Thầy Pháp Lượng là một vị giáo thọ Làng Mai, xuất gia năm 2001, trong gia đình Cây Dâu Tây. Thầy đã thị tịch ngày 24 tháng 7 năm 2019 tại Đức. Sau đây là những dòng tâm sự của quý thầy, quý sư cô trong buổi lễ Hộ niệm cho thầy diễn ra tại thiền đường Thánh Mẫu Ma-Gia ở Sơn Hạ vào sáng ngày 26.07.2019 được thầy Minh Hy ghi lại.
Sư anh Pháp Lượng thương quý!
Đã hơn một tháng nay ở Làng khơng có một giọt mưa. Có hai đợt nóng khủng khiếp từ 38 – 41°C. Thế mà từ tối hơm qua trời trở gió và hơm nay mưa khá nhiều. Ai cũng mừng. Nếu ghé thăm xóm Thượng, sư anh thế nào cũng mừng lắm. Sư anh là người yêu thiên nhiên mà. Mấy hồ sen nhờ trận mưa mà có thêm nhiều nước. Chắc sư anh sẽ vui khi nhìn đàn cá tung tăng bơi lội dưới hồ bên cạnh những bông sen trắng tinh khiết. Mưa làm cho những bông hoa chicorée càng thêm tươi thắm. Hoa chicorée đã nở khắp nơi trên xóm Thượng. Sư anh có thể ngồi ở đâu đó để ngắm hoa và thưởng thức từng ngụm trà nóng.
Sư em rất thích hình ảnh ung dung tự tại của sư anh. Đi đâu sư anh cũng đeo cái bình thủy bên mình, trong đó có trà, trà đậm lắm, chắc là sư anh uống trà thay nước luôn. Đến bây giờ sư em mới tiếc là chưa bao giờ được tặng sư anh một gói trà hay một bơng sen ướp trà Bắc. Tiếc thật! Mùa này sư em ướp được nhiều trà sen lắm.
Mấy hôm nay sư em rất nhớ sư anh. Các anh em ở đây ai cũng nghĩ đến sư anh, hình ảnh của sư anh hiện rõ trong sư em hơn bao giờ hết. Có cảm tưởng như sư anh đang ở đây. Sư anh đang dạo chơi, đi ra vườn, đi xuống bếp thăm anh em nấu ăn, hay đang ngồi uống trà cùng với các
huynh đệ. Thỉnh thoảng được nghe cái giọng cười khàn khàn của sư anh rất là thích.
Hẳn sư anh còn nhớ cái buổi sư anh ngồi uống trà ở phịng sư anh Pháp Dung trong khóa tu xuất sĩ đầu năm chứ. Các sư anh nói chuyện gì mà cười vui quá làm mấy sư em ai cũng thèm được vào chơi. Sau buổi ngồi chơi đó, đại chúng được thấy một hình ảnh rất đẹp của tình huynh đệ: hai sư anh đã lên pháp tòa chung trong một buổi pháp thoại. Sáng hôm nay thầy Pháp Dung đã nhắc lại kỷ niệm đó trong buổi lễ. Trong buổi pháp thoại đó, sư anh đã nói một điều làm nhiều người tâm đắc, sư anh nói rằng:
“…Sống trong tăng thân thì mình cố gắng đi ra phụng sự, mình đừng có ngại, mình đi ra giúp thì người khác mới có cơ hội được nghỉ ngơi”. Trong
câu nói ấy chứa rất nhiều tình thương của sư anh. Còn nhớ nhiều năm về trước, khi Thầy và
tăng thân cử sư anh đi tu viện Rừng Phong, sư anh hoan hỷ đi. Cử sư anh lên thiền đường Hơi Thở Nhẹ, sư anh hoan hỷ đi. Rồi lần sau đó cử sư anh đi xây dựng Học viện EIAB, sư anh cũng sẵn sàng đi. Hình như ở đâu có khó khăn, vất vả thì sư anh đều sẵn sàng đến. Sư em tu còn yếu, mỗi khi gặp khó khăn, nguy hiểm thì lịng cịn e dè, run sợ, nhưng sư anh thì thường hay cười và nói: “Có gì đâu, có gì đâu!”. Sư anh có tình thương đủ, có sự hiểu biết đủ để thương Thầy và tăng thân trong mọi hoàn cảnh như thế.
Sư cơ Chân Khơng cũng có mặt trong buổi lễ sáng nay. Khi hay tin sư anh ra đi, sư cô đã lên Phật đường đốt trầm và mời sư anh cùng ngồi yên với sư cô. Thật kỳ diệu, sư anh đã có mặt đó và cùng ngồi với sư cô. Sư cô cũng đã mời các thầy, các sư cô bên Học viện cùng ngồi thở với sư cô, cùng ôm ấp, cùng tha thứ, cùng cảm thông, cùng trị liệu nỗi đau này. Sáng nay, sư cô đã mời tăng thân và sư anh cùng ngồi yên trong thiền đường Thánh Mẫu Ma-Gia ở Sơn Hạ. Thiền đường tuy nhỏ nhưng có thể chứa đựng được tất cả. Trong thế giới bản mơn, tất cả anh em mình đã gặp nhau. Có buồn đau, có tiếc nuối, có nước mắt nhưng sau cùng đã có được những nụ cười. “Có gì đâu!”. Chỉ là trị chơi trốn tìm thơi mà.
Sư anh là một người tu rất giản dị. Chiếc áo tràng đã bạc màu nhiều năm rồi nhưng sư anh vẫn rất quý, hiếm khi thấy sư anh mặc đồ mới. Sư anh thích cây cảnh (bonsai). Sư anh kiếm đâu đó mấy cây con con, bỏ vào chậu, có khi thêm cục đá bên cạnh và nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Đã khơng ít hơn một lần ở Học viện, quý thầy, quý sư cô đã mở lớp rồi mời sư anh hướng dẫn cho thiền sinh học cách làm bonsai. Điều ấy đã khiến Sư Ơng lấy làm thích thú và thường hay sách tấn các sư em: “Thầy Pháp Lượng khơng nói được tiếng Đức hay tiếng Anh, vậy mà cũng có thể hướng dẫn thiền
sinh làm bonsai đó con!”. Chỉ cần có một tấm
lịng thơi phải khơng sư anh!
Có một hôm, sư cô Bảo Nghiêm nói: “Pháp Lượng, xin sư em lên xóm Mới giúp các sư cô tỉa mấy cái cây”. Sư anh nói: “Sư em chỉ chăm cây ở xóm Thượng thơi, xóm Mới có các sư chị rồi”. Thế nhưng mỗi khi lên xóm Mới, trong túi của sư anh đều có sẵn cái kéo, thấy cái cành nào khô, mọc khơng đúng là sư anh tỉa cho nó gọn gàng.
Nhiều khi các anh em khi về phịng thì bỗng thấy có một chậu bonsai, một cục đá hay một gói trà của ai đó để trên bàn. Nhiều khi đốn biết được người đó là sư anh, nhưng sư anh là thế, rất lặng lẽ, kín đáo, khơng muốn ai biết. Thương anh em thế là đủ rồi.
Sư cô Giác Nghiêm cũng rất quý sư anh ở điều này. Sư cô đã nhắc đến một kỷ niệm rất đẹp lúc sư anh lên thiền đường Hơi Thở Nhẹ thuở ban đầu. Lần đó, sư anh đi vắng, vì cần chỗ nhiều ánh nắng để đặt mấy tấm pin năng lượng mặt trời nên quý sư cô đã chuyển khu vườn nho nhỏ với những chậu cà chua, chậu rau cải của sư anh sang một chỗ khác. Q sư cơ rất ngại vì thấy sư anh rất quý khu vườn ấy. Thế rồi, khi sư anh trở về, sư anh khơng nói gì cả, khơng hề than, không hề trách, vẫn tươi cười chơi với khu vườn của mình. Cho đến một tháng sau, khi cùng thưởng thức những trái cà chua đầu tiên, sư cơ đã rất biết ơn sư anh vì sự yểm trợ âm thầm mà kín đáo ấy. “Có gì đâu” phải khơng sư anh! Thế nhưng đối với sư em, đó quả thật
phải là một người có cơng phu tu học thâm sâu mới làm được. Đối với sư cô, sư anh là một người bạn tu rất tuyệt vời dù rằng khơng có nhiều truyền thơng bằng ngơn ngữ.
Ở Học viện EIAB, ai cũng biết quý thầy, quý sư cô đã gọi sư anh là Sư Bố. Bởi vì sư anh có dư tình thương để che chở cho các sư em, bên nam cũng như bên nữ. Ở đâu cần là sư anh có mặt. Sư anh có đủ tình thương và sự tin cậy để hiểu thầy Pháp Ấn, sư anh của mình. Sư anh khơng bao giờ đứng về một phía nào cả. Giống như một người có hai cánh tay thương yêu dang rộng và khơng chấp nhận mình là người chỉ yêu thương với một cánh tay. Sáng nay, những chia sẻ của sư cô Sắc Nghiêm về sư anh, về sự chăm sóc tận tụy và sự thủy chung của sư anh với Học viện khiến cho ai cũng cảm động. Có một kỷ niệm vui, khơng biết sư anh cịn nhớ khơng? Lúc ấy, sư anh cịn là một cư sĩ ở xóm Thượng. Một đêm trước ngày xuất gia của thầy Pháp Hải, không biết kiếm đâu ra được một chiếc áo nhật bình lam, sư anh đến với thầy Pháp Hải và nói: “Đây, anh cần nó cho ngày
mai”. Lúc đó ở Làng rất hiếm đồ cho người tu.
Thầy Pháp Hải đã rất mừng với chiếc áo đó. Mãi về sau thầy mới khám phá ra rằng đó là chiếc áo nhật bình dành cho bên quý sư cô! Nhưng chắc là sư anh khơng biết đâu, vì chỉ người xuất gia mới biết điều đó. Sư anh lúc ấy là cư sĩ mà. Kết thúc phần chia sẻ, thầy Pháp Ứng đọc lại bài kệ truyền đăng mà Sư Ông đã trao cho sư anh trong đại giới đàn Mùa Sen Mới:
Pháp môn thi thiết tuy vô lượng
Phật quả ngày mai quyết định thành Đất thơm hiến tặng mùa xuân mới Đường về mây trắng gọi trời xanh.
Sau phần ôn lại những kỷ niệm với sư anh, đại chúng hịa lịng mình vào bài Sám Quy mạng như một lời thệ nguyện sắt son cùng nhau của tình huynh đệ.
Kiếp này xin nguyện xây thêm Cao tòa phước đức vững nền đạo tâm Chờ mong đạo nghiệp vun trồng Từ bi trí tuệ nảy mầm tốt tươi Kiếp sau xin được làm người Sanh ra gặp Pháp sống đời chân tu Dắt dìu nhờ bậc minh sư
Nương vào chánh tín hạnh từ xuất gia.
Lời kinh thắm thiết, trầm hùng mà ngọt mát như những giọt cam lộ.
Sau cùng, thầy Pháp Ứng đã mời đại chúng thực tập lạy Bụt, đã mời sư anh, mời quý thầy, quý sư cô ở Học viện cùng trở về nương tựa Bụt, nương tựa Pháp và nương tựa Tăng, cùng học hiểu, học thương. Mình cần có nhau bây giờ và mãi mãi, phải không sư anh?
Cảm ơn sư anh đã biểu hiện trong cuộc đời. Cảm ơn gia đình huyết thống, ba mẹ, tổ tiên đã gửi sư anh đến với tăng thân. Sư anh đã làm một người tu rất đẹp. Cảm ơn bài học yêu thương, vị tha của sư anh.
“Có gì đâu”. Sư anh mãi là thế!
Chúc sư anh tiếp tục rong chơi, tiếp tục làm đẹp cho cuộc đời.