Đo lường hiệu quả kinh tế của ngành du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 133 - 135)

- Điện thoại, fax Internet

HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

8.2.1.1. Đo lường hiệu quả kinh tế của ngành du lịch

a. Các tác động kinh tế

Khi du lịch phát triển tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế, bao gồm:

- Tác động đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập quốc dân của một quốc gia, địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp

liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác nhau: Hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng,... Du lịch là một ngành phát triển với tốc độ cao, tạo ra thu nhập, đóng góp ngày càng lớn vào GDP và thu nhập quốc dân của các quốc gia.

Ví dụ, theo Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) năm 2016, đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP đạt hơn 2,3 nghìn tỷ USD, tăng trưởng 3,1% so với năm 201524. Mức tăng này cao hơn so với mức tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu (2,5%); và cũng cao hơn mức tăng trưởng của các ngành như xây dựng, dịch vụ tài chính, sản xuất, bán bn bán lẻ; chỉ thấp hơn mức tăng trưởng của ngành thông tin và truyền thơng (Hình 8.1).

Hình 8.1. Tăng trưởng đóng góp của các ngành vào GDP năm 2016

Nguồn: Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC)

Về đóng góp cho nền kinh tế chung, ngành du lịch trong năm 2017 đạt doanh thu 510,9 nghìn tỷ đồng tăng 27,78% so với năm 2016. Năm 2017, đóng góp trực tiếp cho GDP của ngành du lịch là 12,97 tỷ USD, chiếm 5,9% tổng GDP; và tổng đóng góp của ngành du lịch là 20,61 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng GDP (Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, 2018). Tại Nghị quyết số 08- NQ/TW, Chính phủ đặt ra mục tiêu tổng đóng góp của ngành du lịch đạt trên 10% tổng GDP vào năm 2020.

Theo báo cáo “Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành ở Việt Nam năm 2017”, tổng đóng góp của ngành Du lịch và Lữ hành Việt Nam vào GDP là 18,4 tỷ USD, chiếm 9,1% tỷ trọng GDP, xếp hạng 104/185 về tỷ trọng đóng góp vào GDP, trong khu vực ASEAN chỉ xếp trên Brunei, Myanmar và Indonesia. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu từ du lịch của Việt Nam chỉ chiếm 4,5% tổng giá trị xuất khẩu, xếp hạng 142/185 và chỉ xếp trên Singapore. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp vào GDP và tỷ trọng giá trị xuất khẩu từ du lịch của các nước trong khu vực như Campuchia là 28,3% và 26,5%, Lào là 14,2% và 23,1%, Myanmar là 6,6% và 26,4% (Nguồn: Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới).25

Năm 2015, đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP Việt Nam là 279.287 tỷ VND (6,6% GDP). Đóng góp này chủ yếu đến từ hoạt động kinh tế của các lĩnh vực như khách sạn, đại lý lữ hành, hàng không và các dịch vụ vận chuyển hành khách khác (trừ dịch vụ vận chuyển hành khách từ nhà đến nơi làm việc); đồng thời cũng bao gồm đóng góp trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ nghỉ ngơi giải trí phục vụ khách du lịch. Dự báo đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP sẽ tăng khoảng 7,2% mỗi năm trong thời gian tới và đạt 587.593 tỷ VND (7,2% GDP) vào năm 2026 (Hình 8.2).

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)