Đời mầu nhiệm không cùng

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 163 - 166)

Có một thầy lớn nói với con: “Đọc uy nghi là đọc bằng cả tấm lòng, chiêm nghiệm từng câu chữ và hết tâm thực tập thì mới thấy được nội dung và ý nghĩa của nó”. Thực vậy, trong quá trình thực tập con nhận thức được rằng nếu

mình chỉ đọc suông mà không ứng dụng thì khơng thể nào hiểu tác dụng của nó. Một trong những chương góp phần nhiều nhất trong việc khai mở cái thấy của con là chương Nghe

pháp thoại. “Khơng nên chỉ nghe với trí năng”, “nghe với tâm không so sánh, không phán xét và với tâm không thành kiến” là những điểm được

nhấn mạnh nhiều lần trong chương này. Đây là một thực tập nghe dễ, nói dễ nhưng làm rất khó. Tuy nhiên khi thực hiện đúng thì mình thấy cái mầu nhiệm, cái vi diệu của điều mình đang được nghe, đang được trao truyền. Giống như cụm từ “nhận diện đơn thuần” hay “dùng chánh niệm để ôm ấp tâm hành”, con được nghe rất nhiều lần tại Làng nhưng khơng thấy nó cần thiết gì.

Lần này, trong lúc nghe lại sự thực tập trên trong pháp thoại, con đặt hết tâm trí vào từng lời, bng hết những gì mình cho là mình biết về nó, nghe như chưa từng được nghe. Chợt con thấy có một chữ “À!!!” rõ to trong tâm, kéo theo sau đó là những cảm thọ hỷ lạc, sung sướng đến từ cái hiểu. Chưa tin lắm nhưng con vẫn cố gắng thử lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Mỗi lần như vậy là một cái “À!!!”, hai cái “À!!!”, có khi lượm “À!!!” mệt nghỉ. Thỉnh thoảng có cái “Á!!!” đến từ sự giật mình, chợt tỉnh ra rằng trong q khứ mình đã làm lệch đi hoặc có tri giác sai lầm về pháp môn này. Lúc ngồi quán chiếu sâu vào hiện tượng này, con thấm thía tâm thức mình mỗi lúc đều mỗi khác nhau nên cách nhìn nhận và thực tập pháp mơn ln khác nhau. Giống như hình ảnh bánh xe, nhìn từ góc này là hình trịn, từ một góc khác là đường thẳng và có khi lại là hình thoi. Những cái “À!!!” này không chỉ đến trong lúc nghe, mà sau đó vài tuần, trong lúc ăn, ngồi, đi, chấp tác,... chúng cũng kéo về. Đơi khi nó khơng dừng lại tại cái thấy mới mà còn là lời nhắc nhở. Khi tập khí chưa dễ thương cịn nhiều thì dù có thấy được rồi nhưng đụng chuyện mình vẫn qn, và những lúc này rất cần lời nhắc nhở!

Từ ngày con thực tập uy nghi, thi kệ một cách miên mật cộng thêm nỗ lực hết mình quay trở về với từng hơi thở, từng bước chân, từng hành

động dù rất nhỏ như chuyện mang giày hay đội nón, mọi vật xung quanh bỗng nhiên trở thành thực thể sống linh động. Từng ngọn cỏ, cái cây, chiếc lá, từng viên đá cho đến bát cơm con ăn mỗi ngày, như được phép mầu của cô tiên, ông Bụt trong truyện cổ tích làm sống dậy.

Càng thực tập con càng thấy mình bớt bình thường đi một chút. Cụ thể là con bắt đầu có

những cuộc đối thoại (đa phần là độc thoại) với động vật: mèo, chó, ong, bướm, kiến, ruồi, giun, dế... Sau đó thì nâng cấp lên đến thực vật, cây cỏ, hoa lá. Con đặc biệt thích nói chuyện với các loài hoa, từ những loài hoa đẹp, sang được chưng trong chậu kiểng đến những loài hoa bình dị, mộc mạc mọc ven đường. Dần dần con nhận ra xóm Thượng rất đẹp!

Nhiều lúc con thấy mình như đang ở một thiên đàng: có cảnh quan rất hữu tình, có thầy giỏi, có mơi trường tốt để tu học, có tăng thân thương yêu và yểm trợ, có đồ ăn ngon bổ, có chỗ vừa đủ êm ấm để nghỉ ngơi. Thật là tuyệt vời! Thật là hạnh phúc! Bên cạnh đó, con bắt đầu thích làm thơ. Đây là một hiện tượng cực kỳ lạ lẫm đối với thế giới của vị sadi pháp tự Trời Khiết Minh. Cụm từ “dốt văn” nói trên một bình diện nào đó thì có vẻ hơi thơ thiển, nhưng trên cái nhìn khách quan thì diễn tả khá đúng với thực tại của con từ thời chân vừa bước vào cổng trường lần đầu tiên cho đến bây giờ. Nếu bài viết này đến tay độc giả mà có hay đi chăng nữa thì chắc chắn phải do các cao thủ, cao cao thủ trong ban biên tập đã vận dụng nội công thâm hậu, dùng chục bịch bánh gạo, uống chục lít trà xanh mới “chuyển hóa” được ngun bản. Những câu phân tích dài dịng văn tự trên chỉ để chứng minh rằng việc con ngẫu hứng làm thơ là chuyện khơng tưởng được.

Đúng là con có một vài lần làm thơ trong đời. Đó là chuyện của “ngày xửa ngày xưa”, khi con đang có chuyện tình cảm nam nữ. Bây giờ, phải

chăng con đang yêu? Yêu từng bước đi, yêu từng hơi thở, yêu từng loài động thực vật, yêu tất cả những gì đang xảy ra xung quanh con và quan trọng nhất là con được học cách thực sự thương u chính mình. Con thực tập không phân biệt: hiểu và thương cho cái đẹp cũng như cái chưa đẹp của mình. Đời từ đó càng đẹp hơn bội phần. Có một hơm, khi đi thiền hành từ nhà ăn về tăng xá sau bữa ăn sáng, những hình ảnh thật đẹp của xóm Thượng như rót thơ vào trong tâm thức con. Được vài câu nên con chưa viết vội xuống tập, một lúc sau khi con rảo bước xuống Sơn Hạ thì chén thơ mới vừa châm đã được trịn đầy:

Mặt trời lấp ló bên rừng xanh Gởi tặng đám mây chiếc áo hồng Lá vàng vươn mình khẽ đón gió Băng trắng ngủ vùi trên thảm cỏ Nai vàng tung tăng buổi điểm tâm Chim lười chút chít được vài chú Cuối thu khơng gian cái lạnh thấm Lịng vẫn ấm áp bước thiền hành

Thất ngơn tứ tuyệt khơng có, lục bát cũng chẳng ra, vần âm thì loạn xà ngầu. Dạng thơ này con đặt tên là thơ “ba rọi”, một trong những dạng con làm giỏi nhất và thích nhất. Nghĩ sao viết vậy cho đỡ hao chất xám! Hy vọng độc giả thưởng thức xong tặng đủ bùn để ươm sen. Quay trở về vấn đề chính, xuất thân từ nguồn gốc đam mê khoa học nên con có thói quen hay chia chẻ, phân tích và thích định dạng rõ tất cả những hiện tượng vật lý lẫn tâm lý xảy ra trong và ngoài bản thân. Lúc ngồi thiền, con thường chú tâm quán sát hình tướng, trạng thái của hỷ, lạc và khổ thọ để thấy cái “màu”, cái “mặt” của chúng, và sau đó là các tâm hành khác trong số 51 tâm hành. Hiện tại con có một tri giác là lịng biết ơn rất gần với hạnh phúc. Chúng có nhiều màu sắc và đặc điểm tương đồng. Vì vậy khi có lịng biết ơn thì rất dễ để cảm nhận hạnh phúc. Lòng biết ơn vừa biểu hiện thì con cảm nhận người bạn hạnh phúc đang bên cạnh. Hai bạn này ắt hẳn là cặp đơi hồn hảo!

Ngồi Tứ vơ lượng tâm, con cảm thấy hạt giống biết ơn là một trong những hạt giống đáng quý nhất và cao tột nhất mà người thực tập có được. Ngày nào mình cịn biết ơn thì chắc chắn ngày đó mình cịn hạnh phúc, và ngược lại (như Thầy thường nhắc). Như đã nêu trên, từ ngày con thực tập bằng tất cả trái tim, con nhận ra mọi thứ trở nên rất đẹp. Trong một lần chia sẻ pháp đàm gần đây, con đã từng nói: “Đời đẹp hơn mơ chứ không phải như mơ nữa” để diễn tả một góc bé nhỏ của hạnh phúc mà con cảm nhận được. Lần đầu tiên trong đời, quét lá hay nhìn một bơng hoa dại bé nhỏ bên đường thơi mà con đã khóc! Những giọt nước mắt chứa chan vơ vàn lịng biết ơn đến Thầy. Nhờ sự có mặt và những lời dạy của Thầy mà những hạnh phúc giản đơn như thế lại trở nên vô cùng linh động. Trong giây phút đó con thấy Bụt trong Thầy, Thầy trong Bụt. Sự sống trở thành một bài pháp thoại rất tuyệt vời. Từng cái cây ngọn cỏ, từng bông hoa trở nên những vị Thầy, vị Bụt của con. Nhìn cây nhìn hoa thì lịng biết ơn đi lên, rồi người bạn hạnh phúc đồng thời có mặt. Lần đầu tiên trong đời con thích ngồi uống trà với ngọn nến, một mình, khơng làm gì cả. Rồi cịn bao nhiêu những “lần đầu tiên” khác mà con không thể kể hết được trong một bài viết!

Lòng dặn lòng tỉnh thức Dòng nước tâm trong ngần

Những thực tập vi diệu và hoa trái đẹp đẽ con kể trên không phải lúc nào con cũng làm được và chạm tới được. Nói rõ hơn là tập khí cịn rất dày, phiền não và vết thương trong quá khứ của con cịn nhiều nên đơi khi con vẫn chểnh mảng trong sự thực tập, và những cuộc khủng hoảng thường theo đó xuất hiện. Thực tập có mặt cho nó, con cảm nhận những tập khí của con khá rõ rệt. Tuy vậy, vì con chưa đủ kinh nghiệm, nội công và tuệ giác còn yếu để có thể lướt qua những đợt sóng này nên mỗi đợt sóng cũng là một trận cuồng phong, một trận đòn nhừ tử. Những lúc như vậy con cảm thấy te tua, tơi tả, tàn tạ. “Khó quá! Khổ quá!”, lắm

lúc con muốn bng xi. Tuy nhiên, đâu đó trong con có một tiếng nói, có một niềm tin, có một ngọn lửa tuy nhỏ nhưng cháy rất mạnh: “Hãy nắm lấy chiếc phao!”, chiếc phao của hơi thở, của sự thực tập pháp môn.

Giai đoạn này con có nghe một trong những bài pháp thoại về Bốn lĩnh vực quán niệm Thầy giảng vào năm 1998. Thầy nói rằng Thầy đã đi qua những giai đoạn bão tố trong cuộc đời. Mỗi lần như vậy, Thầy luôn luôn áp dụng phương pháp nắm lấy hơi thở và rồi mọi thứ khơng có sao hết, khơng hề hấn gì hết. Những cảm xúc mạnh, những cuộc khủng hoảng tâm lý, hay những cảm thọ khổ đau tuyệt vọng, chúng khơng làm gì được mình đâu khi mình biết cách thực tập. Con rất tin Thầy vì con ln thành cơng mỗi khi thực tập hết lịng những điều Thầy dạy. Nhờ ông bà cha mẹ đã để lại cho con tính kiên nhẫn và một quyết tâm rất lớn, con đã dần dần đi qua được những cơn bão tố. Cũng từ đó con nhận thức được rõ ràng rằng khi mình sống tỉnh thức thì mình sẽ thấy được chân tướng của mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh mình và thưởng thức cuộc đời một cách trọn vẹn nhất. Thực tập giáo lý của Bụt, con tin rằng mình sẽ nếm được, sống được với sự “tự do chân thật”, như Thầy thường dạy. Con tự phát nguyện với chính mình, sau này dù có như thế nào chăng nữa, con vẫn sẽ cố gắng hết mình để đi trên con đường mà Bụt, Tổ và Thầy đã chỉ dạy cho. Với con, đó là con đường đẹp nhất!

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 163 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)