Ươm nắng cho vạn loài hoa

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 88 - 89)

Tôi chưa bao giờ gọi Thầy tôi là Sư phụ một cách trực tiếp. Từ ngày xuất gia, các chị em đều gọi Người là Sư, nhưng khi nói chuyện với nhau chúng tôi gọi là Sư phụ. Người Huế khơng quen xưng hơ một cách thân mật, tình cảm thường kín đáo và chỉ ưa thể hiện qua hành động hay cử chỉ chăm sóc âm thầm. Về Huế lần này, tơi nhận ra cái chất đó vẫn cịn thật sâu đậm quanh mình.

Tơi xuất gia năm 18 tuổi, ở với Sư phụ hơn năm năm rồi đi, và đi cho đến tận bây giờ. Mỗi lần về chùa cũng chỉ ở qua loa. Vậy mà không lần nào tôi khơng cảm nghe cái chất liệu đậm đà

tình người đó thấm vào từng ngõ ngách thân tâm tơi, nhất là lần này. Sư phụ tơi duy giọng nói vẫn cịn chất Hội An, còn lại là một Sư bà Huế “tồn rịn”. Người tính tình phóng khống, cương nghị, lịch thiệp và quảng giao mà cũng lại cẩn trọng và tế nhị vô cùng. Cách hành xử của Người, có lúc thật kỳ lạ, thật can đảm. Điều cần làm thì Sư phụ làm, dứt khốt, mạnh mẽ và đặc biệt “Huế”. Tơi là một đứa học trị cứng đầu và không dễ dàng khuất phục, chỉ khi tự mình thấm được cái chất Huế đó nơi Người, tự mình chứng kiến cách dạy dỗ và nâng đỡ một cách tài tình những tâm hồn khác biệt của Người, tơi mới thật sự khâm phục.

Hồi đó tơi theo học chương trình đại học ở đời nên đã tiêu tốn khơng ít thời gian. Tơi ít có cơ hội được làm những công việc của một người sơ cơ mới vào chùa. Sư phụ thường nhắc nhở tôi phải nhớ và thực hành bài học khiêm cung, bài học hịa đồng, chứ khơng phải học lên cho thật cao là giỏi, là hay. Sư phụ lại thường rầy la tôi, dù với những điều hết sức nhỏ nhặt mà đối với các chị em khác Người có thể dễ dàng bỏ qua. Tôi đã không thật sự hiểu rằng, Sư phụ làm như vậy bởi vì Người muốn rèn luyện, giữ gìn cho tơi, đồng thời muốn cho chị em tơi chấp nhận nhau, khơng có sự ganh tỵ, hiềm khích xảy ra giữa người đi học nhiều và người phải ở chùa làm việc nhiều.

Tơi cịn nhớ một hôm về chùa sau buổi học ở trường, trong tâm trạng cao hứng, tơi khơng nhìn ra được chị em mới vừa chấp tác nặng nhọc xong. Thế là vừa đến trước Sư phụ để chào, tôi đã bị rầy thật nặng vì những lý do “không đâu vào đâu”, tôi ngỡ ngàng không hiểu tại sao! Đứng yên chắp tay trước Người, mà tâm tôi khơng phục. Nghĩ rằng Sư phụ đã khơng hiểu mình, tơi thầm nhủ mình khơng được khóc, khơng cần phải khóc! Về phịng, đang đứng nhìn trân trân ra cửa sổ, cái tâm phân tích và phán xét trong tơi trào dâng. Thấp thống bên dưới là nỗi buồn, nỗi buồn cảm như mình khơng được thương, đang âm thầm len lỏi đâu đó. Nào ngờ, xuất hiện lặng lẽ bên ngoài song cửa là hình dáng Sư phụ. Người thống nhìn tơi, khn mặt trầm tĩnh và hiền dịu, khơng nói năng chi, nhẹ nhàng bỏ nơi bậu cửa một cái bánh bao, rồi quay đi. Tơi bật khóc! Có cái gì trong tơi như vỡ ịa, như thấm thía, như miên man. Tơi đứng yên tại chỗ và khóc thật lâu. Sư phụ tơi là thế đó. Khơng cần thêm một lời giải thích nào, sự thấu hiểu có mặt tức thì, và mãi mãi.

Sau này lớn lên, học làm chị, học cách lo việc chúng và chăm các em, tôi biết rằng, thực hành đức hy sinh ở nơi cơng việc đã là khó, hy sinh nhu yếu muốn được hiểu, được thương của riêng mình để rèn luyện và hướng dẫn các em lại càng khó hơn. Bài học giản đơn và thấm thía đó, tơi mang theo suốt đời. Hơm nay, Sư phụ đã về với Bụt nhưng ân đức của Người, từ Thể Thanh Pháp Uyển, đã lên đường, ươm nắng cho vạn loài hoa, nở thơm mát khắp mn phương!

Thầy ngồi đó, lửa niềm tin trao giữ Tâm Bồ Đề thắp sáng trái tim con

Cương nghị, chở che, biển tuệ chung dịng Mn sơng nhỏ trở về lịng đại hải.

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)