Thay đổi hình thức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 51 - 54)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu

4.2.1. Thay đổi hình thức sản xuất

Mỗi hộ sản xuất sơn tra có diện tích đất trồng sơn tra là rất khác nhau. Trong quá trình điều tra, dựa vào diện tích trồng thực tế của nơng hộ và mức độ liên kết của các hộ trong sản xuất sơn tra để phân loại các hình thức sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi cây trồng nằm trong một hệ thống cây trồng nhất định. Đối với cây sơn tra, có 2 hình thức trồng trọt: Độc canh và xen canh.

Bảng 4.2. Tỷ lệ trồng chuyên mơn hóa

ĐVT: % TT Hình thức trồng Co Mạ Tỷ lệ (%) Long Hẹ Tỷ lệ (%) Chiềng Bôm Tỷ lệ (%) Chung 1 Độc canh 27 90,00 28 93,33 29 96,67 28 2 Xen canh 3 10,00 2 6,67 1 0,00 2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Hình thức độc canh: bảng 4.2 cho thấy đây là hình thức trồng chủ yếu trong khu vực nghiên cứu. Cây sơn tra được trồng độc canh và khơng có sự tác động của bất kỳ cây trồng nào, chiếm 93,33% diện tích trồng sơn tra. Hình thức này cho thấy sự chuyên mơn hóa tập trung cho cây sơn tra.

Hình 4.1. Mơ hình trồng độc canh Sơn tra

Nguồn: ICRAF (2015)

Hình thức xen canh: Đây là hình thức mới xuất hiện đối với người dân khu vực nghiên cứu. Bởi theo thói quen và tập quán canh tác thì hầu như 100% hộ dân nơi đây đều chưa có khái niệm về trồng xen canh hay cịn gọi là nơng lâm kết hợp. Với mục đích nâng cao sinh kế cho người dân khu vực nghiên cứu, giai đoạn 2012 – 2016 dự án nông lâm kết hợp cho sinh kế nông hộ nhỏ khu vực Tây

Bắc (ICRAF) đã được triển khai đến người dân 2 xã Co Mạ và Long Hẹ của huyện Thuận Châu. Các loại cây xen canh được chọn là: cỏ ghi nê, cỏ mulato, và ngô. Khoảng cách giữa các cây 4m, hàng cách hàng là 5m, giữa các hàng sẽ trồng xen các loại cây trên tùy theo từng mô hình. Kết quả bước đầu của dự án đã đem lại các tín hiệu và kết quả tích cực cho người dân nơi đây.

Hình 4.2. Mơ hình trồng xen canh Sơn tra - cỏ ghine

(ICRAF (2015)

* Thay đổi về quy mô sản xuất

Chúng ta nhận thấy rằng, cùng với sự phát triển của xã hội thì thị hiếu và nhận thức tiêu dùng của con người cũng thay đổi dần. Ngày nay người tiêu dùng thường dùng những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ thực vật, thảo củ quả và quả sơn tra cũng nằm trong số những sản phẩm được yêu thích, biết đến nhiều và đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Khi cây sơn tra đã được biết đến rộng rãi hơn thông qua các kênh thương mại, thị trường ổn định, người trồng đã có xu thế tăng dần quy mơ sản xuất. Căn cứ vào quỹ đất và đặc điểm thổ nhưỡng, người dân đã chuyển đổi các hình thức canh tác kém hiệu quả sang trồng sơn tra. Diện tích sơn tra có xu thế tăng lên, sản xuất theo quy mơ lớn hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi quy mơ sản xuất cịn diễn ra chậm và tập trung ở các hộ dân có trình độ sản xuất cao và có điều kiện sản xuất khá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)