Chân Trăng Hồ Sen

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 45 - 47)

Khi cịn nhỏ, tơi hay giật mình tỉnh dậy sau giấc ngủ, đầu căng lên và tim đập mạnh. Mấy giờ rồi? A, sắp trễ xe buýt rồi... Tơi gọi: "Mẹ ơi, mẹ!" và sau đó hồn thành thật nhanh tất cả mọi thủ tục vệ sinh buổi sáng. Mẹ hoặc ba sẽ chở tôi đến trạm xe buýt, trên con đường tuổi thơ tôi.

Suốt những năm tháng là học sinh cấp một, cấp hai và cấp ba, con đường đất đỏ từ nhà đến trạm xe buýt và từ trạm xe buýt về nhà đã trở nên quá quen thuộc với tôi. Sáng thức dậy thật sớm, tôi đi bộ ra điểm dừng xe buýt. Mười hai giờ trưa, nắng và nóng, đói và khát, tơi xuống xe bt và đi bộ về nhà. Con đường như dài vô tận trong cái nắng chói chang mệt mỏi đó. Có những buổi chiều đi học về, nhất là mùa đông, trời sập tối thật nhanh, đi trên con đường ấy thật là khủng khiếp, vừa sợ ma, vừa đói bụng... Tơi đã thuộc làu chỗ nào có ổ gà, chỗ nào có một cục đá, chỗ nào là một bụi cỏ, chỗ nào có vũng nước đọng lại trong mưa... Những hơm trời mưa lớn thì ơi, sình lầy, cỏ ướt, dễ trơn trượt, bùn đỏ bám đầy giày. Tôi phải đi cẩn thận lắm mới được.

Trên con đường ấy, mỗi khi trễ giờ, ba hay mẹ tôi sẽ chở tôi bằng xe máy cho kịp chuyến xe

buýt đến trường. Ngồi sau xe mẹ thì sốt ruột lắm. Mẹ chạy thật cẩn thận. Mẹ lái xe chầm chậm, chầm chậm. Đến ngã tư thì mẹ cịn chạy chậm hơn nữa, bíp cịi, giảm thêm tốc độ, rồi chạy tiếp. Tôi ngồi sau lưng cứ nơm nớp sợ trễ giờ. Ngồi sau lưng ba thì sướng hơn. Ba chỉ phóng xe vèo cái là ra đến nơi. Hôm nào xe buýt qua trạm rồi thì ba chở tơi rượt theo để có thể bắt kịp ở trạm kế tiếp. Trên xe ba chở, lúc nào tơi cũng cảm thấy thật an tồn. Ba đúng là người hùng đặc biệt của tôi trong những lần như thế.

Sau này, trở thành sư cô, khi đã biết thực tập thiền hành rồi, tôi nghĩ, ước gì những năm xưa ấy mình cũng đã biết đi những bước thiền hành. Có một em nhỏ đến Diệu Trạm thực tập trong mùa hè, đã kể cho tôi nghe rằng em phải đi bộ mỗi ngày đến trường, con đường thật dài và thật chán. Tôi nghe và hiểu liền cảm giác đó của em. Tơi mỉm cười, chia sẻ cho em cách đi thiền hành và dặn em hãy biến con đường đến trường của em thành con đường thiền hành. Tôi đã kể cho em nghe con đường quen thuộc của tơi ngày xưa. Tơi cũng nói với em rằng em đã may mắn hơn tơi vì hồi đó chẳng ai bày cho tơi đi thiền hành cả, rằng tôi đã chán thế nào khi mỗi ngày ít nhất phải đi lại hai lần trên con

đường đó, chưa kể những ngày tơi đi lại đến bốn hay sáu lần. Tơi hy vọng em có thể thực tập bước những bước chân vững chãi và thảnh thơi trên con đường đến trường của em sau một thời gian thực tập tại Diệu Trạm.

Vậy mà rồi tôi cũng có dịp được đặt những bước chân thiền hành trên con đường quen thuộc ngày nào của tơi. Đó là lần tơi được về thăm nhà sau bốn năm ở chùa, vào một buổi chiều mưa. Hơm đó ba mẹ và em tơi đều khơng có ở nhà. Tơi ở nhà một mình và muốn đến thăm bà ngoại. Một ý tưởng nảy ra trong đầu tôi: sao lại không đi bộ nhỉ? Con đường quen thuộc ấy cũng là con đường đi đến nhà ngoại. Sau bốn năm, nó vẫn cịn là một con đường đất đỏ. Trời mưa, đất ướt, và sẽ có một vài vũng nước nho nhỏ. Nhưng có hề chi. Tơi thật háo hức với ý tưởng của mình. Mang áo nhật bình, áo khốc, chồng khăn, mang giày, với cây dù trên tay, tôi đi.

Trên con đường quen thuộc ấy bỗng nhiên xuất hiện bóng dáng một sư cô với một bộ trang phục màu nâu, đang đi những bước chân thật thích thú và cẩn trọng. Từng bước chân, từng hơi thở có mặt với từng vũng nước, từng viên sỏi, từng bụi cỏ thân thương. Mỗi bước chân đều mang tôi đến với con đường của tôi, mang tôi về tiếp xúc lại với đứa bé ngày xưa bao lần bước đi trên con đường này, đưa tơi về với một cuộc hẹn hị thú vị và ngẫu nhiên mà trong tiềm thức, tôi đã chờ đợi suốt những năm qua.

Tôi cảm nhận từng giọt mưa rơi trên chiếc dù, những giọt mưa mà ngày xưa tôi đã từng rất ngán ngẩm khi nghĩ đến cảnh tôi sẽ ngồi trong lớp học với đôi giày ướt ướt và ống quần ẩm ẩm. Tôi cảm nhận từng ngọn gió thổi ngang qua mắt, qua da mặt tơi, như chào đón người bạn

năm xưa trở về. Con đường vẫn cịn đó chào đón tơi, thủy chung, nguyên vẹn. Mặc cho những ngơi nhà hai bên đường có hơi khác, những dãy hàng rào mới, những cổng nhà mới, con đường vẫn chào đón từng bước chân tơi như từ muôn thuở. Một vài em nhỏ đi qua, nhìn tơi với ánh mắt ngạc nhiên trong bóng dáng một sư cơ. Có một em chắp tay: "Con chào cơ". Tôi chắp tay, mỉm cười: "Chào em". Quần xanh áo trắng ngày xưa nay đã trở thành màu nhật bình nâu và những câu chào hỏi "Bé đi học về trễ rứa à" cũng đã thay đổi. Tôi cảm nhận được từng thay đổi nơi mỗi bước chân đi.

Tôi đến nhà ngoại chỉ sau mười lăm phút đi bộ. Chỉ mười lăm phút thôi sao? Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nhận ra điều đó. Trong ký ức tơi, con đường thật dài, và càng dài như vô tận trong những buổi trưa nắng nóng, trong những buổi chiều lầy lội hay trong những buổi tối đen kịt. Bây giờ con đường bỗng nhiên ngắn lại, hay do chân tôi dài ra? Hay tại ở chùa, mỗi ngày có nhiều thời gian để thực tập thiền hành, bây giờ chỉ đi mất mười lăm phút, nhằm nhị gì! Tơi thật thích thú với những phát hiện mới của mình. Có lẽ bây giờ tơi đã thương con đường, hiểu hơn về con đường và về những bước chân thiền hành của tôi. Trong mọi cuộc hẹn hị, thời gian thường trơi nhanh lắm. Có trân quý bao nhiêu thì thời gian cũng trơi thật nhanh... Mỉm cười chào mọi thứ, tôi sắp đi đến một nơi thật xa, hẳn sẽ lâu lắm mới gặp lại. Tôi sẽ bước đi trên những con đường mới, những con đường có thể dài và rộng hơn, đưa tơi đi xa hơn nữa với những bước thiền hành. Bây giờ, tôi muốn kết thúc bài viết của tơi mà có lẽ bất kỳ đứa trẻ nào cũng sử dụng để kết thúc hoặc bắt đầu bài văn miêu tả của chúng: "Tôi yêu con đường của tôi".

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)