Nợ sư anh một sự thực tập

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 147 - 148)

Xóm tơi có một sư anh. Sư anh thực tập hạnh gì thì tơi khơng biết, tơi chỉ nhận thấy rằng, nếu có một ai đó làm một điều gì dù rất nhỏ cho sư

anh hay cho đại chúng, sư anh đều nói lời cảm ơn, tán dương cơng đức ấy. Tơi đâu có để ý lắm về sự thực tập này, nghĩ rằng nó bình thường. Ở xứ Tây mà, lúc nào lại chẳng nghe nói “Thank you”. Họ nói cả ngày. Biết ơn cứ để trong bụng được rồi, đâu cần nói ra. Mình hay ngại khen người khác. Nhưng đúng là gần gũi người hiền đức thì như đi trong sương sớm, áo khơng ướt ngay nhưng thấm ướt lúc nào mình chẳng hay.

“Thân phụ thiện giả, như vụ lộ trung hành, tuy bất thấp y, thời thời hữu nhuận” (Quy Sơn cảnh

sách).

Có một sư chú thỉnh thoảng phát tâm nấu một nồi bún cho các anh em sau khi chơi đá bóng ở Sigoulès về. Trời lạnh, bụng đói mà có một tơ bún thì hạnh phúc gì bằng. Tinh thần thể thao của sư anh rất cao, sư anh cũng đi chơi bóng với chúng tơi. Vì thế sư anh cũng có một tô bún. Qua một đêm vậy mà hôm sau sư anh cũng không quên tô bún. Sư anh đến phòng và cảm ơn sư chú. Anh em ngồi uống trà, nghe sư chú kể lại sự thực tập dễ thương đó của sư anh khiến tơi “ốt dột” q chừng. Mình ăn mấy lần mà khơng cảm ơn sư em gì cả!

Mỗi mùa an cư, anh em chúng tơi thực tập soi sáng cho nhau (Tự tứ), đây là cơ hội để học hỏi và hiểu hơn về người huynh đệ của mình. Nhờ sự thực tập này mà tơi thấy rõ hơn sự có mặt của sư anh ở trong đại chúng. Có một sư chú nói: “Sư anh ở trong xóm làm những điều ít ai biết, ít người để ý. Những điều nho nhỏ ấy tưởng chừng như rất tầm thường nhưng ẩn sâu bên trong là một tình thương rộng lớn, một sự lân mẫn. Sư anh biết những gì đang thật sự xảy ra trong tăng thân, trong mỗi huynh đệ dù rất nhỏ và ln có mặt đúng lúc để yểm trợ”.

Đúng là như thế. Mỗi khi nghĩ tới sư anh là tôi cảm thấy ấm áp, vững tâm, thấy mình được nâng đỡ trong sự thực tập.

Có lần, tơi rất cảm động khi nghe sư anh chia sẻ về sự thực tập “có mặt cho nhau, nâng đỡ nhau”. Qua nhiều mùa thực tập soi sáng, trong tơi có sự thờ ơ với một vài huynh đệ, có khi chỉ ngồi đó lắng nghe mọi người chia sẻ chứ khơng đóng góp gì. Nghĩ rằng, dù mình có soi sáng cho người đó thì cũng thế, bao nhiêu năm rồi tập khí ấy vẫn cịn đó, khơng thấy thay đổi. Sư anh nói: “Mình soi sáng cho người đó và khơng để người đó thực tập một mình. Mình cùng thực tập với người đó. Mình tìm cách khéo léo để giúp người đó thực tập thành công, và sự thành công này là của cả tăng thân. Đó chính là sự nâng đỡ”.

Đúng là cái chúng tôi cần.

Một phần của tài liệu ltlm-43-2020-web-2020-02-02 (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)