Chân Trời Phạm Hạnh

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 160 - 162)

Thầy Chân Trời Phạm Hạnh, người Hà Lan, xuất gia năm 2012 trong gia đình Hoa Đỗ Quyên tại Làng Mai, Pháp. BBT xin được giới thiệu chùm thơ của thầy, đã được chuyển ngữ từ tiếng Anh.

Bữa tiệc

Đau thương, sầu muộn của tôi ơi Và bao bạn bè khác nữa

Xin mời đến bữa tiệc hôm nay

Đừng bận tâm chi những mẩu vụn vương vãi trên sàn Cả niềm vui, tới đây

Ai cũng đều có chỗ Mọi thứ sẵn trên bàn

Trong buổi tiệc ăn mừng sự sống Cơn khát khao rồi bỗng nhẹ không Hãy đến đây, đến và ngồi xuống Bữa tiệc hơm nay hẳn bạn sẽ hài lịng.

Có thể chúng ta thấy đói khát tâm linh trong khi bữa tiệc của sự sống luôn sẵn sàng cho chúng ta thưởng thức. Chúng ta đi tranh giành nhau những mẩu vụn – dục vọng và hận thù. Chúng ta có khả năng dừng lại hay khơng?

Con thấy vui khi có cơ hội hồn tồn cho phép bản thân trải nghiệm sự sống bằng cả con người của mình.

Hành trình học thương chính mình của con đã trả bằng nhiều nước mắt. Nhu yếu được thương vẫn cịn có mặt trong con nhưng giờ đây con đã nhận ra và tìm được cách hay hơn, dịu dàng hơn để chăm sóc cho nó. Con rất biết ơn Sư cơ Chân Đức, biết ơn Y chỉ sư, quý sư cô lớn và tất cả mọi người xung quanh con vì tình thương, sự quan tâm, dìu dắt và cả những nụ cười.

Con xin dừng những dòng chia sẻ đơn sơ này với tất cả lòng biết ơn sâu sắc trong con.

Thương kính và biết ơn,

Những cây đan mộc trong công viên

Yerba Buena

Trên vùng đất cằn cỗi hoang vu

Anh em đan mộc đứng yên giữa thị thành cô độc

Rễ vươn dài bám chặt lấy nhau Là những kẻ chịu phận đời bứng gốc

Đan mộc, dũng khí thay, giữ được phẩm giá mình

Có tiếng nhắc thầm: nhân tính dần đánh mất Và ơng thầy tu,

can đảm ngồi đây,

nơi duy nhất còn bụi đất thiên nhiên tiếp xúc Ông thầy tu ngồi đây,

Ngay trung tâm thành thị Nơi anh em đan mộc nương nhờ.

Khi con tới San Francisco cho khóa tu ở Dreamforce, con thấy thiếu thiên nhiên quá. Con tìm thấy một cơng viên phía bên kia dãy phố, tới đó ngồi n và uống trà. Người ta đã bứng những cây đan mộc rất to từ nơi khác về trồng ở đây khi công viên này mới được xây cất. Rễ của những cây đan mộc (Redwood) đan kết lại tạo thành một mạng lưới để yểm trợ nhau. Sau khi rời khỏi công viên, con đã làm bài thơ này để ghi lại cái thấy của mình, cũng là một cách để nhắc nhở mình về sự vận hành của tàng thức.

Bài thơ nói về sự vật lộn để có thể thích nghi với cuộc sống thành thị. Khi sống trong môi trường thành thị, chúng ta đánh mất liên hệ với thiên nhiên. Có thể chúng ta nghĩ rằng mình có thể thích nghi được. Nhưng thiên nhiên, đất đai là sự sống. Ai cịn có cơ hội cho hai bàn tay của mình được lấm đất khi sống trong thành phố?

Tay con tay Thầy

Thầy pha trà sáng nay Cho bé thơ thưởng thức Thầy làm trong hạnh phúc Bằng tay phải của con.

Với con, cảm nghe được Thầy qua các động tác của mình khơng xảy ra thường xuyên lắm. Nhưng sáng hơm đó, trong khi pha trà, con đã cảm được Thầy đang pha trà cho con uống và con mỉm cười với bàn tay phải của Thầy - bàn tay phải của con.

Tôi đúng

Tôi đúng, bạn sai Bạn sai, tôi đúng Quyền tôi ca tụng Tôi đúng, bạn sai.

Ở phương Tây, sự tự tin được cho là một phẩm chất tích cực. Là một người xuất gia, con đã rơi vào cái bẫy của việc cho rằng mình biết, nhưng đó chỉ là cái biết  mang tính lý thuyết (khái niệm) thôi. Niềm tin chắc nịch rằng mình đúng này thật ngốc nghếch. Mình cần nhớ đến câu thần chú “Bạn có chắc khơng?” (Are you sure?).

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)