Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu
4.2.5. Biến động về năng suất và chất lượng sơn tra
Để xem xét chiều hướng tăng hay giảm năng suất và chất lượng sơn tra trong một giai đoạn nhất định cần xuất phát từ nhiều yếu tố. Nó là tổng hịa của các yếu tố tự nhiên và xã hội.
Bảng 4.6. Năng suất và sản lượng sơn tra của các hộ phân theo quy mơ
(Tính bình qn/hộ)
Stt Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML Chung
1 Sản lượng TB/hộ Kg/hộ 1,160 2,150 3,780 2,363 2 Khối lượng/cây Kg/cây 4 3,5 3 3,5 3 Năng suất bình
quân/ha Tấn/ha 4,46 3,39 3,34 3,73 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Tổng hợp bảng 4.6 cho thấy, nhìn chung năng suất sơn tra có sự chênh lệch giữa các nhóm quy mơ trong khi cùng sản xuất giống sơn tra như nhau, đặc biệt là có sự khác nhau rõ rệt giữa các nhóm quy mơ về chỉ tiêu năng suất, khối
lượng sơn tra/cây và khối lượng sơn tra/ha. Ở nhóm hộ QMN năng suất bình quân là lớn nhất 4,46 tấn/ha, tiếp theo là nhóm hộ QMV 3,39 tấn /ha và thấp nhất là nhóm hộ QML 3,34 tấn/ha. Điều này giải thích bởi mức độ đầu tư và quan tâm đến vườn sơn tra của các hộ QMN cao hơn các hộ QML và QMV dẫn đến năng suất và sản lượng lớn hơn.
Theo nhận định của người sản xuất, năng suất sơn tra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đất đai, khí hậu thời tiết đóng vai trị quyết định. Sơn tra là loại cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở những nơi có độ cao >1000m và khí hậu ẩm, lạnh. Ở những nơi này sơn tra sẽ cho sản phẩm năng suất cao và chất lượng tốt nhất.
Sơn tra được chia làm các loại với chất lượng khác nhau. Sơn tra loại 1 quả to, vàng đều có vị chua xen chát; sơn tra loại 2, loại 3 quả thường nhỏ hơn mẫu mã không đẹp.
Theo phịng nơng nghiệp huyện Thuận Châu, trước kia các vườn sơn tra của địa phương đã bắt đầu có dấu hiệu thối hóa, có nhiều cây cho quả nhỏ dần. Nguyên nhân, người dân thường để cây sơn tra phát triển tự nhiên mà khơng có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách trồng, chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn sơn tra nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng. Cây sơn tra thấp hơn mà quả to hơn, hấp dẫn hơn. Thay vì trèo lên cây, dùng thang, dùng sào để hái sơn tra, người dân chỉ cần đứng dưới gốc để thu hoạch.
Trước năm năm 2011, phần lớn diện tích sơn tra ở Thuận Châu trồng với mục đích là trồng rừng phịng hộ, mật độ dầy (1.300 – 1.500 cây/ha, thậm chí có nơi trồng tới 1.800 cây/ha), khơng được chăm sóc và đốn tỉa thường xuyên nên hầu hết các vườn sơn tra đều cho năng suất và chất lượng thấp. Sau năm 2011, các hộ mạnh dạn cho đốn tỉa số sơn tra này và chăm sóc theo quy trình hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật thì năng suất và chất lượng quả được cải thiện rõ rệt.
Hiện trạng về tăng năng suất chất lượng sơn tra có sự phân hóa theo các vùng canh tác và theo các giống xuất xứ.
- Đối với các giống xuất xứ: theo kết quả điều tra nông hộ cho thấy, các giống sơn tra lai, ghép có xu hướng tăng năng suất và chất lượng do được chăm sóc và được bà con trồng nhiều hơn. Giống xuất xứ tự nhiên trồng rất rải rác và
khơng được chăm sóc vì vậy, sự tăng năng suất và chất lượng đối với các giống này hầu như chưa có.
- Đối với các vùng canh tác: Cũng có bức tranh tương tự như quá trình phát triển sản xuất theo chiều rộng, sự tăng năng suất mạnh diễn ra ở các vùng có điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp nhất đồng thời dựa vào kinh nghiệm lâu năm trồng sơn tra nên các vườn sơn tra ngày càng cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn, quả loại 1 thu được nhiều hơn, làm tăng giá trị kinh tế.
Bảng 4.7. Năng suất và sản lượng sơn tra của các hộ phân theo khu vực
(Tính bình qn/hộ)
Stt
Chỉ tiêu ĐVT Co Mạ Long Hẹ Chiềng
Bôm Chung
1 Sản lượng TB/hộ Kg/hộ 2.956,4 2.838,5 1.814,4 2.536,4 2 Khối lượng/cây Kg/cây 3,8 3,5 3,2 3,5 3 Năng suất bình
quân/ha Tấn/ha 4,3 3,8 3,6 3,9 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Kết quả điều tra ở bảng 4.7 cho thấy, năng suất bình quân chung sơn tra của khu vực nghiên cứu là 3,9 tấn/ha, trong đó cao nhất là năng suất sơn tra ở xã Co Mạ đạt 4,3 tấn/ha, xã Long Hẹ đạt 3,8 tấn/ha và nhỏ nhất là xã Chiềng Bôm đạt 3,6 tấn /ha. Năng suất xã Co Mạ cao nhất vì thực tế cho thấy, ở xã Co Mạ có độ cao trung bình >1000m, khí hậu ẩm lạnh, đất đai và khí hậu ở khu vực này rất phù hợp với cây sơn tra, chính vì lẽ đó mà năng suất của khu vực này cao hơn 2 xã Long Hẹ và Chiềng Bôm.
Như vậy, thực trạng về tăng năng suất và chất lượng sơn tra có nhiều vấn đề cần quan tâm và điều chỉnh đặc biệt là sự phân hóa theo các vùng sản xuất.