Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu
4.2.2. Liên kết trong phát triển sản xuất sơn tra
4.2.2.1. Liên kết ngang
Tại Thuận Châu, đây là hình thức liên kết cịn nhiều hạn chế. Giữa các hộ đã hình thành các mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm song chủ yếu bằng miệng, khơng ổn định. 100% các hộ có liên kết với nhau để bán sản phẩm đầu ra, hình thức chủ yếu ở đây là cùng bán cho một người mua buôn, cân và thu mua tại một hộ nào đó, các hộ liên kết để có sự thương lượng rõ ràng, chắc chắn hơn về giá, sản lượng và chất lượng bán ra. Chưa có sự liên kết giữa các hộ để cùng mua đầu vào, cần có sự liên kết này để các hộ được trợ giá đầu vào, mua chịu hoặc hưởng các mức giá ưu đãi cho phân bón, thuốc trừ sâu hay để mua được các sản phẩm đầu vào chất lượng hơn.
4.2.2.2. Liên kết dọc
Bình quân gần 90% số hộ được điều tra trả lời có hợp tác với các hộ bán bn, các thương lái song theo như các hộ cho biết sự liên kết này chỉ bằng miệng dễ thay đổi, mức giá mua đầu vào và đầu ra phụ thuộc vào thị trường từng mùa vụ, từng năm. Tuy nhiên, hầu hết các hộ đều khơng ứng trước tiền, chỉ có sự thỏa thuận trước về giá (96%) và sản lượng sơn tra (gần 90%). Thường thì người dân sẽ khơng phá vỡ thỏa thuận (hộ có phá vỡ chiếm 2,22%), các hộ sẽ làm theo thỏa thuận, theo như các hộ trả lời phỏng vấn, khi có người mua sơn tra với giá cao hơn, thường họ sẽ vẫn khơng bán, để giữ chữ tín và nơi bn bán cố định lâu dài. Tuy nhiên, những thương lái lại dễ phá vỡ thỏa thuận hơn (tỷ lệ làm đúng thỏa thuận trung bình có gần 7%), điều này cho thấy việc ép giá, không giữ chữ tín và làm lợi cho mình của các nhà bn. Cần có sự thỏa thuận rõ ràng và có hiệu lực hơn trên giấy tờ hoặc đặt cọc.
Nhìn chung sự hợp tác giữa các đợn vị sản xuất với nhau, và giữa hộ với doanh nghiệp/tư thương mặc dù đã được hình thành song mức độ hợp tác còn diễn ra ở mức độ thấp và vẫn còn nhiều hộ hoạt động đơn lẻ mặc dù khi được hỏi 100% các hộ cho rằng nếu hình thành mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và tư thương là rất quan trọng giúp các hộ mua đầu vào và bán sản phẩm đầu ra.
4.2.2.3. Liên kết bốn nhà
Trong những năm qua, huyện Thuận Châu đã thực hiện liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) trong sản xuất sơn tra, giúp người nông dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
canh tác sơn tra đạt năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, nông dân với doanh nghiệp vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau; số doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm sơn tra của huyện chưa có, trong khi đó các tác nhân thu gom nhỏ lẻ hoạt động mạnh. Chưa tạo được một đầu mối tập trung, tin cậy hỗ trợ người nông dân trong thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Ngun nhân chính của vấn đề là tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Hơn nữa, sản xuất của người dân theo xu hướng đơn lẻ khơng có sự liên kết, vì vậy, khơng đáp ứng được số lượng và chất lượng sản phẩm.
Mặc dù, nhà nước (sở ban ngành ở tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu) hiện nay rất quan tâm đến phát triển cây sơn tra, đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm mở rộng vùng sản xuất cả về chiều sâu, chiều rộng, các nhà khoa học (Các tổ chức quốc tế, Trường Đại học Tây Bắc, Trung tâm khuyến nông tỉnh,...) đang gắn kết rất chặt với người sản xuất sơn tra, từng bước đưa các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, tuy nhiên, để phát triển sản xuất sơn tra cần phải có nhiều thời gian và có nhiều bước đi đột phá hơn nữa.
Bảng 4.3. Tình hình tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
Chỉ tiêu Đơn vị tính Co Mạ Long Hẹ Chiềng
Bôm Chung
1. Số lớp tập huấn
Năm 2014 Lớp/năm 4 3 2 3
Năm 2015 Lớp/năm 4 2 3 3
Năm 2016 Lớp/năm 3 3 3 3
2. Nội dung tập huấn
Chăm sóc cây con % 10 5 10 8,3
Bón phân % 30 40 30 33,3
Tỉa cành % 40 35 50 41,7
Khác % 20 20 10 16,7
3. Nguồn thông tin
Cán bộ KN % 70 50 50 56,7
Tivi, đài, báo % 10 - 10 6,6 Nông dân khác % 10 40 30 26,7 Lớp tập huấn % 10 10 10 10,0
(2017))
Để phát triển sản xuất sơn tra ở địa phương, chính quyền các cấp đã phối hợp và mở các lớp tập huấn với mục đích là đem lại kiến thức căn bản cho người nông dân, để các chủ hộ có nhận thức đúng về kỹ thuật mới, tiên tiến về trồng và chăm sóc cây sơn tra. Nội dung tập huấn đầy đủ về việc chăm sóc cây con, bón phân, tỉa cành được thể hiện ở bảng 4.3. Tuy nhiên do thời lượng tập huấn được ít, chưa được thực hành nhiều và một số buổi tập huấn chất lượng chưa cao nên nhiều chủ hộ vẫn áp dụng kỹ thuật truyền thống, lạc hậu, thiếu tính khoa học dẫn đến năng suất thấp. Nguồn thông tin các hộ được biết chủ yếu qua cán bộ khuyến nông (56,7%) và các nơng dân khác (26,7%), vì vậy cần đẩy mạnh các nguồn thông tin khác để tiếp cận gần với người dân hơn: Các cán bộ khuyến nông, tivi, đài báo và các phương tiện truyền thông...
Sự liên kết giữa nhà khoa học và người sản xuất sơn tra trong giai đoạn hiện nay có nhiều khởi sắc. Điều này thể hiện rất rõ trong công tác đưa các khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất sơn tra. Nếu như trước kia, mối liên kết ở mức yếu, người dân mò mẫm phương thức canh tác trên mảnh vườn nhà mình thì theo sau đó, những năm gần đây được sự giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của các cơ quan nghiên cứu, của các nhà khoa học thì người dân đã được tiếp cận với những kỹ thuật tiến bộ và rất hiệu quả trong chăm sóc sơn tra, từng bước mở rộng phát triển sản xuất sơn tra theo chiều sâu và đạt hiệu quả sản xuất cao hơn trước rất nhiều.