3.2.1. Phương pháp tiếp cận
Các phương pháp tiếp cận được sử dụng trong đề tài là:
- Tiếp cận xã hội học: Sử dụng cách tiếp cận này nhằm thu thập các dữ liệu có liên quan đến tâm tư nguyện vọng của người sản xuất.
- Tiếp cận có sự tham gia: Người sản xuất, nhà kinh doanh, cơ quan quản lý chuyên môn của địa phương.
- Tiếp cận hệ thống: Là cách tiếp cận nhằm quan sát và xem xét một cách toàn diện có tính hệ thống các hoạt động từ sản xuất đến lưu thông, kết quả sản xuất sơn tra (Ai là người sản xuất, ai là người tiêu thụ, người tiêu dùng,…?).
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
3.2.2.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp
Bảng 3.3. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thu thập Nguồn thu thập
Các số liệu về tình hình chung của huyện (điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, lao động…)
Phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và môi trường huyện, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội hàng năm của huyện.
Số liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sơn tra của huyện qua 3 năm (2015 - 2017) bao gồm: diện tích, năng suất, sản lượng, các kênh tiêu thụ chính….
Phòng thống kê, phòng Nông nghiệp & PTNT, trạm Khuyến nông huyện, UBND các xã điều tra…
Phần tổng quan tài liệu nghiên cứu (cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài…)
Thu thập qua sách báo, tạp chí và các ấn phẩm xuất bản khác, các kết quả nghiên cứu có liên quan, các báo cáo của trung ương, địa phương và các Website có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố như: Các báo cáo, đề án, dự án, qua sách báo, tạp trí, bài viết, internet... có liên quan đến tình hình sản xuất của huyện.
Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển sản xuất sơn tra, tôi tiến hành tra cứu, tổng hợp từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây.
Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình sản xuất sơn tra, tình hình chung về các giải pháp phát triển sản xuất sơn tra ở địa phương tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và thu thập, tổng hợp các thông tin này tại các cơ quan, phòng ban liên quan ở địa phương như: UBND huyện, các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê, trạm Khuyến nông và cán bộ chuyên môn liên quan của huyện, UBND và các cán bộ chuyên môn liên quan của các xã... Các thông tin được thể hiện trong bảng 3.3.
3.2.2.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp
* Phương pháp chọn mẫu
Việc chọn mẫu nghiên cứu chúng tôi căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài trên cơ sở phân loại và chọn ra những địa điểm nghiên cứu có tính chất điển hình cho tổng thể nghiên cứu để có thể đưa ra được những số liệu có tính chất tổng quan nhất và không bị sai lệch thống kê quá nhiều.
- Huyện Thuận Châu có 28 xã, một thị trấn, trong đó cây sơn tra được trồng chủ yếu ở các xã và thị trấn gồm: Xã Co Mạ, xã Bản Lầm, xã Long Hẹ, xã Chiềng Bôm, Xã Mường É và xã Nậm Lầu... Căn cứ vào quy mô diện tích đất canh tác, đặc điểm từng xã, cách tổ chức sản xuất, bố trí các loại cây ăn quả; kết quả, xu hướng và tiềm năng về phát triển cây sơn tra ở các xã trọng điểm, tác giả lựa chọn các xã sau đại diện cho vùng trồng sơn tra của toàn huyện: xã Long Hẹ, xã Co Mạ, xã Chiềng Bôm. Đề tài chọn nghiên cứu tại các địa điểm này vì đây là vùng sơn tra trồng nhiều và có tính đại diện về tình hình sản xuất sơn tra của huyện như điều kiện địa hình, khí hậu, quy mô và tính chất đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất.
- Tiếp theo chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ, mỗi xã 30 hộ trồng sơn tra. Các hộ này đều được chọn theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước cụ thể là:
(1) Chọn danh sách có chủ định (chọn các hộ có trồng sơn tra, phân ra loại hộ có diện tích sơn tra lớn, trung bình, ít);
(2) Xác định được mẫu ở mỗi loại hộ;
(3) Chọn ngẫu nhiên các đối tượng hộ khác nhau. Hầu hết đây là các hộ đều đã có kết quả, hiệu quả về trồng sơn tra, bước đầu có kiến thức kỹ thuật, hiểu biết trong việc trồng và chăm sóc sơn tra.
- Nội dung thông tin thu thập: Phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng sơn tra bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu về quy mô diện tích, năng suất, sản lượng sơn tra, tình hình tiêu thụ sơn tra của các hộ...
- Ngoài điều tra hộ trồng sơn tra, chúng tôi còn điều tra các tác nhân tiêu thụ sơn tra trên địa bàn huyện để biết được tình hình giá cả, quy mô thị trường, các kênh tiêu thụ chính của sơn tra Thuận Châu.
Bảng 3.4. Tổng hợp diện tích trồng sơn tra từ các nguồn vốn của huyện Thuận Châu năm 2011-2016
STT Nguồn vốn/xã
Tổng cộng
Diện tích phân theo năm (ha) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TỔNG CỘNG 3731,85 604,00 1.009,00 578,59 685,04 605,22 250,00 1 Nguồn vốn KFW7 1.757,82 314,00 531,500 278,59 347,73 286,00 0 2 Nguồn vốn trung ương 381,84 110,00 150,00 100,00 0 21,84 0 3 Nguồn vốn sự nghiệp huyện 1364,81 0 327,50 200,00 337,31 250,00 250,00 4 Trồng rừng dọc hành lang GT 47,38 0 0 0 0 47,38 0 5 Nguồn vốn DN đầu tư 180,00 180,00 0 0 0 0 0
Nguồn: UBND huyện Thuận Châu (2017)
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Công cụ xử lý: Sau khi thu thập những thông tin cần thiết chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý số liệu.
- Các chỉ tiêu để tổng hợp bao gồm: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển.
Đối với số liệu thứ cấp, trên cơ sở tài liệu ban đầu chúng tôi chọn lọc những thông tin cần thiết và tính toán lại một số chỉ tiêu theo yêu cầu phân tích.
Chúng tôi căn cứ vào tình hình trồng sơn tra để phân nhóm đối tượng: + Nhóm 1: Những hộ có quy mô diện tích trồng nhỏ < 0,3ha.
+ Nhóm 3: Những hộ có quy mô diện tích trồng lớn nhất trên ≥ 0,6 ha.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp lại thành các nhóm, theo loại hình chúng tôi đã sử dụng đến các chỉ tiêu như số bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu,… để biểu hiện thông tin: Năng suất bình quân, sản lượng, chi phí đầu vào, giá cả, lao động, vốn đầu tư,… để so sánh, đánh giá mức độ phát triển cây mận của huyện. Mô tả tình hình sản xuất của hộ trong huyện, để thấy được thực trạng sản xuất tại địa phương.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh và phân tổ
Phương pháp so sánh: Là phương pháp sử dụng thông qua các số tương đối và tuyệt đối và các yếu tố định tính cũng như định lượng để so sánh, đánh giá sự vật hiện tượng theo từng không gian và thời gian cụ thể (trong khoảng thời gian nghiên cứu đề tài). Qua đó làm nổi rõ quy luật của sự vật hiện tượng, thực trạng và xu thế vận động. Các yếu tố định lượng được so sánh với nhau qua những chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tương đối. Các yếu tố định tính không xác định được mức bằng con số cụ thể, chúng được so sánh với nhau và dựa vào giác quan của người phân tích. Qua đó làm rõ sự khác nhau về kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây sơn tra giữa các nhóm hộ. So sánh diện tích, năng suất, sản lượng cây sơn tra của huyện Thuận Châu qua các năm.
Phân tổ thống kê được sử dụng để nghiên cứu xu hướng thay đổi của hiệu quả kinh tế sản xuất cây sơn tra khi các yếu tố liên quan thay đổi để từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây sơn tra của các hộ. Các tiêu thức phân tổ như sau:
+ Tiêu thức nguyên nhân: quy mô đất đai, lao động, mức đầu tư… + Tiêu thức kết quả: Thu nhập hỗn hợp.
Phương pháp đánh giá phát triển sản xuất sơn tra, thời kỳ để tính chính là chu trình của cây. Một quá trình trồng sơn tra, mất tới 3 - 4 năm mới được thu hoạch. Chi phí trong những năm đầu bỏ ra tương đối lớn và phải mất một thời gian dài mới bắt đầu thu được lợi nhuận. Nhưng một khi đã bắt đầu thu hoạch, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tốt, cây sơn tra đem lại hiệu quả kinh tế trong thời gian dài.
3.2.4.3. Phương pháp phân tích SWOT
Đây là phương pháp phân tích định tính nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sơn tra của địa phương. Từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất sơn tra theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thuận Châu.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển cây sơn tra
- Diện tích đất canh tác có khả năng phát triển cây sơn tra.
- Diện tích trồng sơn tra.
- Cơ cấu diện tích sơn tra.
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất, thị trường tiêu thụ
- Sản lượng cây sơn tra. - Năng suất cây sơn tra.
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm, đối với cây ăn quả là chu kỳ của cây).
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có). Như vậy thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SƠN TRA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU THUẬN CHÂU
Cây Sơn tra là cây bản địa, đã có từ lâu đời của huyện Thuận Châu được phân bố ở độ cao trên 800 m tại các xã vùng cao huyện Thuận Châu. Từ những năm 1990 người dân đã biết đến và khai thác quả sơn tra như một vị thuốc trong các bài thuốc của người dân tộc nơi đây. Trước năm 2003 nhân dân trong huyện chỉ chú trọng thu hái những cây có sẵn trong tự nhiên và cây trồng phân tán tại vườn nhà, đất nương để bán cho tư tiểu thương với sản lượng hàng năm không lớn. Hiện nay, ở Thuận Châu có 2 xuất xứ sơn tra chính gồm: sơn tra tự nhiên và sơn tra lai (ghép) tập trung chủ yếu ở các xã Long Hẹ, Co Mạ, Chiềng Bôm, Phổng Lái, Mường É, Co Tòng, Nậm Lầu. Hình thức sản xuất chủ yếu với quy mô nhỏ ở các hộ gia đình. Sơn tra tự nhiên được phân bố chủ yếu ở các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, Nậm Lầu.
Biến động về diện tích trồng sơn tra tại Thuận Châu giai đoạn 2014 - 2016 thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Biến động diện tích sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu
TT Tên xã
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 1 Nậm Lầu 113,18 16,52 180,76 30,24 92,00 35,72 159,71 50,89 2 Mường É 190,85 27,86 117,27 19,62 7,55 2,93 61,45 6,43 3 Chiềng Bôm 73,70 10,76 29,62 4,96 19,00 7,38 40,18 64,14 4 Long Hẹ 155,00 22,63 193,00 32,29 15,00 5,82 124,52 7,77 5 Co Mạ 137,31 20,04 57,00 9,54 94,00 36,50 41,51 167,91 6 É Tòng 15,00 2,19 20,02 3,35 30,00 11,65 133,47 149,85 Tổng cộng 685,40 100,00 597,67 100,00 257,55 100,00 87,20 43,09
Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích trồng sơn tra tại Thuận Châu trong 3 năm có biến động lớn. Năm 2014 toàn huyện trồng mới được 685,4 ha trong đó có các xã trồng nhiều như Mường É 190,85 ha, Long Hẹ 155 ha, Co Mạ 137, 31 ha. Năm 2015 toàn huyện trồng mới được 597, 67 ha, diện tích trồng mới có giảm hơn chút ít so với năm 2014 nhưng đến năm 2016 thì diện tích trồng mới chỉ còn 257,55 ha, bằng một nửa so với năm 2016.
Nhận thấy, diện tích trồng sơn tra theo chiều hướng giảm dần qua các năm. Có vấn đề này là do hầu hết diện tích trồng mới sơn tra ở khu vực huyện Thuận Châu đều nằm trong diện tích trồng rừng mới, quy hoạch giai đoạn 2011 – 2016 của huyện và được phân bổ qua các năm. Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng diện tích sơn tra chủ yếu tập trung ở các xã Co Mạ, Long Hẹ và Chiềng Bôm, đây cũng chính là những xã nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu để xây dựng nhà máy chế biến tại huyện trong tương lai theo nghị quyết của đảng bộ thị trấn.
Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, địa hình và đặc tính phân bố ở độ cao trên 800m của sơn tra. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm bền vững cho người dân. Đảng bộ, chính quyền huyện Thuận Châu đã xác định phát triển cây sơn tra là một trong những loại cây thế mạnh, có tiềm năng, triển vọng và hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong huyện. UBND huyện đã xây dựng quy hoạch phát triển cây sơn tra, cây dược liệu giai đoạn 2011 - 2016, định hướng đến năm 2020 với quy mô 5.000ha. Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu quy mô lớn, sản xuất tập trung để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm quả sơn tra. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế từ cây sơn tra gắn với trồng rừng, cải thiện môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.
4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SƠN TRA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU HUYỆN THUẬN CHÂU
4.2.1. Thay đổi hình thức sản xuất
Mỗi hộ sản xuất sơn tra có diện tích đất trồng sơn tra là rất khác nhau. Trong quá trình điều tra, dựa vào diện tích trồng thực tế của nông hộ và mức độ liên kết của các hộ trong sản xuất sơn tra để phân loại các hình thức sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi cây trồng nằm trong một hệ thống cây trồng nhất định. Đối với cây sơn tra, có 2 hình thức trồng trọt: Độc canh và xen canh.
Bảng 4.2. Tỷ lệ trồng chuyên môn hóa
ĐVT: % TT Hình thức trồng Co Mạ Tỷ lệ (%) Long Hẹ Tỷ lệ (%) Chiềng Bôm Tỷ lệ (%) Chung 1 Độc canh 27 90,00 28 93,33 29 96,67 28 2 Xen canh 3 10,00 2 6,67 1 0,00 2
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Hình thức độc canh: bảng 4.2 cho thấy đây là hình thức trồng chủ yếu trong khu vực nghiên cứu. Cây sơn tra được trồng độc canh và không có sự tác động của bất kỳ cây trồng nào, chiếm 93,33% diện tích trồng sơn tra. Hình thức này cho thấy sự chuyên môn hóa tập trung cho cây sơn tra.
Hình 4.1. Mô hình trồng độc canh Sơn tra
Nguồn: ICRAF (2015)
Hình thức xen canh: Đây là hình thức mới xuất hiện đối với người dân khu vực nghiên cứu. Bởi theo thói quen và tập quán canh tác thì hầu như 100% hộ