Giải pháp phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 87 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện

4.4.2. Giải pháp phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu,

tỉnh Sơn La

4.4.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch

Hiện nay diện tích, sản lượng sơn tra ngày càng tăng. Tuy nhiên các hộ còn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Công tác quy hoạch đã được tiến hành và đạt được thành công ban đầu. Để thúc đẩy việc phát triển suất sơn tra hơn nữa cần tăng cường công tác quy hoạch. Để thực hiện được công tác quy hoạch này trong thời gian tới cần thực hiện một số nhóm giải pháp sau:

- Rà soát lại, quy hoạch phát triển sản xuất nơng nghiệp của huyện; Cơng bố quỹ đất có khả năng sản xuất sơn tra có thể giao hoặc cho thuê đưa vào khai thác, sử dụng.

- Với những vùng đất có điều kiện phát triển nhưng phát triển chậm, diện tích cịn nhỏ, tiềm năng khai thác lớn thì cần tiếp tục đầu tư.

- Tuyên truyền cho người dân về việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất đai theo quy định, tích tụ đất theo quy định của pháp luật về đất đai, để tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư kinh tế hộ.

Sơn tra là cây trồng phù hợp cao với địa hình và khí hậu của huyện Thuận Châu. Vì vậy trong tương lai chính quyền địa phương cần phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh PTSX sơn tra. Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh PTSX chính quyền địa phương cần có kế hoạch mở rộng sản xuất gắn với yếu tố nhu cầu thị trường, gắn với nguồn lực sẵn có của địa phương. Vậy muốn PTSX sơn tra bền vững thì cần phải bắt đầu từ khâu quy hoạch. UBND huyện cần tiến hành rà soát lại các vùng sản xuất về diện tích, điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng chuyên sản xuất. Từ đó có giải pháp quy hoạch lại vùng sản xuất, tập trung, tích tụ ruộng đất với quy mô lớn. Thông qua các hình thức thuê, mua, liên doanh, liên kết, dồn điền đổi thửa để tập trung sản xuất, tăng thêm diện tích trồng sơn tra.

Mặt khác, quy hoạch liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và kinh doanh sơn tra cần phải được quan tâm song hành với phát triển sơn tra. Vì vậy, làm tốt công tác quy hoạch sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để PTSX kinh doanh sơn tra đạt hiệu quả, cụ thể là:

- Quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng sản xuất sơn tra cần phải chọn những vùng đang tập trung sản xuất, những vùng có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất tập trung.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu và các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm duy trì PTSX sơn tra ở các vùng có đủ điều kiện sản xuất sơn tra. Đối với những vùng có điều kiện sản xuất sơn tra nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác cịn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào sản xuất sơn tra.

- Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm sơn tra gồm: các cơ sở thu mua, các thương lái gắn liền với các vùng sản xuất sơn tra tập trung, các chợ đầu mối. Duy trì cung cấp hàng hóa cho một số người mua để thuận tiện phục vụ tiêu thụ sơn tra nằm xa đường giao thông, các chợ lớn.

- Để có thể hình thành các vùng sản xuất hàng hóa điều cần thiết trong thời gian tới chính quyền địa phương tạo điều kiện cho những người có nguyện vong th, nhận khốn các vùng đất xa, vùng đất chưa được sử dụng… để phát triển với thời gian sản xuất lâu dài hơn và tối đa hóa khả năng canh tác của đất đai, tránh tình trạng đất trống, gây lãng phí và giảm tình trạng đất trống đồi trọc, chống bão lũ và xói mịn đất. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để thị trường đất đai hoạt động linh hoạt, hình thành khung pháp lý để các hộ có thể chuyển đổi diện tích sản xuất, hình thành thửa vườn có diện tích lớn cho các hộ tập trung ruộng đất hình thành các khu sản xuất để thuận lợi cho việc đầu tư máy móc, cơng cụ, dụng cụ để sản xuất, nâng cao kết quả sản xuất và giảm thiểu chi phí sản xuất.

4.4.2.2. Nhóm giải pháp về vốn

Sản xuất sơn tra yêu cầu địi hỏi mức chi phí đầu tư khơng q lớn. Nhưng trong những năm đầu trồng mới và kiến thiết cơ bản lại chỉ có đầu tư mà khơng có thu nhập. Trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ khơng có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất, chất lượng sơn tra chưa cao và chưa ổn định.Vốn sản xuất đối với người nơng dân là một vấn đề khó khăn, bởi vậy cần phải có những giải pháp về vốn hợp lý như:

* Thu hút đầu tư qua ngân hàng

Hiện nay có một thực trạng là nguồn vốn cho vay lại chỉ tập trung vào 30 – 35% số hộ có nhu cầu vay (mà chủ yếu là hộ giàu, hộ khá), cũng có trường hợp nguồn vốn bị chặn đứng ở trên để sử dụng vào mục đích khác chứ khơng đến tay nơng dân vay vốn. Nhóm hộ nghèo có nhu cầu cao trong vay vốn thì khơng được vay vốn là do khơng có tài sản thế chấp, đảm bảo để các ngân hành cho vay vốn. Do đó, cần tư vấn cho Nhà nước biện pháp xử lý đối với một số trường hợp rủi ro bất khả kháng, điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng đối tượng vay vốn. Cụ thể đối với các ngân hàng, các quỹ tín dụng cần thực hiện tốt các cơng việc sau:

+ Xây dựng và ban hành quy định cụ thể và rõ ràng về cơ chế để khuyến khích đầu tư trên địa bàn huyện Thuận Châu, bao gồm các quy định về phạm vi, đối tượng áp dụng, chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi đầu tư, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong huyện.

+ Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn phù hợp với trình độ dân trí. + Áp dụng chính sách cho vay vốn ưu đãi về lãi suất có thời hạn trả nợ. + Kết hợp tiêu thụ nông sản cho nông dân với việc đầu tư vốn cho nơng dân, sau đó sẽ trả sau khi sản phẩm được thu.

+ Mặt khác cần mở rộng hình thức tổ chức tín dụng nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đồng thời cho hộ nơng dân vay vốn để phát triển sản xuất, xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi của tư thương hiện nay.

* Thu hút đầu tư trong dân

Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, huy động sự đóng góp của nhân dân cho nhu cầu đầu tư phát triển, kể cả vốn và công lao động theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, để xây dựng đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi, lưới điện...

Các hộ thành lập các tổ chức, các hội, phường, cùng góp vốn chia sẽ vốn cho các hộ thành viên khi hộ có nhu cầu.

4.4.2.3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật có vai trị quan trọng quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng cây sơn tra. Thực tế cho thấy trồng cây sơn tra để cho thu hoạch sản phẩm đầu ra là sơn tra quả để cung ứng ra thị trường trên địa bàn huyện có ý

nghĩa rất lớn trong việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập từ cây sơn tra cho người sản xuất. Tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng phát triển do còn hạn chế về mùa vụ, sâu bệnh và các nông hộ trồng sơn tra chưa am hiểu sâu về kỹ thuật sản xuất. Vì vậy trong thời gian tới giải pháp về KHKT cần được tiến hành thường xuyên và đồng bộ nhưng quan trọng nhất là giống và chuyển giao KHKT.

- Giống: Giống được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất

lượng và hiệu quả sản xuất sơn tra. Cây giống tốt là yếu tố khởi đầu cho việc đầu tư một vườn cây ăn quả có chất lượng và hiệu quả. Do đó cần ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu chọn giống mới để tạo ra cây con thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu, từng bước tạo ra quả sơn tra có năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật: Do kiến thức và kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây sơn tra của các nơng hộ cịn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và học hỏi giữa các hộ với nhau chưa được tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật từ khi trồng sơn tra tới khi thu hoạch, nên việc áp dụng những kiến thức KHKT trong sản xuất sơn tra chưa được quan tâm. Vì vậy, để phát triển sản xuất sơn tra, cần từng bước tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn người dân nắm được các quy trình chăm sóc, canh tác và cải tạo vườn sơn tra. Các cơ quan chuyên môn của huyện cần liên hệ với các viện nghiên cứu, với các trung tâm nghiên cứu về đất, dinh dưỡng, về cây ăn quả để có những chỉ đạo đúng trong canh tác sơn tra. Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ ở tất cả các vùng nhằm nâng cao năng suất sơn tra đồng đều. Để nâng cao chất lượng sơn tra cần áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp đồng thời bón phân cân đối, đủ chất cho cây.

4.4.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách

Để cây sơn tra ngày càng phát triển tốt hơn, ổn định hơn, địi hỏi cần có sự hỗ trợ của các cấp các ngành cũng như sự cố gắng vươn lên từ chính người sản xuất. Do đó cần có nhiều hơn những chương trình, dự án hỗ trợ thiết thực hơn cho các hộ sản xuất sơn tra trong thời gian tới. Đồng thời có cơ chế tạo lập mơi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất của mọi thành phần kinh tế, nội dung của nhóm giải pháp chính sách đối với phát triển sản xuất sơn tra cụ thể là:

sơn tra ngày càng tốt hơn, cần phải tăng cường đổi mới về chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho người dân mở rộng diện tích. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phong trào “dồn điền, đổi thửa” xây dựng cánh đồng cho thu nhập kinh tế cao. Có cơ chế chính sách hỗ trợ cho người dân sản xuất sơn tra.

- Chính sách hỗ trợ sản xuất: Trong cơ cấu cây trồng hàng năm hiện nay

của huyện Thuận Châu thì cây sơn tra vẫn chiếm tỷ trọng cao. Chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư phát triển cây sơn tra, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của huyện. Do vậy để thúc đẩy sản xuất phát triển, cần có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi cây trồng như hỗ trợ về giống, phân bón, kinh phí để xây dựng và kiên cố hệ thống hóa thủy lợi, giao thơng đi lại giữa các vườn đồi cho những vùng sản xuất tập trung. Có cơ chế và khuyến khích cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong các lĩnh vực: giống, phân bón, kỹ thuật đầu tư thâm canh, cơng nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm quả.

4.4.2.5. Nhóm giải pháp về thị trường

Thị trường được giải quyết tác động mạnh tới việc người dân đưa ra quyết định tiếp tục mở rộng sản xuất hay không.

Thị trường đầu vào có nhiều biến động, giá cả các đầu vào tăng và chất lượng đầu vào theo như đánh giá các hộ cịn có nhiều vấn đề đáng báo động về hiện tượng chất lượng phân bón, thuốc BVTV giả. Vì vậy trong thời gian tới để ổn định thị trường đầu vào trong sản xuất sơn tra cần tiến hành các giải pháp như:

Thứ nhất: Tạo điều kiện để xây dựng và hình thành các mối liên kết có ràng buộc bằng văn bản, trong đó quy định rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi các bên giữa các hộ với các doanh nghiệp, các nhà cung cấp. Có như vậy giá cả đầu vào mới ổn định đồng thời trách nhiệm các nhà cung cấp trong việc chất lượng các đầu vào mới được nâng cao.

Thứ hai: Chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khơng đảm bảo là mối lo ngại của rất nhiều các hộ. Điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng sơn tra và hiệu quả kinh tế trong sản xuất sơn tra nói riêng và các ngành sản xuất khác. Đồng thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững trong tương lai vì nó có thể ảnh hưởng làm ơ nhiễm nguồn nước và đất. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các chủ hộ nói riêng người dân nói chung chính quyền địa phương nên có phương án nhằm kiểm soát, kiểm tra chất lượng các đầu vào, hạn chế tình trạng

thuốc BVTV, phân bón giả và nhái và đây cũng là mong muốn của đa số hộ dân được điều tra.

Sơn tra Thuận Châu hiện nay đang có giá bán khá cao trên thị trường. Một phần là do sản phẩm sơn tra quả đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường và chất lượng sơn tra cũng đã được cải tiến, song câu hỏi đặt ra là mức giá này liệu có được duy trì trong những năm tiếp theo? Đây là một câu hỏi khó cho cả hộ dân và chính quyền khi mà chưa có ràng buộc một mối liên kết hình thành. Vậy trong thời gian tới để có thể ổn định thị trường đầu ra cần có các giải pháp cụ thể như hình thành các mối liên kết bằng hợp đồng giữa các tư thương với các chủ hộ trên địa bàn, trong văn bản hợp đồng phải có đầy đủ các điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm, mức xử phạt khi vi phạm hợp đồng và cần có sự tham gia của đại diện cơ quan chính quyền địa phương.

4.4.2.6. Nhóm giải pháp về phía các hộ nông dân

Các hộ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trồng sơn tra và đưa ra các quyết định sản xuất trên mảnh đất của mình nên các hộ đóng vai trị quan trọng. Hiện nay, ý thức cộng đồng của người dân khu vực này còn hạn chế nên đây là một trong những nguyên nhân không hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh trong những năm qua. Muốn thành công trong sản xuất mọi người phải ý thức được mình vì mọi người, mọi người vì mình. Đặc biệt, với người trồng sơn tra cần ln ln tích cực học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt và thực hiện tốt quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, là sản phẩm sạch, không bán sản phẩm dập, hỏng gây mất uy tín sản phẩm với khách hàng.

Cần có kế hoạch sản xuất cụ thể phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu cũng như nguồn lực của gia đình. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm để nâng cao kiến thức phục vụ cho phát triển sản xuất.

Tận dụng triệt để điều kiện sẵn có (đất đai, lao động, các cơng cụ lao động sản xuất...) của gia đình một cách hợp lý, tăng số diện tích sơn tra, áp dụng kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật sơ chế, chế biến sản phẩm sau thu hoạch nhằm bảo đảm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đối với các hộ sản xuất có điều kiện thuận lợi, nên đầu tư sản xuất với quy mơ diện tích nhiều, thực hiện thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn có khả năng xuất khẩu để mang lại thu nhập cao, cải thiện đời sống của gia đình.

* Tăng cường cơng tác tập huấn kỹ thuật

Nhìn chung, các chủ vườn sơn tra là những người có trình độ chun mơn cịn hạn chế, kém năng động và thiếu kinh nghiệm thực tế về thị trường. Hơn nữa trong môi trường cạnh tranh ln có sự biến động mạnh mẽ, để tạo được sự thích ứng nhanh nhạy với thị trường thì việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên là không thể thiếu đối với hoạt động lâu dài của quá trình sản xuất kinh doanh. Để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)