Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Bảng 3.3. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thu thập Nguồn thu thập

Các số liệu về tình hình chung của huyện (điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, lao động…)

Phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và môi trường huyện, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội hàng năm của huyện.

Số liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sơn tra của huyện qua 3 năm (2015 - 2017) bao gồm: diện tích, năng suất, sản lượng, các kênh tiêu thụ chính….

Phịng thống kê, phịng Nơng nghiệp & PTNT, trạm Khuyến nông huyện, UBND các xã điều tra…

Phần tổng quan tài liệu nghiên cứu (cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài…)

Thu thập qua sách báo, tạp chí và các ấn phẩm xuất bản khác, các kết quả nghiên cứu có liên quan, các báo cáo của trung ương, địa phương và các Website có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố như: Các báo cáo, đề án, dự án, qua sách báo, tạp trí, bài viết, internet... có liên quan đến tình hình sản xuất của huyện.

Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển sản xuất sơn tra, tôi tiến hành tra cứu, tổng hợp từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây.

Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình sản xuất sơn tra, tình hình chung về các giải pháp phát triển sản xuất sơn tra ở địa phương tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và thu thập, tổng hợp các thơng tin này tại các cơ quan, phịng ban liên quan ở địa phương như: UBND huyện, các Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê, trạm Khuyến nông và cán bộ chuyên môn liên quan của huyện, UBND và các cán bộ chuyên môn liên quan của các xã... Các thông tin được thể hiện trong bảng 3.3.

3.2.2.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp

* Phương pháp chọn mẫu

Việc chọn mẫu nghiên cứu chúng tôi căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài trên cơ sở phân loại và chọn ra những địa điểm nghiên cứu có tính chất điển hình cho tổng thể nghiên cứu để có thể đưa ra được những số liệu có tính chất tổng quan nhất và không bị sai lệch thống kê quá nhiều.

- Huyện Thuận Châu có 28 xã, một thị trấn, trong đó cây sơn tra được trồng chủ yếu ở các xã và thị trấn gồm: Xã Co Mạ, xã Bản Lầm, xã Long Hẹ, xã Chiềng Bôm, Xã Mường É và xã Nậm Lầu... Căn cứ vào quy mơ diện tích đất canh tác, đặc điểm từng xã, cách tổ chức sản xuất, bố trí các loại cây ăn quả; kết quả, xu hướng và tiềm năng về phát triển cây sơn tra ở các xã trọng điểm, tác giả lựa chọn các xã sau đại diện cho vùng trồng sơn tra của toàn huyện: xã Long Hẹ, xã Co Mạ, xã Chiềng Bôm. Đề tài chọn nghiên cứu tại các địa điểm này vì đây là vùng sơn tra trồng nhiều và có tính đại diện về tình hình sản xuất sơn tra của huyện như điều kiện địa hình, khí hậu, quy mơ và tính chất đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất.

- Tiếp theo chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ, mỗi xã 30 hộ trồng sơn tra. Các hộ này đều được chọn theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước cụ thể là:

(1) Chọn danh sách có chủ định (chọn các hộ có trồng sơn tra, phân ra loại hộ có diện tích sơn tra lớn, trung bình, ít);

(2) Xác định được mẫu ở mỗi loại hộ;

(3) Chọn ngẫu nhiên các đối tượng hộ khác nhau. Hầu hết đây là các hộ đều đã có kết quả, hiệu quả về trồng sơn tra, bước đầu có kiến thức kỹ thuật, hiểu biết trong việc trồng và chăm sóc sơn tra.

- Nội dung thông tin thu thập: Phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng sơn tra bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu về quy mô diện tích, năng suất, sản lượng sơn tra, tình hình tiêu thụ sơn tra của các hộ...

- Ngoài điều tra hộ trồng sơn tra, chúng tơi cịn điều tra các tác nhân tiêu thụ sơn tra trên địa bàn huyện để biết được tình hình giá cả, quy mơ thị trường, các kênh tiêu thụ chính của sơn tra Thuận Châu.

Bảng 3.4. Tổng hợp diện tích trồng sơn tra từ các nguồn vốn của huyện Thuận Châu năm 2011-2016

STT Nguồn vốn/xã

Tổng cộng

Diện tích phân theo năm (ha) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TỔNG CỘNG 3731,85 604,00 1.009,00 578,59 685,04 605,22 250,00 1 Nguồn vốn KFW7 1.757,82 314,00 531,500 278,59 347,73 286,00 0 2 Nguồn vốn trung ương 381,84 110,00 150,00 100,00 0 21,84 0 3 Nguồn vốn sự nghiệp huyện 1364,81 0 327,50 200,00 337,31 250,00 250,00 4 Trồng rừng dọc hành lang GT 47,38 0 0 0 0 47,38 0 5 Nguồn vốn DN đầu tư 180,00 180,00 0 0 0 0 0

Nguồn: UBND huyện Thuận Châu (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)