Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện
4.3.4. Phân tích swot cho phát triển sản xuất sơn tra tại huyện Thuận Châu
4.3.4.1. Thuận lợi
Là một huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng có khí hậu đặc trưng riêng. Sơn tra được phân bố trồng tại các khu vực có độ cao, khí hậu mát mẻ. Chính sự chia cắt địa hình đã tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm để tạo nên sự phù hợp với yêu cầu cây sơn tra. Các nhà khoa học đã
chứng minh về ảnh hưởng tốt của biên độ nhiệt độ đối với chất lượng nơng sản. Theo đó, đối với cây sơn tra đây là điều kiện rất thuận lợi để nâng cao chất lượng quả.
Đất đai màu mỡ, có khả năng sản xuất lớn, diện tích đất trồng cây ăn quả lớn là điểm mạnh trong công tác trồng sơn tra tại Thuận Châu. Với khí hậu mát mẻ, có độ cao, đất ít bị khống hóa vơ hiệu, các chất dinh dưỡng khơng bị mất bởi các q trình nhiệt hóa. Với quỹ đất lớn cho phép người dân có thể mở rộng diện tích trồng sơn tra.
Trong nhiều năm qua người dân trong huyện đã khơng ngừng tích luỹ những kinh nghiệm sản xuất quý báu, sản xuất sơn tra ngày càng mang tính chuyên nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hoá. Khả năng thâm canh của người dân cũng tăng dần, tạo ra những bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp.
Về thị trường tiêu thụ, Thuận Châu nằm trên tuyến đường du lịch nổi tiếng Hà Nội - Sơn La – Điện Biên, khách du lịch thường nghỉ dừng chân ở thị trấn Thuận Châu hoặc đỉnh đèo Pha Đin. Đây là lợi thế không nhỏ để quảng cáo sản phẩm sơn tra đến với du khách quốc tế và du khách ngồi tỉnh.
4.3.4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân mỗi người nơng dân cịn gặp rất nhiều khó khăn trong q trình sản xuất sơn tra. Người dân huyện Thuận Châu đa số là người dân tộc thiểu số với trình độ dân trí cịn hạn chế, họ trồng sơn tra theo phương thức truyền thống và khơng có sự áp dụng các kiến thức khoa học. Điều này giải thích hiện trạng cây sơn tra chỉ được trồng mà thiếu có sự chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, người dân chỉ biết đến việc làm cỏ, cắt tỉa các cành già, cành sâu... mà chưa đầu tư áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. Mặc dù là vùng sản xuất sơn tra từ lâu đời, nhưng quy mô sản xuất vẫn chưa thực sự lớn vẫn cịn mang tính tự phát và rải rác.
Thị trường vừa là thuận lợi đồng thời cũng vừa là khó khăn trong phát triển sản xuất sơn tra. Thị trường rộng lớn ở Trung Quốc và các thành phố lớn thì ở xa, trong khi đó thị trường tại huyện mang tính chất mùa vụ và quy mô khá nhỏ.
Bên cạnh những thuận lợi, thì tại địa phương nhận thấy cịn tồn tại một số khó khăn, yếu điểm cần khắc phục: Thiếu kỹ thuật canh tác, nguồn nước khan hiếm, đất xấu, nghèo dinh dưỡng, giá sơn tra thấp. Trong đó có các yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan: theo phỏng vấn người dân thì việc sản
xuất sơn tra cịn gặp rất nhiều khó khăn cần được khắc phục ngay: đất đai, địa hình khó khăn, cản trở phát trển sản xuất, nguồn nước thiếu, giao thông đi lại ở nhiều nơi cịn trở ngại, khó lưu thơng nếu điều kiện thời tiết xấu, thị trường chưa ổn định... Các yếu tố chủ quan thuộc về vốn, kỹ thuật.
4.3.4.3. Cơ hội
Đảng bộ, chính quyền huyện Thuận Châu đã xác định phát triển cây sơn tra là một trong những loại cây thế mạnh, có tiềm năng, triển vọng và hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong huyện. UBND huyện đã xây dựng quy hoạch phát triển cây sơn tra, cây dược liệu giai đoạn 2011 - 2016, định hướng đến năm 2020. Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu với quy mô lớn, sản xuất tập trung để kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, tham gia vào chuỗi sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm quả sơn tra.
Cây sơn tra nhận được sự quan tâm của chính quyền và các nhà khoa học khi có những dự án, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.
Thị trường sơn tra được mở rộng bởi Việt Nam đã ra nhập các tổ chức thương mại thế giới và khu vực, sản phẩm không bị tồn đọng khi tiến hành phát triển sản xuất sơn tra ở quy mô lớn hơn.
4.3.4.4. Thách thức
Một thách thức đối với ngành hàng sơn tra Thuận Châu là sự biến đổi của khí hậu. Đây là vấn đề của toàn cầu. Tuy nhiên, cây trồng là đối tượng rất nhạy cảm với sự biến đổi của khí hậu nên đây càng là một nguy cơ lớn đối với người trồng sơn tra. Đặc biệt là ở miền núi phải chịu nhiều yếu tố cực đoan của thời tiết, khí hậu như mưa giơng, giá rét và hạn hán kéo dài, thậm chí là mưa tuyết, lũ quét ... đã gây ra và ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển cây sơn tra dẫn đến kém năng suất, hiệu quả và thậm chí có những nơi cây bị chết. Trong những năm gần đây, hiện tượng mưa lớn kéo dài thường xuyên gây ra sạt lở và các trận lũ quét vùi dập nhiều diện tích sơn tra của người dân. Bên cạnh đó sâu bệnh là một thách thức. Mức độ gây hại, thời gian gây hại thay đổi tùy thuộc giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện sinh thái mỗi vùng.
Hiện nay, với nhiều sự biến động lớn của nền kinh tế và thị hiếu người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian, vị trí của cây sơn tra cũng bị cạnh tranh bởi nhiều loại cây ăn quả và dược liệu khác.
Bảng 4.23. Phân tích SWOT cho phát triển sản xuất sơn tra tại Thuận Châu MÔI MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI Điểm mạnh (S)
1. Địa hình cao, khí hậu ơn đới thuận lợi phù hợp với sự phát triển của cây sơn tra. 2. Quỹ đất sản xuất sơn tra dồi dào, nông dân của huyện có kinh nghiệm trồng cây sơn tra từ hàng chục năm nay.
3. Nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Điểm yếu (W)
1. Người dân vùng Thuận Châu đa số là người dân tộc với trình độ dân trí cịn hạn chế, trồng sơn tra theo phương thức truyền thống và áp dụng các kiến thức khoa học ở mức thấp.
2. Thị trường chưa đa dạng
Cơ hội (O)
1. Cây sơn tra nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các nhà khoa học, hiện nay đang có dự án nghiên cứu hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng.
2. Thị trường sơn tra được mở rộng bởi Việt Nam đã ra nhập các tổ chức thương mại thế giới và khu vực, sản phẩm không bị tồn đọng khi tiến hành phát triển sản xuất ở quy mô lớn hơn.
Kết hợp S-O
1. Quy hoạch vùng sản xuất sơn tra.
2. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo kỹ thuật sản xuất sơn tra cho các hộ dân.
Kết hợp O-W
1. Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý theo năm tới từng xã.
2. Xây dựng quy trình chuẩn về trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đảm bảo chất lượng cho sơn tra. 3. Tăng cường công tác đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản tới bà con trồng sơn tra.
4. Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng, thông tin thị trường cho các cán bộ xã và bà con trồng sơn tra.
Thách thức (T)
1. Cạnh tranh bởi các loại cây ăn quả khác, thị hiếu người tiêu dùng luôn thay đổi.
2. Giá cả khơng ổn định. Tính trạnh được mùa mất giá, mất mùa được giá hoặc trái vụ giá cao, chính vụ giá thấp.
3. Sự biến đổi của khí hậu.
4. Sâu bệnh hại cây trồng.
Kết hợp S-T
1. Xây dựng thương hiệu “sơn tra Thuận Châu, Sơn La”. 2. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Kết hợp O - W 1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản. 2. Đào tạo kiến thức và kỹ năng trong sản xuất sơn tra cho nông dân.
3. Xác định các tiêu chí cần thiết trong yêu cầu chất lượng của sơn tra Thuận Châu.
Kết hợp T-W
1.Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 2. Nghiên cứu giống mới nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, tăng sức đề kháng, khả năng chống chịu với môi trường.
Kết hợp O - W
Tạo điều kiện cho các hộ trồng sơn tra vay vốn đầu tư sản xuất.