- Điện thoại, fax Internet
25 Theo báo cáo “Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành ở Việt Nam năm 2017” của
8.2.2.1. Các quan điểm đo lường hiệu quả kinh doanh
Để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch cần phải thống nhất quan điểm đo lường đầu vào, đo lường đầu ra và đo lường tỷ số hiệu quả.
Đo lường đầu vào là đo lường các nguồn lực cần thiết để sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh, những nguồn lực này sẽ chuyển hố thành chi phí và thường được biểu hiện dưới dạng giá trị bao gồm chi phí sử dụng lao động, chi phí sử dụng vốn, chi phí cơ sở vật chất,...
Đo lường đầu ra được xác định cho toàn doanh nghiệp hoặc của từng nghiệp vụ/bộ phận kinh doanh. Đo lường đầu ra là kết quả hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ, kết thúc quá trình cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng, bao gồm đo lường đầu ra cuối cùng và đầu ra trung gian. Trong đó, đầu ra cuối cùng là kết quả kinh doanh dịch vụ hoặc cung ứng dịch vụ gắn với tiêu dùng trực tiếp của khách hàng và được đo lường bằng chỉ tiêu giá trị (doanh thu, lợi nhuận) hoặc chỉ tiêu hiện vật (số khách sử dụng dịch vụ). Đầu ra trung gian là sự chuyển hóa đầu vào nhưng sản phẩm chưa đến tay khách hàng. Trong kinh doanh khách sạn, kết quả của bộ phận này là đầu vào của bộ phận khác. Đầu ra trung gian tồn tại khi quá trình cung ứng, tiêu thụ dịch vụ chưa kết thúc và được đo lường bằng chỉ tiêu hiện vật.
Đo lường tỷ số hiệu quả (đo lường tỷ số đầu ra và đầu vào): Tỷ số hiệu quả có tầm quan trọng và vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, nó cũng phán ánh thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau và có thể dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.
Có một số loại tỷ số không mang bản chất hiệu quả, không phản ánh tương quan giữa đầu ra - đầu vào nhưng có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh, đó là: Tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận.