Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, cần thực hiện việc quy hoạch vùng sản xuất sơn tra tập trung, từ đó giúp cho việc đầu tư, sử dụng cơ giới hóa, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu hoạch, … được thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện tốt tất cả các khâu của quá trình sản xuất sơn tra như: giống, phân bón, nước tưới, kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, kể cả nghiên cứu khoa học. Thực hiện tốt và đồng bộ các nội dung đó sẽ góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả và tính ổn định cho sản xuất sơn tra.
Các cấp chính quyền, nhất là địa phương cần đưa ra kế hoạch và chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng sản xuất sơn tra giúp cho sản xuất sơn tra được ổn định, bền vững.
Bổ sung, hồn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách về liên kết, có chính sách hỗ trợ các tác nhân tham gia liên kết, xây dựng các mơ hình tổ/nhóm hợp tác, tổ chức ngành hàng hiệu quả, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các tác nhân, giúp họ liên kết với nhau hiệu quả và bền vững.
Cần thiết lập cơ chế, chính sách, thực hiện việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, giúp cho quá trình phát triển sản xuất sơn tra được ổn định và bền vững.
Bên cạnh việc tiêu thụ sơn tra ở thị trường trong nước thì địa phương cũng cần quan tâm tới việc quảng bá, xúc tiến thương mại đối với tiêu thụ sơn tra xuất khẩu, từ đó giúp cho tiêu thụ, sản xuất sơn tra được ổn định và bền vững.