Mùa thu này, CĐ và các sư em rất thích ngắm các chú sóc đỏ ở Sơn Cốc. Trong khi ăn sáng, chúng tơi nhìn bọn sóc tìm nhặt hạt. Sau khi nhìn quanh để chắc chắn là khơng có ai dịm ngó, các chú chơn hạt xuống. Các chú sóc chỉ có thể nhặt hạt trong vườn ở Sơn Cốc, bởi chúng không thể đi xa được trên những đơi chân nhỏ xíu đó.
Trong các cánh đồng hàng xóm, có các cây hồ đào và hạt dẻ mà đôi chân con người có thể đi đến một cách dễ dàng. Sư cô Trai Nghiêm quyết định giúp các chú sóc bằng cách đem một số hạt từ cánh đồng hàng xóm về để trong sân nhà. Nhiều ngày sau, chúng không động đến một hạt nào. Rồi một sáng nọ, khi một chú sóc nghĩ rằng khơng có ai đang dịm ngó, chú đã đến và lần lượt lấy đi chín hạt hồ đào để bổ sung vào kho thức ăn dự trữ cho mùa đơng của mình.
Ở cuối vườn của Sơn Cốc có một cái nhà cũ, có lẽ từng là nơi cư ngụ của các gia đình nơng dân và gia súc. Phía trên một trong các vịm cửa có khắc con số 1744. Trong những năm gần đây, Thầy rất ước ao ngôi nhà được trùng tu. Thầy Trời Đại Nghĩa hiện đang coi sóc việc trùng tu này. Phần rộng nhất của ngôi nhà sẽ trở thành thiền đường, nhìn ra những ngọn đồi, cánh đồng và các cánh rừng lân cận. Công việc tiến hành khá chậm, nhưng cách làm nề và mộc
đều theo truyền thống của địa phương để biểu lộ sự gần gũi, thân thiện với môi trường.
Một ngày nọ, CĐ cùng hai sư cơ nữa vui thích trát bùn trộn rơm lên bức tường cũ kỹ của ngơi nhà. Các sư cơ người Việt nói rằng, ngày xưa ở Việt Nam, người dân cũng có truyền thống xây tường bằng rơm và bùn. Có thể vào năm tới, thiền đường sẽ được hoàn tất để một lần nữa chúng ta có thể tổ chức ngày xuất sĩ ở Sơn Cốc, bởi vì gần đây ở Sơn Cốc không đủ chỗ để tổ chức ngày xuất sĩ. Chúng ta ai cũng mơ ước một ngày nào đó Thầy sẽ quay lại Sơn Cốc để thấy thiền đường đã được làm xong, điều mà Thầy rất muốn thực hiện. Lần cuối cùng lúc Thầy còn ở Sơn Cốc, khi thời tiết cho phép, ngày nào Thầy cũng bảo thị giả đẩy xe ra con đường phía sau khu vực đang được trùng tu để Thầy có thể xem tiến độ của cơng trình.
Trong mùa An cư kiết thu năm nay, các sư cơ từ cả xóm Mới lẫn xóm Hạ đều đến Sơn Cốc để ăn trưa và có mặt cho nhau. Có lần các sadi từ ba xóm đã tổ chức ngày sadi ở Sơn Cốc. Sơn Cốc tiếp tục là suối nguồn của niềm vui và sự nuôi dưỡng cho các thầy, các sư cơ. Dù có nhiều vị chưa bao giờ được trực tiếp gặp Thầy, họ vẫn có thể cảm được năng lượng của Thầy. Năng lượng ấy đã thấm vào từng gốc cây, ngọn cỏ, khơng khí, đất đai của chốn bình n này.
Mini Tour
Ngày xưa khi Thầy còn khỏe mạnh, cứ mỗi hai năm, Thầy và tăng thân qua Mỹ để tổ chức những khóa tu ở các tiểu bang từ miền Tây qua đến miền Đông. Ba trung tâm Làng Mai trên nước Mỹ cũng được ra đời từ những chuyến hoằng pháp như vậy. Sau khi Thầy ngã bệnh, vì khơng muốn đứt quãng những gì Thầy đã cố cơng gầy dựng nên trong những năm qua, các trung tâm ở Mỹ vẫn tiếp tục truyền thống hoằng pháp ấy. Năm nay, vì tu viện Lộc Uyển xin khơng tham gia nên US Tour trở thành Mini Tour. Tuy nhiên, cuối cùng chúng tôi vẫn mời được 10 vị xuất sĩ từ tu viện Lộc Uyển đến tham dự. Đa số các sư em là sa
di, người Mỹ, cịn rất trẻ. Sự có mặt của các em làm cho khơng khí chuyến đi thêm phần tươi mát.
Hai tu viện Mộc Lan và Bích Nham tổ chức các khóa tu tiếng Anh và tiếng Việt rất thành cơng. Trong khóa tu tiếng Việt ở Bích Nham, ngồi buổi lễ Bơng hồng cài áo, ban tổ chức còn mở thêm hội chợ theo truyền thống Việt Nam. Hội chợ có pháo hoa, có múa lân và có các em thiếu nữ múa điệu dân tộc rất đẹp.
Lại thêm những gian hàng bán thức ăn rất quê hương như xôi chè, bánh ép, nấm ướp lá lốt nướng than thơm lừng. Đại chúng còn tổ chức chơi những trị chơi dân gian, chơi lơ tô và được nhận quà nữa. Người qua kẻ lại tưng bừng, đúng là khơng khí của một buổi chợ q! Khóa tu tiếng Anh và tiếng Việt có những hình thức tổ chức linh động để phù hợp với những khác
biệt về văn hóa, nhưng chắc chắn sự lợi lạc do thực tập đem đến thì khơng hề sai khác. Cuối khóa tu, thiền sinh rất mong ước được tiếp tục có những US Tour như vậy trong tương lai. Khóa tu xuất sĩ được tổ chức vào tuần chót của Tour. Đây là cơ hội cho chúng tôi thắt chặt thêm tình huynh đệ giữa ba trung tâm, trao đổi thêm những kinh nghiệm tu tập, cũng như giúp nhau giải tỏa những khó khăn riêng của mỗi xóm. Cuối khóa tu có lễ Truyền đăng. Quý thầy bên xóm Tùng mời Hịa thượng Phước Tịnh từ Lộc Uyển sang truyền đăng cho q thầy. Cịn tơi
được các sư em mời truyền đăng cho quý sư cô. Lúc đầu, tơi từ chối vì nghĩ Hịa thượng Phước Tịnh có thể truyền đăng cho tất cả các vị giáo thọ tập sự. Sư em Bội Nghiêm chia sẻ với tôi rằng: “Sư cơ là sự tiếp nối của Thầy thì sư cơ có thể làm được. Ở Làng cũng như ở Thái Lan, quý sư cơ lớn đã từng truyền đăng thì tại sao ở đây mình lại khơng làm? Chúng con muốn học hỏi