch tốn đầy đủ mới xác định được quỹ lương khoán, làm giảm tác dụng đòn bẩy của tiền lương. Mặt khác, hình thức trả lương này chỉ áp dụng được với cơ sở hạch toán kinh tế độc lập, nên những cơ sở hạch tốn nội bộ khơng áp dụng được.

Ba hình thức trả lương cơ bản trên được áp dụng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ theo mỗi doanh nghiệp có thể kết hợp các hình thức trả lương đó. Chẳng hạn, đối với bộ phận lao động gián tiếp (phòng nhân sự, phịng kế hoạch, phịng tài chính kế tốn,...) áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng; với các bộ phận lao động trực tiếp (buồng, bàn, bếp,... ) có thể áp dụng lương khốn theo doanh thu hoặc khoán theo thu nhập,...

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)