Bàn tay ấm của Thầy

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 116 - 123)

Chân Trăng Mai Thôn

Buổi sáng, trời mưa. Đại chúng che dù đi thiền hành. Tôi cũng che một chiếc dù và đi theo đại chúng, vừa đi vừa nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên chiếc dù. Những lúc như thế này tôi nhớ Thầy vô cùng.

Trời mưa, trời nắng, trời tuyết, Thầy chưa bao giờ bỏ thiền hành. Khi nào mưa lớn quá thì Thầy bắt đầu chạy. Đại chúng chờ Thầy, hễ Thầy chạy thì chạy theo. Ai cũng vừa chạy vừa cười tủm tỉm, thấy trong lịng rất vui. Tơi thấy cảnh một thiền sư chạy cũng rất hài. Hài khơng phải vì thiền sư chạy, mà là vì hình như trong đầu ai cũng cho rằng thiền sư là một người... không bao giờ chạy. Nhất là thiền sư Làng Mai, lúc nào cũng đi chầm chậm, nhẹ nhàng thong thả. Cái ý niệm thiền sư chạy vì vậy khơng có trong đầu của mọi người.

Lúc đi thiền hành trong mưa, trong tôi đã chớm lên ý niệm bắt đầu bài viết này. Rồi tôi nhận ra rằng hình như mình đã bắt đầu rất nhiều bài viết trong khi thực tập thiền hành. Nhưng rồi lần nào sau đó tơi cũng qn mất là mình định viết gì, dù là khi nào cũng đã viết được

một đoạn trong đầu. Tôi đồng thời cũng nhận ra rằng cuộc sống trong tu viện sao mà phong phú thế, làm gì, cái gì cũng có thể trở thành đề tài cho một bài chia sẻ. Chỉ mỗi tội là tôi không đủ tài để diễn đạt mà thôi.

Mới đây mà tôi đã ở Làng được hơn tám năm trong chiếc áo nâu của người xuất sĩ. Đã bao nhiêu lần tôi được đi thiền hành trong mưa với Thầy và đại chúng, tôi cũng không nhớ nữa. Cũng đã bao lần được ngồi ăn cơm với Thầy trong các bữa ăn nghi lễ, các bữa ăn ngày thường tại xóm Mới hay tại Sơn Cốc. Thỉnh thoảng Thầy cũng đến các xóm dùng cơm trưa với các thầy hoặc các sư cơ. Khi Thầy đến xóm Mới, các sư cơ hay chuẩn bị bữa cơm cho Thầy trước lị sưởi, có khi lại ngồi ngồi trời ở vườn Bụt. Ăn xong thế nào cũng có các sư cơ hát cho Thầy nghe vài bài tự sáng tác. Khi nào nghe tin Thầy từ Sơn Cốc sang, chị em tôi cũng thu xếp công việc để theo Thầy thiền hành, hoặc ngồi cạnh hồ sen trong yên lặng. Có năm đại chúng đang hái mận làm mứt thì Thầy sang hái cùng. Các sư cơ cắt cái chai nhựa đựng nước uống ra làm hai, thọc một cây tre nhỏ vào cổ chai, ngửa lên, thế là có một cái lồng hái mận cho Thầy. Thầy hái rất chăm chỉ, không bỏ trái nào, dù lớn hay nhỏ. Cịn chị em tơi thì kỳ thị hơn, chỉ lựa trái lớn mới hái. Thị giả đi theo Thầy để mỗi khi Thầy trút mận là có túi hứng ngay.

Thời gian trôi qua, chúng tơi cứ thọ hưởng hạnh phúc có Thầy, tưởng như sẽ kéo dài mãi mãi. Thầy hay nhắc chị em tôi “đây là phút giây huyền thoại”, nhưng chúng tôi cứ quên hồi cái sự thật vơ thường. Sự hiện hữu của vô thường. Nhưng may quá, Thầy đã dạy chúng tôi sống hết lịng và có mặt hết lịng nên dù tơi chỉ được gần Thầy có ba năm ngắn ngủi nhưng tơi đã thưởng thức sự có mặt của Thầy thật trịn

đầy. Tơi thấy rất đủ đầy, khơng có cảm giác ân hận hay tiếc là mình đã bỏ qua cơ hội.

Hồi tôi mới xuất gia được vài tháng, nhiều lần được dùng cơm với Thầy ở Sơn Cốc, Thầy hay bảo: “Con nên viết một quyển sách về cuộc đời của mình”. Thầy nói tiếp: “Thầy sẽ viết lời tựa cho”. Tôi chỉ cười. Sau này tôi biết là Thầy đã khuyên rất nhiều các thầy các sư cô khác y như vậy. Thật ra lúc ấy tơi nghĩ là Thầy thấy mình khổ quá, Thầy muốn dùng việc viết lách làm phương tiện để trị liệu cho mình. Bởi vì trong khi viết mình sẽ có cơ hội được nhìn lại quán chiếu những gì đã và đang xảy ra cho thân tâm mình, và mình sẽ được trị liệu rất nhiều. Viết thư cho Thầy cũng đã giúp tôi trị liệu rất nhiều. Trong một hai năm đầu, tôi viết thư cho Thầy rất thường xun. Có chút gì tiến bộ trong sự tu học, có gì khó khăn và đã làm gì để vượt qua khó khăn, cịn kẹt cái gì tơi đều viết cho Thầy, dù tơi ln có một sư mẹ làm y chỉ và tôi cũng viết sổ công phu để nộp cho sư mẹ. Nhưng Thầy là “y chỉ sư chui” của tôi, người được đọc những gì bí mật nhất của tơi. Thầy bảo tơi: “Mai Thôn, bây giờ con chỉ cần sống cho vui thơi, con đâu cần làm gì nữa”.

Trong những năm ở Làng Mai, tôi thực tập sống cho vui, tôi được Thầy, được tăng thân nuôi lớn dần dần bằng niềm vui. Tôi hy vọng là tôi cũng nuôi Thầy, nuôi tăng thân phần nào bằng sự thực tập của mình. Những sự thực tập thật đơn sơ, khơng có gì là đặc biệt. Tơi chỉ đi theo đại chúng, theo thời khóa, thực tập làm một sư em, biết vâng lời, theo uy nghi giới luật, học thế nào thì làm thế ấy. Tơi vui với những niềm vui nho nhỏ, thả mình vào cái vui của các sư chị, sư em. Ngay cả những khi khơng muốn ra chơi, tơi cũng khuyến khích mình ra chơi. Bởi vì lần nào tơi “ép” mình một chút như vậy, bao giờ tơi cũng thấy mình vui hơn một chút. Tôi cũng học để ý đến tập khí hay phản ứng của mình và tập dừng lại nhiều hơn. Chỉ vậy thôi, để tên tôi khi được nhắc đến sẽ không làm quý sư cô không vui, để quý sư cô không cần phải mất năng lượng vì tơi.

Hành trình đi tìm Thầy của tơi tốn thật nhiều thời gian, bởi vì tơi có nhiều vơ minh q. Tơi cứ lâm vơ tình trạng “mộng lầm chân” mãi. Trong một giấc mơ, tơi thấy mình đi thiền hành phía sau Thầy, tơi khơng thấy gì ngồi chéo áo tràng nâu của Thầy, và tơi bình an đi theo chéo áo đó. Gió bay chéo áo của Thầy lên một chút. Đến bây giờ tơi vẫn cịn nhớ hình ảnh của chéo áo ấy trong mơ. Chéo áo đã dẫn đường cho tôi đi. Rồi đến một hôm nhân duyên đầy đủ, tôi đã trở thành con xuất gia của Thầy.

Thầy đã gọi con biết bao lần

Mải mê con bước, mộng lầm chân…

Năm nào cũng vậy, thiền sinh về Làng dự Giáng sinh với các thầy, các sư cơ khá đơng. Họ về vì nhiều lý do. Có người về một mình, có người về với mẹ, với ba, có người đem cả gia đình về. Năm nay, tơi nói chuyện với một cơ thiền sinh người Thiên chúa giáo, cơ về Làng vì vừa mất đi người chồng chung sống suốt 28 năm. Cô không thể chấp nhận được sự mất mát đó một phần lớn vì nó xảy ra sớm hơn dự liệu. Cơ khơng muốn mừng Giáng sinh với gia đình, vì sợ cái buồn của cơ sẽ ảnh hưởng đến người thân. Vì vậy cơ đã về Làng. Trong cuộc sống cá nhân, tôi đã trải qua nhiều lần mất mát người thân. Có khi sự mất mát đến đột ngột, và mình khơng thể chấp nhận được. Tơi đã giữ cái đau đó trong nhiều năm đến khi tơi may mắn được nghe bài pháp thoại của Thầy về những bông hoa anh đào nở sớm khi trời ấm lên đột ngột giữa mùa đông. Chúng ngỡ là mùa xuân đã về. Nhưng sau đó trời lạnh lại, và chúng đã rụng đi. Bốn năm trước, Thầy đã cho chúng tôi một cơ hội để thực tập đối mặt với vô thường, với khả năng “mất Thầy”. Nhờ tất cả những trải nghiệm đó mà tơi có cái để chia sẻ với cô, gây cho cô một chút cảm hứng để thấy người chồng cô chưa hề mất đi, chưa hề xa lìa cơ một giây phút nào.

Tơi tập nhìn thấy Thầy qua các huynh đệ đồng tu. Đơi khi tơi tự hỏi khơng biết tại sao mình lại có thể cảm thấy gần gũi và thương những người đó như vậy. Chúng tơi đến từ mười phương tám

hướng, ngơn ngữ, thói quen, tính cách khác xa nhau đến thế. Vậy mà sống chung, vậy mà thương, vậy mà chấp nhận. Khi có một người bỏ tu, buồn như là mất một người thân. Trong những buổi ngồi thiền, tôi thấy rõ ràng rằng nếu chúng tôi không cùng chung lý tưởng, không thực tập pháp mơn, khơng trì giới luật thì khi đến với nhau, thật sự sẽ khơng có gì để nói. Khơng có ngơn ngữ chung để nói. Điều đó rất rõ ràng đối với tơi. Có những vị xuất gia từ truyền thống khác, đến y chỉ Thầy, gia nhập vào tăng đồn Làng Mai, tơi thấy q và gần gũi họ vơ cùng, thấy thoải mái và tin cậy. Nhìn lại, ý thức rằng niềm tin đó, sự q trọng đó, tình thương đó có mặt bởi vì chúng tơi có một ngơn ngữ chung: pháp mơn, giới luật, lý tưởng và tăng thân.

Vừa rồi ngày tiếp nối của Thầy, tăng thân đã kêu gọi mọi người viết một bài để dâng lên Thầy. Tất cả các bài viết đã được in thành một

tập có tựa đề là Tay con trong tay Thầy. Trước

đây Thầy đã có một quyển Tay Thầy trong tay con gồm tất cả các bức thư của Thầy viết cho

đệ tử. Tơi đã hẹn lần hẹn lữa, nghĩ rằng mình sẽ viết thư cho Thầy khi tơi trịn mười tuổi tu. Tôi lại một lần nữa qn mất vơ thường. Tơi nói chuyện này với một sư chị, và sư chị tơi nói là rất nhiều người “cịn thiếu nợ Thầy” như tơi. Vì vậy, tơi cảm thấy mình khơng nên chần chờ nữa. Thầy vẫn cịn đây, tơi nên viết cho Thầy ngay bây giờ.

Bài viết này vì vậy khơng phải là để "trả nợ" cho Thầy mà chính là một biểu hiện của ý thức về vơ thường đang có mặt trong tơi.

Giờ đây mỗi khi trời mưa, tơi thích mặc thật ấm, che dù và đi thiền hành với đại chúng để được tiếp tục đi thiền hành với Thầy. Để thấy Thầy đưa tay ra cho tơi và nói: “Con có muốn làm em bé khơng?". Thế là tơi hớn hở đưa tay cho Thầy nắm và dắt tôi đi. Bàn tay Thầy thật ấm.

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)