Mùa báo
Ban biên tập Lá Thư Làng Mai số 43 đang vào giờ cao điểm. Đó ln là điệp khúc cho những ngày giáp Tết. Mấy hơm nay nhận bài, trong đó có những sáng tác mới của các sư bé, tôi ngồi
nhớ lại Tri Âm, một tập san nhỏ đầu tiên tôi
cùng vài anh chị em xuất sĩ trẻ thực hiện ở Việt Nam. Tập san ra đời vì niềm vui muốn có sân chơi cho người trẻ. Tôi vẫn nhớ những mục rất
ấn tượng trong Tri Âm như Lau lách mở lời, hay Nhỏ to.
Anh chị em chúng tôi ai cũng nghèo. Khi đang
sửa bản thảo Tri Âm, chúng tôi đồng thời cũng
tự ý thức để dành dụm tiền cho đủ in báo. Có những số báo chúng tôi in 350 đến 400 cuốn, thiếu thì in tiếp. Với chúng tơi, 350 đến 400 cuốn thời đó đã là cả sự nghiệp. Có ngày đi học, tôi đã cầu nguyện cho xe đừng hết xăng giữa đường bởi trong túi khơng cịn đồng nào. Cứ xong mỗi số, tơi và người bạn biên tập chính thường phải truyền hai bình nước biển để phục hồi sức khỏe. Lúc đó, tơi chưa có nhiều
khả năng bng thư trong lúc làm việc. Chúng tơi vừa làm báo, vừa phải hồn thành những bộ môn trên lớp, vừa công phu chấp tác ở chùa. Tuổi trẻ và niềm yêu thích giúp chúng tơi làm được những điều như vậy. Bây giờ, cầm bất kỳ tờ báo nào trong tay, tơi đều thấy trân q lắm. Đó quả là cả một cơng phu.
Sau này, được đi đây đi đó, được tiếp xúc với nhiều sách báo, có cơ hội đọc lại những tập san
như Giữ thơm quê mẹ, Tuần báo Hải Triều Âm, Tạp chí Phật Giáo Việt Nam,... tôi mới nhận ra rõ
hơn cách làm báo của những vị thầy đi trước. Thế nào là một tờ báo có âm hưởng của đạo Bụt, nội dung báo thế nào để giúp ích cho cuộc đời. Sư Ơng Làng Mai là người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí. Tơi học được nhiều thứ từ những bài viết của Sư Ông. Nếu được tiếp cận với những văn bản đó sớm, có lẽ
tờ Tri Âm của chúng tơi sẽ có một tinh thần mới.
Đến số thứ 10, anh em chúng tôi mỗi người đi mỗi ngã, tập san dừng lại ở đó.
Hơm nay, tiếp tục với Lá Thư Làng Mai, tôi thấy quý từng bài viết gởi về cho báo. Mỗi bài viết đều là một mảnh ghép đặc trưng để tạo nên bức tranh linh động có tên Lá Thư Làng Mai. Những mảnh ghép đó được tạo nên bởi nhiều thế hệ khác nhau: 80 tuổi, 60 tuổi, 31 tuổi, hay
mười mấy tuổi. Lúc cịn Tri Âm, tơi nhớ có lần
nhận được một bài viết với dòng chữ học trị mà tơi nghĩ tác giả cịn nhỏ lắm. Tơi đã đọc, nhuận văn, và đã đăng. Sau này tôi nghe kể lại rằng, người viết bài đó là một sư bé học lớp năm.
Nhận được tờ Tri Âm, tối nào sư bé cũng để trên
đó khiến tơi hạnh phúc vơ cùng. Hầu hết xuất sĩ trẻ cùng thế hệ với tôi ở Huế lúc ấy đều biết
đến tập Tri Âm và chờ để được đọc.
Về chùa
Có đứa bé, chừng chưa đầy mười tuổi, một hôm xin mẹ về chùa. Mẹ hỏi bé về làm chi, về chơi với ai, thầy đi vắng rồi? Câu trả lời của bé có trong đoạn thơ của Trụ Vũ:
Bé thơ xin mẹ về chùa
Mẹ hỏi bé, con về chùa mà chi Sáng nay thầy đã ra đi
Chùa không, thầy vắng con về với ai Bé rằng con muốn về chơi
Với hoa râm bụt nó cười với con.
Tơi có cảm giác như Trụ Vũ không cần bất kỳ một sự dụng công nào, dù là dụng công gieo vần, để viết nên bài thơ.
Đứa bé về chùa. Đứa bé chơi với hoa râm bụt. Đứa bé nhận ra hoa râm bụt ln cười với bé. Có thể thầy đi vắng, có thể chùa trống trơn
theo một nghĩa nào đó của người lớn. Nhưng với
bé, chỉ cần một bông hoa râm bụt trong vườn chùa, thế là đủ đầy. Nhìn thấy nụ cười hoa râm bụt thì bé cũng sẽ nhìn thấy được nụ cười khắp nơi, ở đám mây, chiếc lá, viên sỏi, tiếng chim hót, tia nắng, hạt sương, những chiếc rễ cây bò trên mặt đất, hay đám rêu nơi bờ tường cũ,... Kim Sơn là một ngôi chùa làng, đã hơn 300 năm tuổi, được dựng trên một ngọn đồi. Bọn trẻ thường lên chơi. Các sư chú thích chơi với bọn nhỏ lắm. Các bé Pho, Tom, Duy, Sữa, Chị, Ken, Jerry, Em, Huy, Len,... mỗi khi được nghỉ học thong thả là lại lên chùa. Tơi có biết bao nhiêu là kỷ niệm đẹp với mấy nhỏ.
Tom, lên chùa lúc còn tuổi đái dầm, và thường được ở lại chùa qua đêm trong những dịp nghỉ học. Bé lên chùa, chạy theo chơi với các sư chú, tắm mưa, làm củi, giành ăn, hay kéo từng thùng nước từ cái giếng sâu mười mấy mét để tưới từng chậu cây cảnh. Có khi bé chỉ chơi một mình. Bé khơng lấy đó làm phiền hà. Chỉ cần
được ba mẹ cho lên chùa là bé vui. Tơi nhìn bé lớn lên mỗi ngày. Có khi thấy bé lủi thủi chơi một mình, thương lắm, tơi rủ bé lên chùa lạy Phật với tơi. Lạy Lương hồng sám. Tom cũng lên. Lạy được vài lạy, bé chạy tới nói nhỏ vào tai tơi, cái má phụng phịu: "Thầy ơi, cho con thỉnh chuông thầy nha". Tôi mỉm cười, trao dùi chuông cho bé. Thỉnh được vài tiếng, bé đặt dùi chuông xuống bàn, lại ghé tai tơi nói nhỏ: "Thầy ơi, con muốn đi... tè". Tơi gật đầu. Lý do đó vơ cùng chính đáng, đố ai dám cản. Đó là lần cuối cùng tôi thấy Tom trong buổi công phu hôm ấy.
Có hơm, anh em chúng tôi thực tập lạy Vạn Phật. Mọi người được phân công thay nhau xướng mỗi danh diệu Bụt để tất cả đều chú tâm. Mọi thứ đang diễn ra êm xuôi cho đến khi vòng tròn xướng danh hiệu đến lượt Tom. Giọng bé thanh và rõ. Bé xướng lên "Nam mô... ô... ô... Phật mơ rồi?" Một thống im lặng. Khơng khí sửng sốt bao trùm ngôi chánh điện.
Phật Mô Rồi là một danh hiệu Bụt? Kết quả,
bao nhiêu tiếng cười vang lên. Mọi người cười ngất. Đó hẳn nhiên khơng phải danh hiệu Bụt được in trên trang kinh. Đó là một câu hỏi. Bụt nhiều q, bé khơng nhớ mình sẽ xướng lên danh hiệu đức Bụt nào. Tôi chủ lễ, cũng cười ngất. Tơi dám chắc Bụt lúc đó cũng cười ngất. Ngun Lực đứng cạnh tơi thì khỏi nói, cười khơng dừng được, cứ nấc lên từng tiếng. Tình trạng khơng thể thay đổi. Tơi nói: "Thơi, hồi hướng mà xuống". Bài kệ hồi hướng cũng không ai tụng được, vì tiếng cười cứ vang lên góc này góc kia. Người này nhịn được cười thì người kia lại không nhịn được. Mặc dù cũng sợ bị Thầy tơi rầy nhưng khơng ai có thể tụng được thêm một câu kinh nào. Chúng tôi lạy Bụt rồi xuống. Nụ cười cứ đi theo chúng tơi nhiều ngày sau đó. Gặp Tom, tôi lại hỏi: "Con ơi, Phật mô rồi?".
Tom lớn lên mỗi ngày. Và mỗi ngày có lẽ bé khiến tơi sốc mỗi chuyện. Khi thì bé tun bố: "Từ nay, mỗi buổi sáng con sẽ dậy sớm nấu nước pha trà mời thầy". Tôi càng sốc hơn khi bé làm thật. Khi thì, lúc tơi đang ăn trưa trễ một
mình dưới bếp, bé đi tới, chắp tay thưa: "Thầy ơi, con muốn đi tu". Tôi không biết từ đâu mà nước mắt của bé có nhiều thế. Tơi bị điểm huyệt trong dịng nước mắt đó. Tơi lúng túng thật sự. Tôi bảo bé lên phịng ngồi chờ. Tơi cũng khơng ăn được gì thêm sau đó. Tom có thể khơng thấy danh hiệu Bụt trong trang kinh, nhưng hạt giống Bụt trong lòng bé đã thức dậy.
Bây giờ, Tom đã là một sư chú đĩnh đạc cao lớn. Một sư chú thực tập tại Làng Mai. Chị của bé, một hai năm sau cũng trở thành sư cô.
Sự hồn nhiên lành thiện của các bé đã nuôi dưỡng tôi rất nhiều. Ba mẹ các bé nghĩ rằng các bé cần được quý thầy hướng dẫn, dạy dỗ. Tơi thì thấy tự thân học được nhiều bài học từ các bé. Bây giờ, tơi dám tin là có đức Bụt danh
hiệu Phật Mô Rồi. Một công án mà Tom đã giao
cho tơi.
Tuổi thơ
Được phát trên đài truyền hình cách đây gần 25
năm, Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên là bộ phim
gắn liền với tuổi thơ thế hệ chúng tôi. Tôi ấn tượng mãi với cảnh người mẹ đi vào rừng, lấy trong túi ra trái táo (bọn con nít chúng tơi gọi là trái bom), chà chà lên tay áo, và cắn. Thời đó, táo đối với chúng tơi vẫn là một thứ khá xa vời. Tôi chưa bao giờ được thử. Cũng như nhiều em bé phương Tây chưa bao giờ được uống nước dừa.
Cho đến một hôm, đi chợ về, mẹ tôi đặt vào tay em gái tơi, lúc đó chừng ba tuổi, một trái táo. Một trái táo ngun. Tơi thích được cắn trái táo nguyên như vậy một lần. Nó chẳng thua gì cảm giác muốn lớn lên trở thành một cầu thủ bóng đá nổi tiếng trong tôi. Thế là, chậm rãi, chậm rãi, từng bước một, tơi đi từ phía sau lưng em gái, cúi xuống, cầm ngay trái táo và cắn một miếng lớn. Tôi không nhớ miếng táo trong miệng tôi ngọt chua thế nào, tơi chỉ nhớ đến thành quả mình vừa đạt được. Kèm theo thành tích ấy là việc đứa em gái tơi gào khóc suốt hơn một giờ đồng hồ. Mẹ tôi không tài nào dỗ được, kể cả phương pháp cố gắng rầy tôi để em tôi
công nhận sự nỗ lực của mẹ. Em tôi vẫn cầm khư khư trái táo trong tay và khóc tức tưởi. Cuối cùng, mẹ tôi phải đạp xe qua chợ mua về trái khác mà đền lại cho nó.
Qua Làng, mỗi năm tơi đều được đi hái táo cùng đại chúng ở những nơng trại đã thu hoạch. Táo cịn rất nhiều trên cây. Nhưng hái táo không phải là chuyện quan trọng. Chúng tơi có thời gian để ngồi uống trà, chụp hình, ăn trưa, nói chuyện hay đá cầu cùng nhau. Tơi có dịp kể cho anh chị em nghe câu chuyện này. Có ai về Việt Nam, tơi thường gởi một trái táo về cho em gái tôi, không phải để đền lại, mà chỉ để nhắc cho nhau nghe một kỷ niệm đẹp của hai anh em. Bao nhiêu chuyện khóc lẫy của con nít cũng trở thành kỷ niệm đẹp của người lớn đó thơi. Tuổi thơ khơng phải lúc nào cũng đẹp trong ký ức tơi, nhưng tơi may mắn vẫn có đó những ký ức đẹp về tuổi thơ. Tơi thường sử dụng những hình ảnh đẹp này để tiếp tục sống trong giây phút hiện tại. Những ký ức đẹp đó là chất liệu của thương yêu, của bao dung, của kiên nhẫn, của trị liệu, giúp tôi đủ khả năng nhìn vào những nỗi khổ niềm đau trong quá khứ và bắt đầu quá trình trị liệu.