Sư cô Chân Không

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 168 - 170)

Đây là bài viết được trích từ Tạp chí Văn nghệ Giữ thơm quê mẹ, NXB Lá Bối, số 12, tháng 6 năm 1966, trang 87 - 88 của tác giả Chín, tức bút hiệu của Sư cơ Chân Khơng lúc cịn là cư sĩ.

Chưa bao giờ tôi thấy nét mặt Ân sáng sủa như chiều nay. Trong bữa cơm, sau khi đã đào hố ủ phân cho một nhà nơng dân trong xóm về, cậu con trai mười chín tuổi ấy ngồi thỏ thẻ với tôi như là một cô em gái: “Cô bác thắc mắc nhiều chuyện lắm chị, nếu khơng trả lời cho xong thì họ chẳng chịu cho mình

làm chi cả”. Tơi hỏi: “Họ thắc mắc sao em?”. Ân ngồi duỗi chân trên thảm cỏ xanh rì, mình em cúi từ từ ra trước rồi nghiêng nhè nhẹ về phía sau, đong đưa, đều đặn.

Em vừa nhai cơm trong chiếc đĩa có đủ phần thức ăn của mỗi trại sinh vừa thuật rất tự

nhiên: “Bác đó hỏi em vậy chớ làm việc như em thì lương bao nhiêu một tháng? Em thưa là chúng em làm cơng khơng chẳng có tiền. Giải thích thế nào bác cũng khơng hiểu được vì sao có người lại bỏ cơng đi làm việc cho thiên hạ mà chẳng có lương. Em mới hỏi bác như thế này: “Thưa bác, bác có nghe nói về những người đến chùa cơng quả chưa?”. Bác gục gặc đầu tỏ vẻ hiểu biết: “Biết rồi, sao nữa cháu?”.

Ân ngước lên nghiêng nghiêng gương mặt mười chín tuổi rắn rỏi nhưng dịu dàng của em, nói với tơi mà như nói với bác Ba: “Em trả lời là, thì tụi con cũng đi cơng quả đó thưa bác. Ngày xưa ai cúng Phật thì vào chùa quét tước dọn dẹp nấu nướng cho các Sư. Ngày nay chúng con nghĩ rằng trong khi đất nước mình điêu đứng, thì Phật khơng ngồi trong chùa nữa. Đức Phật đến những nơi nào tối tăm khổ cực nhất. Hôm nay, chúng con đến đây học tập quét tước dọn dẹp, bàn bạc và làm giúp bác ít cơng việc để sau này có thể về những nơi xa xơi cơ cực hơn để làm công quả cho đồng bào. Mỗi nhà cô bác chúng con xem như một ngôi chùa và con muốn thương Phật thì con phải thương cơ bác của con cực khổ nơi làng mạc xa xôi trước đã”. Ánh nắng chiều nghiêng nghiêng trên tóc, trên áo em. Chưa bao giờ tôi thấy ánh mắt Ân ngời sáng và trong trẻo như vậy. Có cái gì khơng bé nhỏ trong câu nói của cậu con trai ấy. Đi về làm việc với cô bác trong làng hai năm nay chưa lần nào tôi biết nghĩ như Ân nghĩ. “Mỗi nhà người

dân nghèo khổ là một ngơi chùa mà mình cần đến cơng quả và hãy thương những đồng bào cơ hàn như là thương đức Phật”. Ý nghĩ thật tầm thường nhưng nó làm tơi rung động vì tơi đã ghép câu nói ấy vào cùng với hình ảnh các em, trai cũng như gái, lăn xả xuống bùn, vét ao xây một hồ nuôi cá theo phương pháp khoa học mà em đã học được ở trường, hình ảnh những người tăng ni hy sinh đi đào hố ủ phân chuồng cho đồng bào trong xóm, vừa trồng vừa chỉ cho dân làng cách trồng cây ăn trái, dạy dỗ cho con em họ học hành.

Hôm qua, tôi về làng làm mô bỏ rơm ủ nấm theo phương pháp mới. Trời trưa nắng chang chang. Thấy chúng tôi dang nắng suốt mấy tiếng đồng hồ, bác Tư gọi vào nhà cho uống nước và hỏi: “Cháu làm như vậy thì được bao nhiêu lương?”. Tơi lễ phép thưa: “Thưa bác vì chúng con chưa ra trường nên mỗi ngày chúng con được trường cho năm đồng uống nước. Cơm thì trường cũng lo tiền ăn. Những thứ tiền cơm nước này do cô bác khắp nơi về tặng cho trường. Bởi vì cơ bác biết rằng chúng con đang đi làm công quả nơi nhà đồng bào miền quê cơ cực”.

Bác Tư bâng khng nói với chúng tơi mà như tự nói cho chính mình: “Cha! (tiếng này bác nói thật nhỏ như tiếng than). Hơm trước chú Trí về có mấy ngày rồi nay chú bị đổi đi làng khác mà tơi cịn nhớ và nhắc chú nhiều. Rồi đây mấy cháu ở lại lâu làm việc như vầy lỡ khi đi làng khác thì tui nhớ tui biết để đâu cho hết!”.

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 168 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)