TT Loại đất Diện tích ( Ha ) Cơ cấu %
Tổng diện tích tự nhiên 153.589,5 100,00
I Nhóm đất nơng nghiệp 149.086,7 97,07
1 Đất sản xuất nông nghiệp 39.086,1 26,28 2 Đất lâm nghiệp 110.000,6 73,72 2.1 Đất rừng sản xuất 7.057,0 6,42 - Đất có rừng 3.233,4 42,71 - Đất chưa có rừng 3.823,6 57,29 2.2 Đất rừng phòng hộ 83.587,4 75,99 - Đất có rừng 48.235,1 57,70 - Đất chưa có rừng 35.352,3 42,30 2.3 Đất rừng đặc dụng 19.356,2 17,59 - Đất có rừng 4.783,7 24,71 - Đất chưa có rừng 14.572,5 75,29
II Nhóm đất phi nơng nghiệp 3.182,6 2,07
III Đất chưa sử dụng 1.320,2 0,86
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Bảng 4.20 cho ta thấy: diện tích tự nhiên của toàn huyện năm 2016 là 153.589,5 ha, trong đó cịn 55.068,6 ha đất trống chưa sử dụng bao gồm diện tích đất chưa sử dụng 1320,2 ha và diện tích đất chưa có rừng là 53.748,4 ha. Đây là lợi thế rất lớn của huyện, vì vậy Thuận Châu cần tính tới việc khai thác quỹ đất cịn trống này vào mục đích trồng rừng, trồng cây phân tán trong đó có cây sơn tra để tạo lợi thế khu vực phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định dân sinh kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đất trồng sơn tra hiện nay đang mất cân đối về dinh dưỡng do q trình và thói quen canh tác lâu dài của người dân mà thiếu các quy trình chăm sóc, bón phân cân đối.
4.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội
4.3.2.1. Lao động và tập quán canh tác
Dân số tồn huyện tính đến hết năm 2016 có 26.200 hộ với 165.050 nhân khẩu, trong đó có 63.740 người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ tăng dân số bình
quân là 2%/năm, mật độ dân số trung bình xấp xỉ 89 người/km2.
Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Thái và H’mơng chiếm tỷ lệ lớn lần lượt là 76,18% và 11,49 %, còn lại là các dân tộc thiểu số khác như: Xá, Dao, Kinh,... điều này được thể hiện trong bảng 4.9. Nhân dân trong huyện có truyền thống lao động cần cù, năng động và sáng tạo, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xong trình độ dân trí cịn thấp (có 25% dân số trong độ tuổi từ 15 - 35 còn mù chữ). Tập quán canh tác còn lạc hậu quảng canh mang nặng tính tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ lẻ theo dạng kinh tế hộ, chưa đầu tư ứng dụng mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật… dẫn đến chi phí sản xuất cao. Mặt khác, hệ thống thu mua qua nhiều trung gian làm cho giá sơn tra tại nhà vườn rất thấp nhưng ra đến chợ lại q cao, từ đó làm mất tính cạnh tranh so với các loại sản phẩm khác. Bên cạnh đó, sơn tra là giống cây bản địa, đặc sản riêng có tại Thuận Châu nhưng các nơng hộ vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất; Mặc dù đã có đã có nhiều tiến bộ KHKT nhưng hiện nay hình thức trồng sơn tra vẫn theo quy mơ hộ gia đình, canh tác theo phong tục tập quán, kinh nghiệm dân gian mà chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể.