Chân Trời Minh Hóa

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 123 - 126)

Thầy Chân Trời Minh Hoá là người Mỹ, xuất gia năm 2015 khi mới 19 tuổi, trong chương trình 5 năm tại tu viện Lộc Uyển. Hiện nay, thầy đang tu học tại xóm Thượng - Làng Mai. Nếp sống tu viện mang đến cho thầy rất nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hoa trái tu học gặt hái được trong thời gian qua sẽ là hành trang cho chặng đường kế tiếp của thầy. Bài viết được BBT chuyển ngữ từ tiếng Anh.

Con xuất gia năm 19 tuổi. Trong con ln có một ước muốn sâu sắc là đi tìm một con đường để vượt ra khỏi những khó khăn của chính mình. Mơi trường tu viện là nơi con nghĩ tới. Đó là nơi duy nhất con muốn đến, ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Lúc con biết đến chương trình xuất gia 5 năm của Làng Mai, con rất háo hức muốn tham dự. Bây giờ thì chương trình 5 năm của con đã sắp kết thúc. Gần đây, có một thầy hỏi con: “Minh Hóa thấy tuổi 19 có phải là độ tuổi tốt để xuất gia không? Hay là sẽ tốt hơn nếu xuất gia trễ hơn?”. Đây là một câu hỏi khá thú vị, tạo cho con cảm hứng để chia sẻ cảm nhận của con về kinh nghiệm của một người trẻ đi xuất gia và những gì con gặt hái được trong suốt thời gian 5 năm sống trong tu viện vừa qua.

Con bắt đầu đọc sách của Thầy năm 16 tuổi. Cũng trong thời gian đó, con lần lượt va chạm với những khó khăn trong cuộc sống. Con thường cảm thấy buồn. Những nỗi buồn này ảnh hưởng đến kết quả học tập của con ở

trường. Con thường hay nghĩ: Tại sao mình phải chú tâm vào những gì đang được dạy ở trường trong khi lịng mình lại cảm thấy khơng hạnh phúc? Nếu hạnh phúc thực sự là điều quan trọng nhất trong cuộc đời thì tại sao mình khơng đầu tư năng lượng vào việc học cách làm sao để có hạnh phúc mà không phải là làm sao để giải những phương trình tốn học này? Và tất nhiên với cách suy tư đó về

trường học, con đã làm cho cha mẹ khơng hài lịng. Liên hệ giữa con và cha mẹ bắt đầu trở nên khó khăn. Nhưng chính những khó khăn đó và ước muốn được tự do đã tạo cho con cảm

hứng để bắt đầu tìm kiếm con đường tâm linh. Cho nên, không lâu sau ngày tốt nghiệp trung học, con đã bắt đầu vào sống trong tu viện. Khi được xuất gia, con đã rất hết lòng với nếp sống của một người tu. Con thực sự mong muốn chuyển hóa được những khó khăn của mình. Con muốn chạm được tự do và hạnh phúc chân thực. Con không muốn lúc nào mình cũng cảm thấy buồn, một nỗi buồn dường như ln thường trực trong tâm trí. Con thường hay nghĩ rằng nếu chương trình 5 năm kết thúc mà con vẫn chưa tìm được hạnh phúc thì con phải tiếp tục ở thêm. Và nếu khi kết thúc chương trình 5 năm mà con có nhiều hạnh phúc thì chắc chắn là con khơng muốn đi đâu nữa. Con thấy suy tư đó một phần nào phản ánh ước muốn chân thành của con về ước nguyện thực tập để chuyển hóa những khó khăn của mình. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa một chút bất an. Nhiều người nói với con: “Có thể sư em nghĩ là sau khi trở thành một sư chú thì mình sẽ tự nhiên trở nên hạnh phúc liền, nhưng thực tế thì khơng phải dễ dàng như vậy đâu”.

Ngay sau khi xuất gia, con đã bắt đầu chuẩn bị để đón nhận những thử thách và con cũng muốn chứng tỏ một điều rằng con có khả năng sống hạnh phúc trong tăng thân này. Ba năm đầu tiên sống ở tu viện Lộc Uyển, Mỹ, con cảm thấy mình được bao bọc trong một mơi trường có rất nhiều điều kiện tốt cho sự tu học. Quan trọng nhất là tình thương và sự nâng đỡ tinh thần của một gia đình tâm linh. Thầy y chỉ của con đã hướng dẫn cho con tu học và giúp con

bng bỏ những thói quen chưa hay. Con có những huynh đệ, những người bạn luôn bên cạnh bất cứ khi nào con cần được giúp đỡ. Tình thương, sự chấp nhận mà con nhận được từ các sư anh, sư chị, sư em đã giúp con trị liệu rất nhiều. Có lần con chia sẻ với một sư anh về khó khăn mà con phải đối diện trong quá khứ. Con nói với sư anh rằng con cảm thấy có điều gì đó khơng ổn khi con cứ mãi băn khoăn và buồn nhiều về chuyện đó. Sư anh dường như cũng xúc động khi lắng nghe và sau đó nói với con: “Nếu là sư anh, sư anh cũng sẽ cảm thấy khó khăn như sư em”. Con rất xúc động khi nghe câu trả lời và nó giúp con lấy đi tri giác là có cái gì đó khơng ổn nơi chính tự thân mình. Chính tri giác này là nguồn gốc phát sinh ra những khó khăn trong con.

Con cũng nhận ra rằng con rất mãn nguyện với nếp sống này, nếp sống của một người xuất sĩ. Những giờ thiền tập rất có ý nghĩa đối với con, giúp cho con nhìn thẳng vào nội tâm để có thể chuyển hóa những khổ đau trong tự thân. Những giờ cá nhân, con dành để học ngôn ngữ, đến chơi với các anh em hoặc tập yoga. Con rất quý những khoảng thời gian rảnh đó để khám phá và học hỏi thêm những điều thú vị khác. Con nhớ hồi còn ở Lộc Uyển, mỗi năm đại chúng được cùng nhau đi dã ngoại. Chúng con thường cắm trại ở một công viên quốc gia nào đó trong nước Mỹ. Con đã có rất nhiều kỷ niệm vui khi cùng đi bộ đường dài, cùng cắm lều với huynh đệ. Những dịp như vậy nhiều khi đủ để con nuôi dưỡng và làm lớn mạnh hơn liên hệ giữa con với các anh chị em trong cả năm. Mỗi khi ngồi nhìn lại, hình dung mình trước khi xuất gia và sau khi xuất gia, con ln thấy

rõ ràng rằng con đường mình đang đi là đúng đắn, con đang sống một đời sống lành mạnh. Tuy nhiên, đâu đó trong chiều sâu tâm thức con vẫn cảm được mình cịn có những nghi ngờ, những ước muốn khác mà mình chưa thực sự dành đủ sự chú tâm cho nó. Tất cả những nghi ngại, phân vân, sợ hãi đó đột nhiên biểu hiện trong con khi con đến Làng Mai, Pháp, vào mùa xuân năm 2018.

Chỉ sau hai tháng sống ở Làng, con có cảm giác mình phải đi thơi. Có lẽ trước đây, con đã khơng để cho mình có cơ hội nảy sinh bất cứ một nghi ngờ, băn khoăn nào. Con khơng đặt cho mình những câu hỏi như mình đang làm gì, mình đang muốn gì? Rồi bây giờ khi đến một môi trường mới, những bất an, những nghi ngại đó biểu hiện và làm cho con có cảm giác mình bị rơi xuống, bị thất bại với tư cách một người xuất sĩ. Con đã từng tự đặt áp lực cho mình phải là một người hạnh phúc, sống hài hịa, phải là một sư chú tốt. Cho nên, con không để cơ hội cho những cảm thọ kia được lên tiếng. Và đột nhiên, khi con chuyển đến một môi trường mới, những suy tư đó kéo đến. Ý tưởng muốn rời bỏ chiếc áo nâu này cứ lảng vảng trong đầu con và nó rất mạnh. Con cảm thấy sợ mỗi khi phải đối diện với suy nghĩ đó. Con không muốn làm cho anh chị em xung quanh con thất vọng. Và con nghĩ nếu con quyết định rời bỏ thì cũng đồng nghĩa con là một người thực tập khơng giỏi, khơng có khả năng áp dụng được sự thực tập trong những lúc khó khăn.

Những cảm thọ đó ở lại một thời gian, cho đến khi con chấp nhận được nó và từ từ cảm thấy bình an hơn. Con quyết định sẽ trở lại đời sống của một người cư sĩ sau khi chương trình 5 năm kết thúc. Con thấy hứng thú khi nghĩ đến những gì mình sẽ làm sau khi trở về cuộc đời cư sĩ. Trong những lúc tưởng tượng, hình dung ra đời sống của mình sau 5 năm kết thúc, con

cảm thấy mình hạnh phúc. Con nghĩ mình sẽ là một người xuất sĩ ra đời có hạnh phúc nhất. Con không cần phải đặt nhiều áp lực để cố gắng làm một người hạnh phúc, bình an và có nhiều chánh niệm nữa. Và con thấy mình thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng càng gần đến ngày kết thúc chương trình 5 năm con lại bớt đi sự háo hức mà thay vào đó là một nỗi buồn. Nghĩ đến các anh chị em xuất sĩ của con, sao con thấy thương quá! Con thấy mình thương quý anh chị em rất nhiều. Rồi những niềm vui đơn giản mà con đã có cơ hội dành thời gian và không gian để thưởng thức. Rồi những công việc, những trách nhiệm mà con từng làm, đã mang đến cho con nhiều niềm vui và cảm thấy những đóng góp của mình có ý nghĩa biết mấy. Rồi bao nhiêu là những điều thú vị, thực tế con đã học, đã thực tập trong những năm tháng qua. Nghĩ đến tất cả những điều đó, con thấy quyết định rời bỏ đời sống xuất sĩ của mình hình như là một lựa chọn không được sáng suốt lắm.

Trở lại với câu hỏi: “Đi xuất gia khi còn quá trẻ có phải là một ý hay?”. Từ góc nhìn của con, con thấy đó là một ý hay. Những gì con học được trong vịng 5 năm qua là vơ giá. Cái mà

đời sống này đã hiến tặng cho con không phải là những kỹ năng sống mà là sự hiểu biết về chính bản thân mình. Con đã hiểu ra điều gì thực sự mang đến hạnh phúc cho con trong đời sống. Có lẽ vì con đi xuất gia trẻ quá nên chưa thực sự tự tin để có thể quyết định sống cuộc sống của một người xuất sĩ đến trọn đời. Trong con còn nhiều năng lượng muốn khám phá, muốn tìm hiểu thêm cuộc đời ở những khía cạnh khác. Khi con rời tu viện, hành trang của con là những kinh nghiệm con có được trong suốt thời gian thực tập. Sự trị liệu và chuyển hóa mà con đã trải nghiệm, con sẽ giữ gìn và mang theo bên mình. Cơng án của con khi con rời tu viện là: Làm sao để tạo dựng một đời sống cư sĩ thật đẹp! Và tất nhiên những gì con đã học được ở tu viện sẽ giúp con.

Thực sự, cho đến bây giờ con vẫn còn nghi ngờ về quyết định của mình, khơng biết mình nên ở tiếp hay nên đi. Có khi con nghĩ quyết định rời tu viện là một trong những quyết định sai lầm nhất mà con từng có từ trước tới giờ. Nhưng có một điều con thấy dễ chịu là nếu quyết định này sai lầm, có thể con vẫn có cơ hội quay về và bắt đầu trở lại. Con hy vọng khi đó con sẽ sáng suốt và tự tin hơn!

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)