Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu
4.2.4. Áp dụng kỹ thuật trong sản xuất sơn tra
4.2.4.1. Cơ giới hóa trong sản xuất sơn tra
Là một huyện miền núi, có nền kinh tế khó khăn nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại ở đây cịn hạn chế và chưa đồng đều giữa các vùng, giữa các hộ. Tuy nhiên sau khi được tiếp cận với các cán bộ khuyến nông, các dự án về trồng cây lâm nghiệp, được chính quyền địa phương giúp đỡ và tạo điều kiện cho vay vốn, giúp đỡ về mặt kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, các hộ từng bước cơ giới hóa hầu hết các dụng cụ cần thiết phục vụ cho công việc sản xuất sơn tra. Gần như các hộ đều có đầy đủ các công cụ nhỏ, thủ công như: Cuốc,
xẻng, thúng, thang,…
Các máy móc hiện đại và vốn đầu tư lớn hơn như: máy phun thuốc sâu, máy phát cỏ cũng đã xuất hiện và phổ biến hơn tuy nhiên với số lượng còn hạn chế đã giúp các hộ tiết kiệm công sản xuất, giảm chi phí nhân cơng và nâng cao năng suất.
4.2.4.2. Giống sơn tra
Cây sơn tra là cây bản địa có từ lâu đời ở Thuận Châu. Trước đây người ta coi sơn tra là cây khơng có giá trị nhiều về kinh tế: gỗ dùng làm củi, quả thì có vị chát và chua rất khó ăn. Chính vì khơng có nhiều giá trị về kinh tế mà người dân không chú ý đến giống sơn tra mà thường lấy cây mọc tự nhiên để trồng. Nhưng những năm trở lại đây xu hướng tiêu dùng thay đổi sơn tra đã mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ nông dân nên hàng năm người dân liên tục mở rộng diện tích và đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc xuất xứ của các giống sơn tra. Trong những năm gần đây diện tích sơn tra trồng mới trên địa bàn Thuận Châu chủ yếu là các giống cây ghép xuất xứ từ Bắc Yên và Mường La, rất ít người dân trồng những cây xuất xứ tự nhiên (chiếm 3 – 10% tổng diện tích tồn huyện). Điều này cũng dễ hiểu bởi nếu trồng các cây từ tự nhiên chưa qua lai, ghép thì phải mất 5 – 7 năm cây mới cho quả, chất lượng và mẫu mã quả không được tốt. Ngược lại với cây lai, ghép thì chỉ mất 3 – 4 năm đã bói quả mà chất lượng và mẫu mã thì lại rất hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Bảng 4.4. Tỷ lệ diện tích các xuất sứ sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu giai đoạn 2014-2016 ĐVT: % Xuất xứ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Bình quân 2015/2014 2016/2015 Bắc Yên, Tuần Giáo, Mường La 90,0 95,0 97,0 105,5 102,1 103,7 Tự nhiên 10,0 5,0 3,0 50,0 60,0 55,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 155,5 162,1 158,7
Nguồn: Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Thuận Châu, 2016)
4.2.4.3. Đốn tỉa và chăm sóc vườn sơn tra
các giai đoạn trước, thì phần lớn đều không biết đến biện pháp này. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì hầu hết các hộ dân phỏng vấn trồng sơn tra đều là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp. Đến thời điểm năm 2017, toàn huyện Thuận Châu có 3.700ha sơn tra, trong đó có trên 13% diện tích (502 ha) sơn tra nằm trong độ tuổi 8 – 10 tuổi, cây sơn tra sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm cần được chăm sóc, cải tạo.
Bảng 4.5. Tỷ lệ đốn tỉa và chăm sóc cây sơn tra
ĐVT: % TT Biện pháp chăm sóc Co Mạ Tỷ lệ (%) Long Hẹ Tỷ lệ (%) Chiềng Bôm Tỷ lệ (%) Chung 1 Có thực hiện sự đốn tỉa và chăm sóc cây 2 6,67 3 10,00 4 13,33 3 2 Khơng thực hiện đốn tỉa và chăm sóc cây 28 93,33 27 90,00 26 86,67 27 Tổng 30 100 30 100 30 100 30
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Khi hỏi người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc, những hộ có vườn sơn tra nhiều tuổi đều nhận định rằng họ trồng và chăm sóc sơn tra hầu hết theo kinh nghiệm truyền thống. Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến hầu như rất ít do chưa được biết đến. Điều này được thể hiện ở bảng 4.5, số hộ sử dụng biện pháp đốn tỉa và chăm sóc cây nhiều nhất là ở xã Chiềng Bôm 4 hộ, tiếp theo là xã Long Hẹ 3 hộ và thấp nhất là xã Co Mạ 2 hộ.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ có sự tư vấn, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và các cán bộ dự án AFLI, người dân đã được tiếp cận và áp dụng kỹ thuật nhiều hơn. Đã áp dụng biện pháp bón phân theo cách cuốc, đào rãnh quanh mép tán sâu 20 – 30cm, rắc đều phân sau đó lấp đất tưới hoặc tủ cỏ, rơm rạ. Trong điều kiện trên đồi dốc có thể dùng xà beng chọc lỗ sau đó cho phân xuống rồi lấp đất…. Quản lý sâu bệnh hại đã thường xuyên kiểm tra phát hiện các loại sâu bệnh hại, đặc biệt sâu đục thân để có biện pháp phịng trừ có hiệu quả.
4.2.4.4. Thu hoạch và bảo quản
hầu hết người dân nơi đây vẫn cịn duy trì những cách thức thu hoạch và bảo quản thô sơ, vặt tay hoặc kéo cắt.
Hình 4.3. Phương pháp thu hái sơn tra
Thu hoạch thủ cơng bằng cách vặt tay, sau đó khơng có hình thức bảo quản mà bán ngay sau khi thu hoạch, do thường có các thương lái đến tận vườn thu mua hoặc có thể vận chuyển đến những nơi người thu gom, người mua bn. Hình thức thu hoạch này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây.