Chân Đào Nghiêm

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 128 - 132)

Sư cô Đào Nghiêm, người Pháp, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Cơ Đốc giáo. Sư cơ xuất gia năm 2003 trong gia đình Cây Cẩm Lai và được truyền đăng năm 2011. Trước khi xuất gia, sư cơ là người khá thành đạt và đã có gia đình. Hiện sư cơ đang tu tập tại xóm Hạ, Làng Mai. Bài viết được BBT chuyển ngữ từ tiếng Anh.

“Nếu có năm mươi ba phút để làm những gì mình thích, ta sẽ bước đi thật êm dịu tìm tới một giếng nước, hồng tử bé tự nhủ”.

Hồng tử bé – Antoine de Saint Exupéry

Mỗi khi bước đi trong chánh niệm, con cảm nhận trong mình một niềm vui thật sâu lắng. Cảm giác cả châu thân được nuôi dưỡng, bên trong lẫn bên ngồi. Có những lúc con tận hưởng thiền hành một mình, có những lúc con thực tập chung với tăng thân. Đôi khi con hạnh phúc được thiền hành giữa thiên nhiên và cũng hạnh phúc khi được thưởng thức từng bước chân chánh niệm trong lòng những thành phố lớn. Thực tập thiền hành trong nhiều ngày liên tiếp của chuyến hành hương đã giúp con bng hết những suy tư vơ ích trong đầu và nhờ thế, tiếp xúc lại được với những gì cốt yếu nhất, với những gì đang có mặt ở đây trong giây phút hiện tại.

Những bước chân chánh niệm đưa con trở về với hải đảo tự thân. Con nghe trong lòng thảnh thơi, yên bình. Lo lắng, căng thẳng và những suy tư khơng cần thiết rụng rơi hết khiến lịng con nhẹ nhàng và cho con khả năng thưởng thức những diệu kỳ của sự sống đang hiển bày quanh đây. Trong trạng thái đó, con cảm nhận được mối liên hệ sâu sắc với sự sống, với chính mình, với bản chất con người của mình. Con cũng đồng thời cảm nhận tình thương con dành cho em bé bị tổn thương trong con và cảm thông cho những giới hạn của tâm thức mình. Với niềm tin yêu cuộc sống tràn ngập trong lòng, mỗi bước chân con đi làm mọi tế bào trong thân thể đều hân hoan và con cảm nhận một mối liên hệ tương tức thật sâu với đất Mẹ. Cha mẹ, tổ tiên, các vị thầy có trong chúng ta. Đất cũng vậy, đất có trong chúng ta. Đất Mẹ chính là ta.

Tháng 5 năm 2019, con và con gái mình đã có niềm vui lớn được thực tập thiền hành, trong vòng 20 ngày, theo hành trình phía bắc của

Con đường Thánh Phan-xi-cô (St. Francis Way).

Chặng hành hương bắt đầu từ thành phố Florence cho tới thành phố Assisi của nước Ý. Con hạnh phúc vô cùng được đi theo bước chân của Thánh Phan-xi-cô xứ Assisi. Ngài là vị thánh bảo hộ của động vật, sinh mơi, gia đình và của hịa bình. Có lẽ bởi thế mà con đã có niềm xúc động sâu xa trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng Toscana và vùng Umbria cũng như trước sự chào đón nồng ấm của những người dân con gặp trên đường đi, và đặc biệt bởi cuộc sống của Thánh Phan-xi-cô, Thánh Clara và các vị tu sĩ dịng thánh Phan-xi-cơ từ thế kỷ 12 cho tới nay.

Trên đường hành hương, có nhiều lúc trong con đi lên những câu hỏi: “Liệu mình có đi được hết hành trình này khơng? Liệu mình có đủ sức khơng?”. Khi đó, con chấp nhận sự có mặt của những suy tư ấy, con thở với nó. Câu thần chú “Mỗi hơi thở là phép lạ, mỗi bước chân là phép lạ” dẫn dắt mỗi bước chân con, đưa con về với niềm vui an trú trong giây phút hiện tại. Tiếng chim cúc cu đi theo con mỗi ngày, tiếng chim làm con nhớ tới Thầy, cảm được tình thương của Thầy. Ở Làng Mai, mỗi mùa xuân về chúng con lại được nghe tiếng chim cúc cu. Thầy dạy rằng tiếng chim cũng là tiếng Thầy gọi các con về với giây phút hiện tại, mỗi khi nghe chim hót thì nhớ đó là tiếng Thầy gọi. Lời Thầy dạy đẹp biết mấy. Thầy đã cho chúng con một pháp môn thực tập tuyệt vời. Tiếng chim hót - tiếng gọi trở về của Thầy - theo bước chân con mỗi ngày, gọi con về và tin cậy thả mình vào vạn vật, vào cuộc sống với những buồn vui, những thử thách của nó, gọi con về với niềm kính ngưỡng đất Mẹ. Con cảm nhận được sự có mặt của Thầy và con mời Bụt trong con cùng bước đi. Thật sự có mặt đó và an trú trong giây phút hiện tại khiến con ý thức được trọn vẹn nét đẹp rạng rỡ của cảnh vật, của sự mầu nhiệm là mình đang cịn sống, cịn đang bước đi, và có thể sẻ chia những giây phút này với con gái mình.

Thật may là tiết trời mát mẻ. Chúng con thường bắt đầu đi từ sáng sớm để có thời gian ngắm nhìn phong cảnh. Một buổi sáng, con và con gái mình thức giấc trong bản hịa tấu của một cơn mưa nặng hạt. Chúng con tự hỏi: mình muốn có một ngày làm biếng hay sẽ tiếp tục đi dưới mưa? Con gái con muốn được đi bộ dưới mưa với một tấm lịng bao dung khơng kỳ thị và lịng biết ơn, giống như Thánh Phan-xi-cơ. Sau giây phút lưỡng lự, hình ảnh của Thánh Phan-xi-cô cùng với huynh đệ của Người đi bộ trong mọi điều kiện thời tiết, chỉ với chút ít thức ăn và với nụ cười luôn nở trên môi, đi lên trong con. Đây là hình ảnh trong bộ phim về

Thánh Phan-xi-cơ có tựa Anh mặt trời, Chị mặt trăng (Brother Sun, Sister Moon) mà con đã xem.

Và rồi con nói với con gái: “Chúng ta lên đường nào”.

Đi dưới mưa, chấp nhận bị ướt mèm, con thấy mình thật bình an. Bước đi trong im lặng, con cảm nghe được tiếng mưa thật rõ và mặc nhiên chiêm ngưỡng vũ điệu tuyệt đẹp của những đám mây đang khơng ngừng chơi trị trốn tìm với đồi núi xanh tươi ở bên dưới. Rồi mưa cũng ngừng rơi, con có thêm niềm hạnh phúc được mặc áo quần khô! Trải nghiệm được sự bng bỏ ý niệm và thói quen phải luôn được khô ráo làm con thấy thật tự do. Lòng con tràn ngập

niềm biết ơn, con hiểu rõ hơn lời dạy của Thánh Phan-xi-cơ về hạnh nghèo khó.

Có những điều làm mình thấy thật mãn nguyện khi đi bộ trên một chặng đường dài: chuyển động đều đặn của cơ thể, sự thay đổi không ngừng của cảnh vật bên đường, nghỉ đêm tại mỗi làng xóm hay đơ thị khác nhau khi chiều xuống. Có những đêm con ngủ trong lều, những đêm khác trong một tu viện, hay ở nhà dân, ở một nhà trọ. Mỗi trải nghiệm là một món q. Tâm an bình, thân thể tràn đầy năng lượng, con cảm nhận niềm hạnh phúc trong mình thật lớn, dù vai và hơng đau nhức. Hầu như trên cả chặng đường, chúng con đi trong im lặng. Mỗi khi gặp một dịng sơng hay một nguồn nước, chúng con đều cởi giày ra, sung sướng nhúng hai bàn chân vào nước mát. Buổi tối là lúc chúng con được thưởng thức những bữa ăn ngon lành từ các vị chủ nhà, cả thân tâm con đều thấy hoan hỷ. Đó cũng là những giây phút của sự chia sẻ và của cảm nhận mình thuộc về một gia đình lớn - gia đình nhân loại. Tiến gần tới tu viện La Verna, con bước đi với ý thức rằng trong nhiều thế kỷ những cánh rừng già và cả miền rừng núi này đã được các vị thầy tu dịng Phan-xi-cơ chăm nom, gìn giữ. Truyền thuyết kể lại rằng có những vị tiên sống trong các động đá bao quanh tu viện. Phong cảnh nơi này quả thật đẹp như tiên giới, với rừng sồi xen lẫn đá tảng phủ đầy rêu. Con đã để cho sự tĩnh lặng thâm sâu của cảnh vật thấm vào thân tâm mình.

Khi đặt chân tới tu viện La Verna, chúng con được biết là tất cả các phịng nghỉ đều đã kín chỗ. Hai vị thầy tu dịng Phan-xi-cơ bàn bạc với nhau một hồi để tìm cách giúp đỡ chúng con. Cuối cùng, chúng con được đưa vào khu vực riêng của tu sĩ và được nghỉ trong phòng dành cho thân nhân các thầy. Thật là một món q tuyệt vời, đầy bất ngờ! Vơ cùng xúc động trước vẻ đẹp và khơng gian an bình của tu viện, con và con gái đã quyết định ở lại đây hai đêm. Được có mặt ở nơi này khiến lịng con hân hoan, quà tặng và sự nhiệm mầu của phút giây hiện tại không ngừng hiển lộ. Không hẹn mà gặp, con đã được hội ngộ các huynh đệ trong gia đình Làng Mai ở ngay nơi thánh địa này.

Chỉ bước đi, khơng có mong đợi nào và cũng chẳng có một kế hoạch gì cố định nhưng mỗi ngày mới đều mang tới cho con những món quà tuyệt diệu khác nhau. Con nhớ tới câu thơ

của Christian Bobin, một nhà thơ Pháp: Ngắm nhìn, lắng nghe, thương u. Sự sống là món q mình mở ra mỗi sáng khi thức dậy. Chúng con đi

qua những cánh rừng và những đồng cỏ phủ đầy hoa anh túc và nhiều loại hoa dại khác. Ngày trôi qua, mọi ý niệm về thời gian trong con bay đi hết. Chỉ còn lại sự an trú trong hiện tại trên mỗi bước chân.

Chúng con đến thành phố Assisi vào đầu giờ chiều ngày 23 tháng Năm. Sau khi đã dựng lều ở Mount Subasio nơi có nhiều cây cối bao quanh, chúng con bắt đầu đi xuống những con phố quanh co dẫn tới nhà thờ Basilica

Maggiore,  nơi đặt mộ của Thánh Phan-xi- cơ. Con thấy mình thật may mắn được ngồi yên tĩnh trong hầm mộ. Trái tim con mở ra, thanh thốt. Sáng hơm sau, khi mặt trời lên, cùng với con gái, con đi theo bước chân Thánh Phan-xi-cô, leo qua đỉnh Mount Subasio để tới Eremo delle Carceri nơi Ngài cùng các huynh đệ của mình từng cư trú khi tới thành Assisi. Khu rừng già với những cội cây cổ thụ chào đón chúng con, một vài cây ở đây đã có từ thời Thánh Phan-xi-cơ cịn sống. Một tấm biển lưu tâm khách tham quan rằng đây cũng là nơi để hành thiền, mọi người cần tôn trọng không gian tĩnh lặng và chiêm nghiệm này. Con thấy mỗi bước chân mình đang hịa trong bước chân của Thánh Phan-xi-cơ cùng các huynh đệ của Ngài, của Thầy và của các huynh đệ nơi Làng Mai. Thiền hành đã là một sự thực tập vô cùng quan trọng trong cuộc đời Thánh Phan-xi-cô. Khu rừng tràn đầy âm thanh tuyệt diệu của tiếng chim ca và tiếng nước chảy. Nhiều lối đi nhỏ dẫn xuống các động đá khác nhau, biển chỉ dẫn cho con biết nơi trước kia Thánh Phan- xi-cô, cũng như các huynh đệ của Ngài từng ở. Chúng con ngồi thiền trong nhiều động đá, con thấy mỗi nơi đều có âm hưởng an bình khác nhau và con cũng cảm nghe như năng lượng cầu nguyện còn vang vọng trong từng phiến

đá. Đây quả thật là một nơi bình an, tràn đầy năng lượng thương yêu của Thánh Phan-xi-cô và các huynh đệ của Ngài.

Một vài giờ sau, tiếng chim hót bị gián đoạn bởi âm thanh của xe cộ và của nhiều du khách mới tới. Con rất hạnh phúc đã đến đây từ sớm và có cơ hội nếm trải sự bình an, tĩnh lặng của thánh địa này.

Nhiều lần trong chuyến hành hương, con và con gái mình nhận ra rằng tất cả những cảnh tượng tươi đẹp của đất Mẹ mà chúng con đang

chiêm ngưỡng trong giờ phút này đây cũng đã từng được Thánh Phan-xi-cơ nhìn ngắm với tình thương của Ngài dành cho nhân loại và khi ấy tình yêu thiên nhiên cũng ngập tràn trong trái tim Ngài. Quá khứ đang có mặt trong hiện tại. Một niềm vui sâu lắng trào dâng trong con, con thực sự cảm nhận sự sống trong mình. Con rất biết ơn con gái mình và tất cả những nhân duyên giúp cho chuyến đi này được thực hiện. Con biết ơn tất cả những giây phút ân sủng, những khoảnh khắc của niềm vui, tiếng cười, của tĩnh lặng, của thiên nhiên tươi đẹp có được trong suốt chuyến đi.

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)