LAO ĐỘNG VÀ VỐN KINH DOANH DU LỊCH
6.1.2.2. Cầu lao động
Cầu dài hạn
Các doanh nghiệp cần các nhân tố sản xuất như lao động, nguyên vật liệu và tiền vốn để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là, nhu cầu về các nhân tố sản xuất là nhu cầu phát sinh có gốc gác từ nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ.
Xét về chiến lược dài hạn, tất cả các nhân tố sản xuất đều có thể biến động. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kỳ công nghệ nào để tạo ra sản phẩm của mình: Từ những dây chuyền sản xuất đòi hỏi cường độ sức lao động cao (sử dụng nhiều sức lao động), cho đến những công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư cao (sử dụng máy móc thiết bị nhiều hơn sức người). Nếu doanh nghiệp định hướng tối đa hố lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại hình cơng nghệ có chi phí thấp nhất.
Khi giá lao động và giá vốn đầu tư thay đổi thì các phương án kết hợp hai nhân tố sản xuất đầu vào này cũng sẽ thay đổi theo. Nếu giá lao động tăng tương đối so với giá vốn đầu tư thì có thể nhiều doanh nghiệp sẽ cố gắng dùng các khoản đầu tư cho máy móc thiết bị và công nghệ mới thay cho chi phí lao động. Tuy nhiên, khả năng thay thế một nhân tố sản xuất này bằng nhân tố sản xuất khác phụ thuộc nhiều vào bản chất của sản phẩm và t́ình trạng cơng nghệ. Trong các doanh nghiệp du lịch, khả năng thay thế sức lao động bằng vốn đầu tư là tương đối hạn hẹp so với các doanh nghiệp sản xuất khác do tính chất dịch vụ của ngành. Các doanh nghiệp sản xuất khác, với các dây chuyền sản xuất có tính lặp lại cao và ít địi hỏi kỹ năng tinh sảo, thì việc dùng máy móc thay thế con người có thể thực hiện được dễ dàng, chẳng hạn như ở lĩnh vực chế biến thực phẩm.
Cầu ngắn hạn
Trong ngắn hạn, một doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh khối lượng một vài nhân tố sản xuất chứ khơng phải là tất cả (có những nhân tố sản xuất bị giới hạn bởi nguồn cung). Khi số đơn vị của một nhân tố
sản xuất tăng lên thì lợi nhuận giảm xuống - nếu số lao động tăng, lợi nhuận sẽ giảm. Sản lượng bổ sung khi tăng thêm một nhân công (sản phẩm lao động cận biên) thể hiện ở Hình 6.3.
Hình 6.3. Năng suất lao động cận biên (tính bằng đơn vị sản phẩm)
Sản lượng bổ sung đó sẽ được bán ở một mức giá nào đó và doanh thu bổ sung nhận được gọi là doanh thu cận biên. Giá trị tăng thêm của doanh nghiệp khi tăng thêm một nhân công sẽ bằng sản phẩm lao động cận biên tính bằng vật chất (sản phẩm hiện vật cận biên) nhân với doanh thu cận biên của một đơn vị sản phẩm. Đó cịn gọi là sản phẩm doanh thu cận biên (MRP = MPP x MR) và đồ thị của nó cũng có dạng đường cong như Hình 6.3.
Các doanh nghiệp du lịch định hướng tối đa hố lợi nhuận sẽ khơng th thêm nhân cơng nếu như chi phí th thêm nhân cơng (chi phí cận biên - MC) cao hơn sản phẩm doanh thu cận biên (MRP). Ngược lại, nếu sản phẩm doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên thì doanh nghiệp sẽ thu được nguồn lợi lớn hơn từ việc tăng số nhân công. Và khi sản phẩm doanh thu cận biên còn lớn hơn chi phí bổ sung cho những lao động tăng thêm thì doanh nghiệp sẽ cịn thu được lợi nhuận.
Như vậy, một cơ sở kinh doanh sẽ thuê thêm lao động cho đến khi sản phẩm doanh thu cận biên bằng chi phí lao động cận biên. Lợi nhuận được tối đa hoá tại điểm MRP = MC. Giả sử doanh nghiệp trả lương theo
giá thị trường cho người lao động và khơng có một tác động nào đối với mức lương đó, khi đó, chi phí cận biên để th thêm lao động sẽ bằng đúng mức lương ấy (MC = W). Vì vậy, điều kiện để tối đa hố lợi nhuận là MRP = W (Hình 6.4).
Hình 6.4. Mức tối đa hố lợi nhuận từ lao động
Tại điểm mức lương 0W2, lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp là 0q2, bởi ở bất kỳ một lượng lao động nào khác thì lợi nhuận sẽ khơng đạt mức tối đa. Với số lao động nhỏ hơn 0q2, doanh nghiệp sẽ phải trả giá cao hơn để tăng thêm nhân cơng, MRP cao hơn MC và khi đó vẫn cịn có cơ hội để tăng lợi nhuận. Với số lao động lớn hơn 0q2, chi phí bổ sung để thuê thêm nhân công (MC2) sẽ lớn hơn giá trị sản phẩm bổ sung (MRP) và vì vậy lợi nhuận sẽ bị suy giảm.
Nếu mức lương là 0W1 thì điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận MRP = MC được thoả mãn tại hai điểm chỉ số lượng nhân công 0q và 0q1. Với số lao động bằng 0q1, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, vì thế dịch chuyển lượng lao động từ 0q sang 0q1 sẽ làm tăng doanh thu (MRP) nhanh hơn là tăng chi phí (MC1) và lợi nhuận sẽ tăng.
Số lượng lao động cần thiết của một doanh nghiệp được thể hiện bằng đường cong MRP. Đường cong MRP (chỉ tính đoạn dốc đi xuống) được gọi là đường cầu lao động (Hình 6.5). Có thể đặt ra giả định rằng, nếu tất cả các nhân tố khác khơng đổi thì một doanh nghiệp chỉ thuê thêm lao động nếu như giá lao động (tiền lương) giảm, nếu giá lao động tăng thì doanh nghiệp sẽ giảm cầu đối với nhân tố sản xuất này. Chủ doanh nghiệp sẽ di chuyển dọc theo đường cầu lao động xuống dưới hoặc lên trên tương ứng với mức tiền lương mới và như vậy lượng lao động được thuê sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn trước. Đường cầu lao động tuân theo quy luật cầu.
Cũng như đường cầu của bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào khác, đường cầu lao động cũng có thể dịch chuyển, lên trên hoặc xuống dưới, sang phải hoặc sang trái. Vì nhu cầu đối với yếu tố sản xuất là nhu cầu phát sinh/dẫn xuất, cho nên những thay đổi về nhu cầu trên thị trường hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng sẽ làm dịch chuyển đường cầu lao động. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, giá của các bữa ăn tại nhà hàng thấp tương đối so với các hình thức tiêu dùng thực phẩm khác, giá phịng khách sạn giảm, có thể tạo nên động cơ kích đẩy nhu cầu đối với dịch vụ du lịch và làm dịch chuyển cầu về lao động trong ngành du lịch.
Đường cầu lao động có thể dịch chuyển ra ngoài khi giá của các nhân tố sản xuất khác tăng. Ngược lại, giá của các nhân tố sản xuất khác rẻ, thì sự thay thế cho lao động sẽ làm cho đường cầu lao động dịch chuyển vào trong (về phía điểm gốc).
Năng suất lao động cũng tác động làm dịch chuyển đường cầu lao động. Quyết định tăng hoặc giảm lao động căn cứ vào sự so sánh sản phẩm doanh thu cận biên và mức tiền lương. Nếu sản phẩm doanh thu
cận biên tăng lên, doanh nghiệp có thể thuê thêm một số lao động lớn hơn với mức lương tương xứng. Đường cầu lao động sẽ dịch chuyển ra ngoài. Mỗi người lao động sẽ trị giá cao hơn bởi hiệu quả cao hay bởi doanh thu từ sản phẩm cao hơn.
Tính co dãn của cầu lao động phụ thuộc một phần vào khả năng thay thế bằng các yếu tố khác. Nếu lao động của con người càng quan trọng và càng khó thay thế trong một q trình kinh doanh nào đó thì cầu lao động càng ít co dãn. Thêm nữa, nếu cầu hàng hố hoặc dịch vụ khơng co dãn thì lao động để tạo ra sản phẩm đó cũng khơng co dãn.
Cầu lao động cũng ít co dãn nếu chi phí lao động chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Ví dụ, chi phí lao động chiếm 10% tổng chi phí thì khi mức lương có tăng đến 50% cũng chỉ làm giá sản phẩm tăng thêm 5%. Cịn nếu chi phí lao động chiếm 60% tổng chi phí thì tác động của nó đối với giá sản phẩm cuối cùng sẽ lớn hơn rất nhiều, giá sẽ đội lên đến 30%. Điều này cho chúng ta thấy tại sao người lao động trong các ngành cơng nghệ có cường độ vốn đầu tư cao thường được hưởng mức lương cao hơn mức lương của người lao động trong ngành sử dụng cơng nghệ có cường độ sức lao động cao. Do chi phí lao động chiếm một tỷ trọng đáng kể trong các doanh nghiệp du lịch nên rất khó có thể tăng lương cho người lao động mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc không tăng giá sản phẩm.
Đường cầu lao động của ngành du lịch được tổng hợp trên cơ sở đường cầu về lao động của các doanh nghiệp. Đường cầu lao động của tồn ngành có hình dạng giống như đường cầu lao động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, đường cầu tồn ngành có độ dốc lớn hơn (kém co dãn hơn), việc tăng tiền lương có khả năng dẫn đến giảm việc làm và sản lượng đầu ra. Khi sản lượng giảm, giá của sản phẩm có thể tăng, dẫn đến MRP của lao động sẽ dịch chuyển ra ngoài.
Cầu lao động trong ngành du lịch thể hiện những dao động ngắn hạn lớn đối với một số nghiệp vụ nhất định. Điều này cho thấy tại sao lao động bán thời gian là lao động điển hình của ngành du lịch, nhưng cũng
có những lao động được th khơng thường xuyên để thực hiện mục đích hay chức năng đặc biệt nào đó.