Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện
4.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
4.3.1.1. Địa hình
Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, theo quốc lộ 6 cách thành phố Sơn La 34 Km về phía Tây Bắc và cách huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên 52 km về phía Đơng Nam. Thuận Châu có địa hình đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc, dốc và chia cắt mạnh. Điển hình có các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam có độ cao trung bình 700 – 1.400m so với mặt nước biển, dãy núi cao nhất là dãy Cơpia có đỉnh cao nhất 1.821m chia địa hình của Thuận Châu làm 2 phần: phần phía Tây thuộc lưu vực sơng Mã, phần phía Đơng thuộc lưu vực sơng Đà. Hướng dốc của địa hình thấp dần theo hướng từ Tây sang Đơng.
Nhìn chung, địa hình huyện Thuận Châu khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình cao và dốc, diện tích đất bằng chiếm tỷ lệ nhỏ và phân tán, tạo ra nhiều tiểu vùng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất sơn tra, thể hiện ở các điểm sau:
- Khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng, thay đổi quy mơ sản xuất. - Khó khăn trong việc liên kết, giao thương giữa nội bộ vùng sản xuất và
giữa vùng sản xuất và các vùng khác.
- Khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là cơ giới hóa sản xuất.
4.3.1.2. Khí hậu
Thuận Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Do địa hình bị chia cắt mạnh đã tạo cho huyện Thuận Châu có 3 tiểu vùng khí hậu tương đối khác nhau.
- Vùng Cao biên giới: có mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm mưa nhiều. - Vùng dọc sơng Đà: có khí hậu mát, ẩm.
- Vùng dọc sơng Mã: có khí hậu nóng.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết của Thuận Châu mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng khác nhau. Vùng sản xuất sơn tra ở Thuận Châu tập trung chủ yếu ở những nơi địa hình cao và khí hậu ẩm, lạnh, đây là vùng có khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của sơn tra.
Thời tiết Thuận Châu có biến động khá lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,40C, nhiệt độ tối cao trung bình là 30,60C vào tháng 5, nhiệt độ tối thấp 110C vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.052 giờ/năm, trung bình số ngày nắng/tháng là 26 ngày. Tổng lượng mưa bình quân là 1.371,8 mm/năm với lượng mưa phân bố không đều ở các tháng trong năm chủ yếu mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8 trong năm. Độ ẩm trung bình năm 80%, độ ẩm và lượng bốc hơi phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm. Một vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho khí hậu Thuận Châu bị ảnh hưởng. Sự xuất hiện của một số hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan như hiện tượng tuyết rơi, lũ quét…có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất sơn tra, đặc biệt làm giảm năng suất và chất lượng sơn tra.
4.3.1.3.Tài nguyên đất
Thuận Châu có đất đai tương đối thuần nhất do phát triển trên cùng một loại đá mẹ, đất Feralit phát triển trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch, đá vôi, tầng đất trung bình nhưng vẫn cịn mang tính chất của đất rừng rất thích hợp để các lồi cây sinh trưởng phát triển, đặc biệt là cây sơn tra.
Bảng 4.20. Hiện trạng đất huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
TT Loại đất Diện tích ( Ha ) Cơ cấu %
Tổng diện tích tự nhiên 153.589,5 100,00
I Nhóm đất nông nghiệp 149.086,7 97,07
1 Đất sản xuất nông nghiệp 39.086,1 26,28 2 Đất lâm nghiệp 110.000,6 73,72 2.1 Đất rừng sản xuất 7.057,0 6,42 - Đất có rừng 3.233,4 42,71 - Đất chưa có rừng 3.823,6 57,29 2.2 Đất rừng phòng hộ 83.587,4 75,99 - Đất có rừng 48.235,1 57,70 - Đất chưa có rừng 35.352,3 42,30 2.3 Đất rừng đặc dụng 19.356,2 17,59 - Đất có rừng 4.783,7 24,71 - Đất chưa có rừng 14.572,5 75,29
II Nhóm đất phi nơng nghiệp 3.182,6 2,07
III Đất chưa sử dụng 1.320,2 0,86
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Bảng 4.20 cho ta thấy: diện tích tự nhiên của toàn huyện năm 2016 là 153.589,5 ha, trong đó cịn 55.068,6 ha đất trống chưa sử dụng bao gồm diện tích đất chưa sử dụng 1320,2 ha và diện tích đất chưa có rừng là 53.748,4 ha. Đây là lợi thế rất lớn của huyện, vì vậy Thuận Châu cần tính tới việc khai thác quỹ đất cịn trống này vào mục đích trồng rừng, trồng cây phân tán trong đó có cây sơn tra để tạo lợi thế khu vực phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định dân sinh kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đất trồng sơn tra hiện nay đang mất cân đối về dinh dưỡng do q trình và thói quen canh tác lâu dài của người dân mà thiếu các quy trình chăm sóc, bón phân cân đối.