Chân Lân Nghiêm

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 172 - 175)

Những ngày lễ Tết, ở bến xe, sân ga, cảng hàng khơng, từng đồn người lũ lượt về thăm quê sau một năm sống và mưu sinh ở xứ người, ở những vùng đất mới. Mùa lễ Tết mỗi nếp nhà sẽ khác nhau, mà lòng Tết, hương Tết và niềm hân hoan của sự trở về đều như nhau. Ta là đứa con cùng tử, xa quê, lạc loài nơi bến lạ, nhưng vẫn biết đường về nhà trong mùa-về-nhà này. Nhà đâu chỉ là nơi chốn ấy, dãy phố nọ hay là một địa chỉ trên hành tinh này. Cần gì sân ga, bến tàu, phi đạo, ta cũng về được bến xưa, là quê hương thần thoại đẹp hoài, lung linh trong ký ức khơng thể xóa nhịa.

Hãy ngồi xuống đây, nắm lấy hơi thở này. Ta yên ắng, lắng đọng và bình tâm nhớ lại, ta đã làm gì một năm qua,“ta đã làm chi đời ta” như lời tự vấn của một thi sĩ nổi tiếng một thời, Vũ Hoàng Chương. Hơi thở vào-ra nhắc nhớ rằng

ta từng như bao người con trai, con gái khác: sống một tuổi thơ tươi hồng, lớn lên mơ ước một chân trời cao rộng, rồi rời xa gia đình, quê hương của mình. Bàn chân nhỏ đưa ta đi xa khỏi dịng sơng xưa, thành phố cũ, ngơi nhà bông bụp, cây khế, cây chanh của mình ngày đó. Dịng thời gian hay dòng đời đã cuốn ta đi, rồi đa mang thêm nhiều ước muốn ngột ngạt. Bước chân hẳn rất vội vàng cho kịp tiếng trống trường rộn rã, vì nhiều bằng cấp cần phải gặt hái. Tuổi trẻ thực dụng chạy theo tiền tài, địa vị, dục vọng,… chẳng mảy may ý thức rằng hạnh phúc đích thực khơng thể nào đo bằng số tài khoản hay những ngôi nhà cao sang khơng mang hơi ấm gia đình. Tuổi trẻ của ta và của bạn bè, có ai lắng nghe và hiểu được nỗi niềm ấy không, hay tất cả chỉ được thay bằng những háo hức, dại khờ của mình.

Thật ra, những ước mơ về thành công, sự nghiệp, cống hiến lại rất đầy và đẹp nên ta mải miết chạy theo, đến mức tiếng gọi trở về chỉ còn là những âm ba nhắc nhớ mơ hồ. Có phút giây nào ta bị nhấn chìm trong cơn giơng tố của biển sầu, sơng mê, và những cơn sóng hờn. Có lúc nào ta nhận thấy mình để tuột mất cả gia tài tổ tiên, dân tộc đã ân cần trao tay. Có thời khắc nào cho ta tĩnh lặng, lắng nghe được tiếng gọi của Bụt, của Thầy, của mẹ cha, của hồn thiêng sông núi. Tiếng gọi về với quê hương thần thoại trong lịng mình?

Vậy mà may mắn thay ta cũng có cơ hội trở về. Thầy gọi ta về bằng ánh mắt thương, bằng nụ cười thấu hiểu và bằng lòng tin tuyệt đối. Thầy ban cho ta một chiếc đũa thần mầu nhiệm, nhắc ta nhớ những người thương luôn hiện hữu xung quanh mình; khơi nguồn hiểu biết rằng mỗi người luôn là một bông hoa đẹp trong khu vườn tâm của mình. Khoảnh khắc ấy là lúc gia tài được trao tay. Từ đó, tất cả sẽ được gầy dựng lại bằng hơi thở chánh niệm và bước chân tỉnh thức. Ta đã thật sự trở về, ta đã tới thật rồi, để thấy ngã lòng trước cuộc sống đơn sơ, giản dị mà thấm đẫm tình người, để mỗi sớm mai đều được tỉnh thức cùng mặt trời hồng, để mỗi phút giây được tắm đẫm mình trong cơn mưa pháp.

Thầy gọi tên ta, như gọi tên người tri kỷ chánh niệm luôn hiện diện trong từng sát na của đời sống mỗi người. Về bước trên con đường chánh niệm, ta học cách đánh thức và trân quý những giao cảm đơn sơ, gần gũi, thân thiện, nhỏ bé nhất chung quanh mình. Tìm về cội nguồn nơi q hương đích thực của mình với từng bước chân, nụ cười, hơi thở, và màu áo nâu bạc. Có phải khi trái tim mở ra đón nhận những nhiệm mầu ấy, ta mới thật sự thấy mình nối tiếp và đền đáp được hơi thở và sự sống mẹ cha đã vun bón cho mình? Rồi từ đó một vùng chan hịa ánh sáng ln mở ra trên mọi nẻo đường. Ngày trở về quỳ dưới chân Thầy và sống trong tình huynh đệ, ta biết rằng tất cả chưa bao giờ mất đi. Như một câu chuyện cổ mở ra cho

người con cùng tử tìm về xứ sở thần thoại của riêng mình, mọi thứ vẫn mới tinh, vẫn hoài lung linh. Chỉ cần một hơi thở nhẹ, ánh sáng của tỉnh thức, chánh niệm, hiểu biết và tình thương hiển lộ tức thì. Quê hương là đây, nơi tánh của Bụt trong ta luôn tỏ hiện. Ngồi thật yên và thở thật sâu, ta kịp nhận ra rằng sự sống hiến tặng mỗi ngày, không chỉ cho riêng ta mà cho tất cả mọi người, mọi loài hai mươi bốn tiếng đủ đầy và vẹn tồn. Vạn vật ln tiếp diễn hành trình mầu nhiệm của sự sống, mọi lồi vẫn hát lên bản hùng ca của mình. Và ta, vẫn luôn là chú dế mèn nhỏ bé hồi phiêu lưu trong miền cổ tích...

Ở q hương thần thoại ấy, chú bé Pinocchio sẽ không bao giờ phải mang chiếc mũi dài. Cô bé ơi, cô sẽ mãi là hóa thân của nàng tiên cá, ln rong chơi thỏa thích ở đại dương sâu hay trong vườn địa đàng thơm ngát mùi cỏ cây. Ở nơi ấy lưỡi kiếm của ngài Văn Thù Sư Lợi sẽ ln có mặt để cắt đoạn mất mát khổ đau, tham sân si, để mọi người đều được trở về với bản chất nguyên sơ từ thuở mẹ cho. Kho tàng của Alibaba đã mở, cùng câu thần chú “Đã về, Đã tới”, chúng ta hãy bước vào để nhận lãnh kho tàng ấy, để thấy mình giàu có và khơng cần phải đi đâu xa tìm cầu một điều gì hơn thế nữa, để thấy mình được bảo bọc trong luồng ánh sáng chánh niệm, đủ sức bao phủ những muộn phiền, âu lo cho những nhiệm mầu của sự sống hiển lộ. Hạnh phúc là bây giờ, là ở đây!

Ở quê hương thần thoại, ta sẽ sống lại trong nụ cười bất diệt của đức Như Lai, hay nhìn đâu cũng thấy nụ cười bất chợt của nàng Mona Lisa trong bức tranh của danh họa Léonard de Vinci, qua đáy mắt cười long lanh của đệ huynh. Những thiên thần trong màu áo nâu bạc hay nàng Mona Lisa cũng là một thơi, để rồi nếu cịn có khổ đau - như là một chất liệu cần có để làm nên hạnh phúc - thì khi cần xin hãy gọi tên nhau, tên những người thương của mình. Tự khắc Bụt và những người thương sẽ đến bên ta như khơng hề có một khoảnh khắc chia lìa nào cả.

Nhưng như mọi lẽ thường, bước chân ta hẳn có lần hụt hẫng nên Thầy đã ân cần nhắc nhớ ta đi chậm lại, điều thân, điều tức và điều chân. Những bước chân kết nối sự chia ly và làm nên điều mầu nhiệm. Phép mầu nào đã đưa anh chị em ta từ khắp mọi ngõ ngách của đời sống bỗng nhiên hội tụ về đây như cuộc hội ngộ của những chiến binh dũng cảm. Mỗi bước chân làm sống dậy quá khứ và dựng xây tương lai. Có phải chúng ta là những người lính cách mạng, là đứa con thừa tự, là hóa thân vua Lý Cơng Uẩn ngày xưa hay là những người con cùng tử đã tìm thấy hạt bảo châu trong chéo áo của mình? Có phải mỗi người là sứ giả của một dân tộc, một gia đình mà khi chào đời số mệnh đã được đặt trên vai, như người nhạc sĩ họ Trịnh đã từng viết nên một câu hát rằng “có những nghìn năm xưa hóa thân em bây giờ”. Ta hãy vững lịng bước tới, vì hiểu mình chính là q hương thần thoại của rất nhiều dấu yêu gửi lại, gói trọn trong đó những ước mơ và rất nhiều những hạt bảo châu tâm linh sáng ngời của hàng ngàn thế hệ đi trước và sau.

Phải đi rất xa và rất lâu ta mới kịp nhận thức được điều ấy, phải đến khi màu áo mình đã nhuốm những giọt mồ hôi bỏng rát, phải đến khi tâm hồn mình đã khánh kiệt trước những phũ phàng của đời sống, đến khi nhận ra những phụ bạc trong lòng người đến từ đâu mới kịp dừng lại. Bước chân chưa mỏi, nhưng tâm cứ rã rời chạy theo những mong cầu xa vời; rồi hụt hẫng, chới với, rồi như thấy mình đang đứng bên bờ một vực thẳm… Bỗng từ đâu cất lên một tiếng ca trong trẻo của một cánh chim bay vút trên trời cao. Khi ấy ta nhận ra bầu trời vẫn rất trong, rất xanh và thênh thang lắm; vẫn ln cịn đó chỗ dành cho những người trẻ như ta, như chúng mình. Ở nơi đó, những thệ nguyện và ước mơ luôn chắp cánh. Sự sống trở về chỉ bằng một hơi thở và sự tiếp xúc nhẹ nhàng. Có phải gan bàn chân ta vừa chạm vào mặt đất, có lẽ ta đã tìm lại được dấu yêu từ một nơi rất gần, ngay trong trái tim mình!

Ơi, tiếng gọi về quê hương thần thoại cho ta nhận rõ hạnh phúc và tình thương đích thực ln có mặt, cho ta bé mọn trở về thứ tha và xoa dịu những lầm lỗi của mình, để làm mới và tìm lại bình yên, để uống bát nước giếng thơm trong, để tận hưởng giọt nước cành dương liễu của Mẹ từ bi qua cơn đói khát, như bé thơ chưa bao giờ đánh mất thiên đường của riêng mình. Khi tóc cịn xanh, chân còn khỏe, ta cố đi qua biển rộng núi cao, đi thật xa đến nơi nào trái tim ta lên tiếng gọi về. Ta ra đi để trở về... như bạn, như tơi, như chú cá nhỏ tìm về cội nguồn của mình bằng cách dừng lại. Thở và đi bằng bước chân và sự tiếp nối mẹ cha, ông bà, gia tộc, quê hương đã để lại. Quê hương ấy cũng chứa đựng tất cả những mơ ước, tìm cầu từ tuổi thiếu thời. Nơi ấy là thần thoại để em bé nhỏ trong lòng khơng cịn bị tổn thương. Ở nơi thần tiên ấy, những trẻ dại của tuổi mười ba, mười bốn khơng cịn là vấn đề to lớn. Nỗi buồn của những người trẻ tuổi rồi cũng sẽ được cây đũa thần hóa chuyển thành niềm vui bên ly trà nóng chứa đựng cả đất trời, bên mối tình huynh đệ thâm sâu ngàn kiếp. Khi địa xúc, hay bước đi cẩn trọng trên mặt đất, ta cảm thấy thương mến, gắn bó với mảnh đất ta đang bước, là quê hương thần thoại của riêng ta, quê hương không giới hạn trong khoảng cách địa lý mà là những gắn bó và trải nghiệm thiêng liêng của chính mình.

Ta đã trở về để tắm mát dịng sơng xưa; về nghe câu hát từ thuở nằm nôi và thừa hưởng lại những gì tưởng đã mất đi, chỉ bằng bước chân thảnh thơi và hơi thở bình an. Về đây để thấy mình may mắn, được sống, được cống hiến, rong chơi, mơ ước trọn vẹn tuổi trẻ. Đường về hơm nay khơng cần phương tiện nào ngồi hơi thở và bước chân ý thức, nhưng đầy hoa và bướm, bình yên và đẹp mãi như câu chuyện cổ ngàn lẻ một đêm.

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 172 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)