Diễn giải ĐVT Tính chung Địa bàn Co Mạ Long Hẹ Chiềng Bôm 1. Số hộ điểu tra Hộ 90 30 30 30 2. Dân tộc thiểu số (H’Mông,
Thái, Xá ) Hộ 90 30 30 30
3. Chủ hộ là Nữ Hộ 9 5 1 3
4. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 42,3 40 45 42 5. Số năm kinh nghiệm trồng
sơn tra Năm 9,27 8,34 9,34 10,14 6. Trình độ học vấn bình quân Lớp 5,82 6,37 5,44 5,65 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Về dân tộc: các hộ trồng sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu đều là hộ dân tộc thiểu số (100%), điều này chứng tỏ các hộ trồng sơn tra đều là người bản địa, khơng có người dân từ nơi khác đến.
Về giới tính: có 9 chủ hộ là nữ, chiếm 10% số hộ điều tra, trong đó xã Co Mạ có 5 người, xã Chiềng Bơm có 3 người, xã Long Hẹ có 1 người.
Số năm kinh nghiệm trồng sơn tra của các hộ sản xuất là vấn đề quan trọng trong phát triển sản xuất sơn tra tại Thuận Châu. Thực tế cho thấy người sản xuất hầu hết đều gắn bó với cây sơn tra từ lâu và có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc sơn tra, thời gian trồng sơn tra bình quân trên 9 năm.
Điểm chú ý tiếp theo ở chỉ tiêu về trình độ học vấn, tuy hầu hết các hộ trồng sơn tra đều là người dân tộc thiểu số nhưng trình độ văn hóa hầu hết là hết lớp 5, khơng có người mù chữ. Đây cũng được coi là một yếu tố thuận lợi ảnh hưởng tới điều kiện canh tác, từ khâu trồng, chăm sóc, sinh trưởng và phát triển, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng quả sơn tra.
Qua thống kê về nguồn nhân lực vùng trồng sơn tra, kết quả cho thấy người nông dân trên 40 tuổi trở lên gắn bó với cây sơn tra chiếm tỷ lệ lớn và đa phần chủ hộ là nam giới. Tuổi chủ hộ có ảnh hưởng đến việc tiếp thu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất kinh doanh. Khi tuổi cao, sự năng động và chấp nhận rủi ro thấp, họ thường có tâm lý ổn định sản xuất.
Bên cạnh một số thông tin cơ bản, thông tin về điều kiện kinh tế của hộ trồng sơn tra cũng được tìm hiểu và được thể hiện qua bảng 4.9.