Mở cửa nhìn pháp thân

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 162 - 163)

Đời mầu nhiệm khơng cùng Lịng dặn lịng tỉnh thức Dòng nước tâm trong ngần

(Thi kệ thực tập chánh niệm - Sư Ông Làng Mai)

Mỗi sáng, từ mùa An cư kiết thu vừa qua, mỗi khi bước ra khỏi phòng lần đầu tiên trong ngày,

con luôn niệm câu thần chú này. Con gọi là thần chú vì nó ln mang đến cảm giác rất ấm áp

của một niềm vui, một hạnh phúc nhẹ nhàng nhưng sâu sắc trong tim con. Trước đây, trong suốt ba năm tu học tại Làng, tính ln khoảng thời gian làm tập sự, bài thi kệ này được liệt

vào danh sách Thế giới của những người ngoài hành tinh, “khơng có ý nghĩa, cũng chẳng ảnh

hưởng gì đến tơ cháo yến mạch mình ăn mỗi ngày tại Làng. Cùng lắm thì nhìn nó như ‘đĩa bay’ cho vui mắt, đâu vào đó rồi thì ai về hành tinh của người ấy để ở. Chấm hết!”. Đây có thể là một cách đơn giản nhất dùng để giải thích ý niệm đó.

Mà đâu phải chỉ riêng bài thi kệ này, tất cả những bài khác, trừ bài “Thức dậy” ở lại trái đất vì được nhắc vài lần trong các pháp thoại, kể cả bốn mươi mốt thiên uy nghi cũng cùng chia sẻ chung số phận đó. Nghe có vẻ như con đang tự hào về điều này. Không! Con xin thưa với những ai đang đọc bài này rằng đây có lẽ là một trong những sự khiếm khuyết lớn nhất nơi nhận thức của con về con đường tu học. Cái quan niệm uy nghi là quy củ, gị bó, kìm kẹp,

xét nét, khơng tự do, là mẹ ghẻ, làm sai một chút thì bị khiển trên trách dưới... luôn gắn liền trong suy nghĩ của con. Thế nên, thành quả tu học của con từ lúc xuất gia cho đến đầu mùa an cư này rất ít. Ví như: Thầy thở một hơi thì thấy bao nhiêu phép lạ hiển bày, bao nhiêu châu ngọc kim cương của sự sống biểu hiện. Con thì tu ba năm chỉ kiếm được vài cọng kẽm, hay chỉ hành hẹ là nhiều! May mắn thay, phước đức của ơng bà để lại vẫn cịn đó, con được quý thầy xóm Thượng yêu thương và yểm trợ hết mình, soi sáng cho con và hướng con đến một cuộc cách mạng cho bản thân: thực tập lại tất cả các pháp môn căn bản.

Mở cửa nhìn pháp thân

Buổi ban đầu thực tập thi kệ và uy nghi, con thấy mình khơng khác gì những con vẹt ngồi kia. Đọc tới đọc lui những bài thi kệ mà khơng có bao nhiêu cảm hứng, con dường như khơng tìm thấy được lợi ích gì từ việc này, ngoại trừ cơ hội được dừng lại năm giây đọc nó trước khi làm. Nhiều khi con còn đọc nhầm, làm cho ý nghĩa bài kệ đảo ngược. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, hằng đêm trước khi ngủ, con lại để tâm đọc những bài uy nghi, và thay vì dùng mắt kính “uy nghi là quy củ”, con đặt những câu hỏi như: “Tại sao quý thầy cứ nhắc đi nhắc lại việc phải thực tập uy nghi?”, “Chương này, bài này, phần này, câu này có ý nghĩa và lợi lạc gì khi mình thực hiện nó?”. “Khơng hiểu! Thơi thì nhắm mắt làm đại. À

khơng, phải mở mắt chứ, nhắm mắt thì thấy đường đâu mà làm!”.

Hơm đầu khơng có gì khởi sắc, tuy nhiên song song, con cũng nghe lại những bài pháp thoại về Mười sáu hơi thở ý thức và Bốn lĩnh vực quán niệm của Thầy. Bài nào Thầy cũng đều nhắc đi nhắc lại chuyện đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm. “Đi thì biết mình đang đi, ngồi thì biết mình đang ngồi”, ln nắm lấy hơi thở của mình trong mỗi giây phút. Con khơng muốn thần tượng hóa, nhưng có một cái gì đó phát ra từ Thầy mà những lời Thầy nói thấm vào chiều sâu tâm thức của con và tạo rất nhiều cảm hứng cho sự thực tập.

Ngày thứ hai, có điều gì đó thay đổi mà con khơng diễn tả được. Ngày thứ ba tiếp tục thay đổi, sâu hơn, rồi ngày thứ tư, thứ năm… cứ thế được một tuần rưỡi thì bất chợt trong lúc đọc uy nghi, con nhận ra mình đang rất thích thú với nó. Uy nghi khơng cịn là quy củ cứng nhắc nữa, không cịn là mẹ ghẻ nữa, thay vào đó là mỗi hành động nên làm và khơng nên làm tạo nên hình ảnh của một người xuất sĩ rất đẹp! Một người sống theo uy nghi là người biết kính trên nhường dưới, biết ta biết người, biết mình đang ở đâu, biết mình đang làm gì, biết cách chăm sóc bảo hộ chính mình và người xung quanh. Lễ độ, lịch sự, khiêm cung, tao nhã, khoan thai, ung dung tự tại, vững chãi thảnh thơi không đủ để diễn tả những ai có thể thực tập 41 thiên uy nghi. Uy nghi như một cuốn cẩm nang chỉ dạy cho mình cách chăm sóc vườn hoa, cách chăm sóc bàn thờ tâm linh của mình. Từ đó nó cùng với thi kệ, các bài pháp thoại của Thầy, quý thầy và quý sư cô, và sự thực tập hiện pháp lạc trú miên mật đã giúp con mở nhiều cánh cửa trong tâm mà bấy lâu con tự nhốt chính mình vào.

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 162 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)