Chân Trăng Cẩm Tú

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 153 - 156)

Những chiếc lá trên cành đang đung đưa vẫy nhẹ theo gió, cùng múa lượn với nhau trong niềm vui của sự trở về, trở về đất Mẹ. Ngồi trong góc nhỏ bình yên, con ngắm những chiếc lá đồn cuối cùng của mùa thu cịn lại trên cành qua khung cửa sổ. Trong lòng bỗng ngập tràn nỗi nhớ, nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ gia đình huyết thống, nỗi nhớ đất Tổ thân yêu. Nhận diện những gì đang xảy ra trong mình, con mỉm cười với chính tự thân. Cho phép mình trở về với những ký ức của quá khứ nhưng đồng thời con cũng không đánh mất mình trong giây phút hiện tại.

Con chợt nhận ra rằng đây là cái Tết thứ tám của con trong tăng thân và cũng là thời gian con sống đời sống của một người xuất sĩ. Gần tám năm rồi, nhanh thật! Mới ngày nào, con còn là một cô bé tập sự bước vào tuổi 18, ngây thơ, khơng biết gì cả. Thời tập sự đó, con được vào tri vườn. Ngày đầu tiên làm vườn đã xảy ra một tai nạn không hề nhỏ với những luống rau. Thay vì nhổ cỏ, con nhổ rau. Thời đó con khơng thể phân biệt được đâu là cỏ, đâu là rau. Sư chị làm việc với con hét ầm lên: “Trời ơi, em nhổ hết rau rồi kìa”. Lúc đó, nếu biết giáo lý tương tức thì con sẽ trả lời rằng: “Em đang thực tập tương tức đó chị à!”. Và thế nào sư chị cũng sẽ cười ầm lên cho mà xem. Cịn lúc đó, con đã trả lời một cách hồn nhiên với ánh mắt ngây thơ: “Sư chị ơi, em tưởng đó là cỏ”.

Vườn rau khi nào cũng đầy ắp tiếng cười, tiếng hát ca, đầy ắp khơng khí tươi trẻ của tình chị em. Khi thì con hơ canh sáng tối cho rau nghe

hay là hô bài Đại bàng Garuda, âm thanh vang

vang hịa chung trong nắng gió. Có khi thì mỗi

chị em thay phiên nhau hát. Rau trong vườn lúc nào cũng xanh tươi. Mà hễ rau tươi tốt thì cỏ cũng khơng kém gì, vì chúng con hát cho cả rau và cỏ cùng nghe. Chị em chúng con khơng phiền hà gì khi thấy cỏ mọc nhiều, chúng con có thể làm cỏ được. Chỉ cần nghĩ đến đại chúng sẽ có những nồi canh thật ngon thì con đã thấy hạnh phúc rồi. Cả đời tu con chỉ làm công việc nhổ cỏ cũng được, con nghĩ thế. Con nhổ cỏ trong niềm vui, nhổ cỏ từ góc này đến góc nọ và ln ấp ủ một niềm tin là sẽ có giây phút nào đó được chứng ngộ. Bao nhiêu vị thầy lớn đã chứng đạo từ những cơng việc thường nhật đó. Con nhớ câu chuyện của Lục tổ Huệ Năng, Ngài nhờ giã gạo mỗi ngày mà trong một phút chốc đã được giác ngộ hoàn toàn. Hay như Ngài Hương Nghiêm - Trí Nhàn trong lúc cuốc đất, một viên đá văng vào thân tre phát ra âm thanh, bao nhiêu cơng phu bỗng chín muồi, Ngài hốt nhiên thấy đạo. Suốt thờ̀i gian tập sự, con khơng biết đã ''ngộ'' ra điều gì hay chưa, nhưng con thấy trong lịng có một niềm vui sướng khi cỏ nhường không gian cho rau mọc

lên, và đại chúng có những nồi canh ngon ơi là ngon. Con chạy lon ton đến khu vực khất thực, truyền tai nói nhỏ cho q sư cơ cùng một số chị em để báo tin ''nồi canh hôm nay là rau từ vườn chị em con trồng ạ''. Niềm hạnh phúc của đại chúng trở thành niềm hạnh phúc của chính con. Nhổ cỏ, trồng rau, con xem là công án đầu tiên trong thời gian mới bước vào chùa. Thầy luôn dạy rằng: ''Một người tu giỏi là một người biết làm vườn giỏi''. Con nhận ra trong lúc nhổ cỏ ở vườn rau thì đồng thời con cũng đang nhổ cỏ trong tâm. Nhổ đi những tâm hẹp hịi, ích kỷ, nhổ đi những những muộn phiền, lo âu,... để cho rau màu được tươi tốt, hoa trái tình thương, hoa trái của sự hiểu biết được lớn lên. Con cũng thấy rõ hai bàn tay của mẹ đang cùng con nhổ cỏ, trồng rau. Mẹ và con là một. Bàn tay của mẹ là bàn tay

của con, và con còn thấy có cả bàn tay của bà ngoại nữa. Bàn tay ấy đã đi qua bao nhiêu sóng gió trong cuộc đời. Bàn tay lớn ấy đã luôn thương yêu, che chở cho những bàn tay nhỏ bé. Bước vào cái

tuổi bằng con lúc đó, 18 tuổi, mẹ đã đi làm dâu. Cuộc đời của mẹ bước sang một bước ngoặt lớn, làm sao xem nhà chồng như nhà của mình, có nghĩa là mẹ phải tập sống hòa hợp, tập thương yêu họ hàng bên chồng như họ hàng bên mẹ. Điều đó khơng dễ dàng gì. Có biết bao nhiêu khó khăn mẹ phải đối diện, có biết bao nhiêu nỗi buồn mẹ phải trải qua. Có đơi khi mẹ cũng muốn từ bỏ, nhưng vì tình nghĩa vợ chồng, thương con cái nên mẹ phải tập thương những gì mẹ khơng thương được ở nhà chồng. Con nhớ có khi mẹ than thở với con rằng nếu biết trước, mẹ đã đi tu cho đỡ khổ. Mẹ nghĩ đi tu rồi sẽ không phải đối diện với những nghịch cảnh của đời sống gia đình. Mẹ sẽ sống nhẹ nhàng, chỉ lo tu học, tụng kinh, niệm Phật, khơng lo chuyện gì thêm. Có khi mẹ bất giác hỏi con: “Mẹ và ba, con thương ai hơn?”. Con không trả

lời. Con biết, chỉ một giọt nữa thơi là ly nước sẽ tràn. Và mẹ khóc. Con khơng biết mẹ đã khóc bao nhiêu lần. Những giọt nước mắt ấy, theo thời gian, không cịn là sự buồn tủi cơ đơn nữa. Giọt nước mắt ấy trở thành tình thương của mẹ. Tình thương ấy được giữ gìn và ni lớn bằng khả năng kiên nhẫn và chấp nhận nơi mẹ.

Chắp tay búp sen Con nhìn lên Bụt…

(Hướng về Tam Bảo - Sư Ông Làng Mai)

Tâm ý con đặt trọn nơi hai bàn tay dáng sen búp ấy. Bàn tay đó, con nhận ra chính là bàn tay mẹ. Con thành khẩn lạy xuống và năm vóc mẹ cũng đang tiếp xúc với Bụt. Cả con và mẹ bắt đầu nhận ra những niềm đau, nỗi khổ đó bắt nguồn từ những tri giác sai lầm, từ sự thiếu hiểu biết và thiếu truyền thông. Trong tư thế phủ phục đó, bỗng nhiên con thấy niềm đau, nỗi khổ của mẹ được trị liệu phần nào, tình thương bắt đầu lớn lên, không gian thênh thang mở ra trong lòng hai mẹ con. Con có niềm tin khi con tu thì cả nhà cũng bắt đầu chuyển hóa. Con nguyện tu cho cả nhà. Nhìn lại, con thấy con giống mẹ một phần nào. Con cũng bước một bước ngoặc lớn vào cái tuổi đó, con cũng đi làm dâu, “làm dâu tăng thân”. Con thực tập sống chung hịa hợp với q sư cơ, với chị em cùng trang lứa. Thật khơng dễ gì! Mỗi người chúng con là mỗi nốt nhạc, mỗi đoạn nhạc linh động. Mỗi người là mỗi loại rau, sống cùng nhau trong một mảnh vườn. Rau này thì ưa bóng râm, rau kia thì ưa nắng, rau nọ thì thích nhiều nước, rau nớ thì sợ nước,...

Con nhớ ơng bà ta có câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Con muốn thực tập thực sự xem sư

anh, sư chị, sư em là anh chị em ruột của con. Hạnh phúc mỗi người là hạnh phúc của con,

khổ đau của mỗi người là khổ đau của con. Như những bộ phận trong cùng một cơ thể, một bộ phận bị thương thì cả cơ thể đều chịu ảnh hưởng chung. Đối với người con thương, theo lẽ tự nhiên con có thể dễ dàng xem đó là anh chị em ruột. Con có thể thương, có thể chấp nhận tất cả dù đó là những yếu kém. Nhưng đối với những người con chưa có đủ điều kiện để thương được thì con cần phải có thời gian. Thời gian để con hiểu, để con chấp nhận, để con có thể mở rộng trái tim ra. Thời gian và sự thực tập có thể chế tác nên hiểu thương và chấp nhận. Có đơi khi con cũng muốn từ bỏ quyền thương yêu với một người nào đó, nhưng con đã khơng làm vậy. Con nhớ đến ước muốn của Thầy. Thầy muốn những người con của Thầy phải thương yêu nhau, phải thực sự xem nhau là anh chị em trong một nhà, đùm bọc và nâng đỡ nhau đi tới. Con muốn thực tập theo ước mong của Thầy. Con tập thương từng chút từng chút. Khơng gian trong lịng, con biết, là một phần quan trọng tạo nên thương yêu.

Đến lúc này, con thấy hoa trái thương yêu được lớn hơn rất nhiều so với những năm đầu con vào chùa. Chính nhờ hiểu và thương được nhiều huynh đệ, cho nên con thấy tình thương của con đối với gia đình huyết thống sâu sắc hơn. Vì tình thương của con bây giờ có thêm chất liệu của sự hiểu, của sự đồng cảm. Có những lần con ngồi thiền, nước mắt tự nhiên lăn dài trên má. Con dịu dàng chào em bé thơ lúc đó. Con thấy đó là em bé của ơng nội, của ba và của con. Lúc con cịn nhỏ, đơi khi con thấy thiếu vắng tình thương của bà nội. Con muốn có bịch chè từ phiên chợ sáng của bà nội mua cho như những đứa hàng xóm có được, con muốn được búi tóc cho bà, con muốn nhõng nhẽo với bà... Những lúc đó con chạy lon ton vào bàn thờ, đứng nhìn bà nội. Con muốn biết bà nội là ai, là người như thế nào? Con biết rằng không phải riêng con muốn được tiếp xúc với nội, muốn được nội thương mà ba cũng vậy. Bà nội mất sớm, lúc đó ba con chỉ mới mười mấy tuổi. Con hiểu ba cũng cần có bàn tay của mẹ bên cạnh để được chăm sóc, để được cưng chiều. Ơng nội

phải đóng cả vai mẹ lẫn vai ba. Thật khơng dễ dàng gì cho ơng. Ơng nội phải trải qua nhiều khó khăn, nhiều đau thương. Tình thương con cái đã giúp ơng nội vượt qua tất cả, một mình chịu đựng, một mình ni con. Và con nhận ra được rằng, tình thương của bà vẫn có đó cho con qua tình thương của ơng nội. Những lúc ông nội mua kẹo cho con, những lúc con nhổ tóc sâu cho ơng, những lúc con chạy lon ton theo ơng... Tình thương của bà nội vẫn có mặt đó cho ba và cho con. Bà nội khơng cịn nhưng tình thương của bà vẫn có mặt, khơng bao giờ mất đi.

Em bé đang cười với ba. Em bé đang cười với con. Con thấy những giọt nước mắt đã trở thành tình thương, đã trở thành sự trị liệu. Em bé trong ông nội, em bé trong ba và cả trong con hồn tồn được ơm ấp trong vòng tay thương u. Lịng con tràn ngập tình thương và niềm biết ơn sâu sắc. Con mỉm cười và thấy mình thật may mắn khi được làm người xuất sĩ, được sống trong mỗi giây phút của hiểu và thương.

Gió đã lặng. Những chiếc lá cuối cùng đã hoàn thành chuyến trở về đất Mẹ. Nhưng nhìn sâu con thấy những chiếc lá vẫn cịn có mặt đó, vẫn cịn có mặt trên cây, vẫn đung đưa vẫy nhẹ theo gió, chơi đùa với những tia nắng mùa xuân!

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)