Tình hình nghiên cứu về sơn tra trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 30 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình nghiên cứu về sơn tra trên thế giới

Trong những năm gần đây, ở trên thế giới do nhu cầu quả sơn tra dùng trong y học và cuộc sống sinh hoạt của người dân tăng, đặc biệt trong công nghiệp chế biến hoa quả phát triển thì cây sơn tra được biết đến như một cây trồng có giá trị kinh tế cao và đã có một số đề tài nghiên cứu về loài cây này như: + Năm 1998 Học viện nông nghiệp Trung quốc đã nghiên cứu đề tài “ Điều tra phân bố của các loài sơn tra tại Trung Quốc”. Qua nghiên cứu người ta đã kết luận có hai loại sơn tra, Sơn tra Bắc (C.pinnatifida) phân bố tại các tỉnh phía Bắc như tỉnh Vân Nam, Sơn Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc và loài Sơn tra Nam (C.cuennata) phân bố tại tỉnh Quảng Đông, Quảng Nam Trung Quốc (Học viện lâm nghiệp Vân Nam, 1999).

+ Học viện lâm nghiệp Vân Nam được sự hỗ trợ kinh phí của Bộ thương mại Trung Quốc. Năm 1998 – 1999 thực hiện đề tài “nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ quả sơn tra tại Tỉnh Vân Nam”. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu dùng trong cuộc sống hàng ngày, dùng trong y học và trong công nghiệp chế biến là rất lớn mà hiện tại số lượng quả ở Trung Quốc chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, hàng năm Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu quả sơn tra từ các nước khác, để chế biến xuất khẩu (Học viện lâm nghiệp Vân Nam, 1999).

+ Trong những năm 1997 – 2000, nghành y học Trung quốc đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác dụng của sơn tra đối với cuộc sống hàng ngày và các bài thuốc liên quan tới sơn tra”. Qua nghiên cứu người ta đã chỉ ra rằng sơn tra là cây thuốc quý có giá trị và có tác dụng rất lớn trong các bài thuốc liên quan đến việc điều trị một số bệnh như bệnh trĩ, huyết áp …(Y học Trung quốc, 2000).

+ Năm 1998 – 2000 Viện Lâm nghiệp Lào thực hiện đè tài: “Nghiên cứu phân bố và khả năng sinh trưởng loài sơn tra ở Lào”. Qua kết quả điều tra phân bố ở Lào cho thấy có 2 lồi: Lồi sơn tra (Malus doumeri Bois.Chev) và laoif Bắc sơn tra (C.pinnatifida) và tình hình sinh trưởng của những loài này tốt cho sản lượng quả cao (Viện lâm nghiệp Lào, 2000).

+ Năm 1998 – 2000 Học viện Lâm nghiệp Philippin đã nghiên cứu đề tài (Nghiên cứu tính thích ứng của trồng cây sơn tra sau canh tác nương rẫy”. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy cây sơn tra rất thích ứng với việc canh tác sau nương rẫy và nó rất phù hợp với tập tục canh tác của các đồng bào vùng cao (Học viện lâm nghiệp Philippin, 2000).

+ Các nghiên cứu về Sơn tra hiện nay trên Thế giới chủ yếu tập trung vào phân tích các thành phần dinh dưỡng quả và tác dụng dược lý. Các nhà y học Trung Quốc đã dùng viên Sơn Tra Giáng Mỡ (mỗi viên chứa 0,06g bột chiết sơn tra) điều trị rối loạn lipit máu với liều uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần hai viên, liệu trình bốn tuần. Kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol và triglycerid trong huyết thanh giảm với tỷ lệ 76% và 88%. Người châu Âu đã sử dụng sơn tra để làm thuốc từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Đến thập niên 70 của thế kỷ trước, vai trò của sơn tra trong việc tăng cường chức năng tuần hoàn, giảm mỡ máu, giãn mạch, điều hòa huyết áp đã được chứng minh. Chiết xuất sơn tra có mặt trong hơn 100 đặc chế trị bệnh tim mạch như: Crataegutt, Eurython, Esbericard, Cratamed... (Nguyễn Phương Duy, 2009).

Quả sơn tra của Liên Xô cũ được Pôtguôcxki B.B (1951) và Checnưxep (1954) nghiên cứu thấy chế phẩm của sơn tra làm tăng sự co bóp của cơ tim đồng thời làm giảm sự kích thích cơ tim. Sơn tra cịn làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của cac glucozit chữa tim (Nguyễn Phương Duy, 2009).

Có thể nói sơn tra là lồi cây trồng có giá trị kinh tế cao, ở trên Thế giới đã có một số đề tài nghiên cứu về loài cây này nhưng mới tập trung nghiên cứu mang tính chất sơ lược như phân bố về loài, sơ chế, khả năng thị trường tiêu thụ và tác dụng của sơn tra trong y học .... một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho việc trồng cây sơn tra là phát triển mở rộng và tăng năng suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)