Lịch sử phát triển sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 50 - 51)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Lịch sử phát triển sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu

THUẬN CHÂU

Cây Sơn tra là cây bản địa, đã có từ lâu đời của huyện Thuận Châu được phân bố ở độ cao trên 800 m tại các xã vùng cao huyện Thuận Châu. Từ những năm 1990 người dân đã biết đến và khai thác quả sơn tra như một vị thuốc trong các bài thuốc của người dân tộc nơi đây. Trước năm 2003 nhân dân trong huyện chỉ chú trọng thu hái những cây có sẵn trong tự nhiên và cây trồng phân tán tại vườn nhà, đất nương để bán cho tư tiểu thương với sản lượng hàng năm không lớn. Hiện nay, ở Thuận Châu có 2 xuất xứ sơn tra chính gồm: sơn tra tự nhiên và sơn tra lai (ghép) tập trung chủ yếu ở các xã Long Hẹ, Co Mạ, Chiềng Bôm, Phổng Lái, Mường É, Co Tịng, Nậm Lầu. Hình thức sản xuất chủ yếu với quy mô nhỏ ở các hộ gia đình. Sơn tra tự nhiên được phân bố chủ yếu ở các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, Nậm Lầu.

Biến động về diện tích trồng sơn tra tại Thuận Châu giai đoạn 2014 - 2016 thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Biến động diện tích sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu

TT Tên xã

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 1 Nậm Lầu 113,18 16,52 180,76 30,24 92,00 35,72 159,71 50,89 2 Mường É 190,85 27,86 117,27 19,62 7,55 2,93 61,45 6,43 3 Chiềng Bôm 73,70 10,76 29,62 4,96 19,00 7,38 40,18 64,14 4 Long Hẹ 155,00 22,63 193,00 32,29 15,00 5,82 124,52 7,77 5 Co Mạ 137,31 20,04 57,00 9,54 94,00 36,50 41,51 167,91 6 É Tòng 15,00 2,19 20,02 3,35 30,00 11,65 133,47 149,85 Tổng cộng 685,40 100,00 597,67 100,00 257,55 100,00 87,20 43,09

Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích trồng sơn tra tại Thuận Châu trong 3 năm có biến động lớn. Năm 2014 tồn huyện trồng mới được 685,4 ha trong đó có các xã trồng nhiều như Mường É 190,85 ha, Long Hẹ 155 ha, Co Mạ 137, 31 ha. Năm 2015 tồn huyện trồng mới được 597, 67 ha, diện tích trồng mới có giảm hơn chút ít so với năm 2014 nhưng đến năm 2016 thì diện tích trồng mới chỉ còn 257,55 ha, bằng một nửa so với năm 2016.

Nhận thấy, diện tích trồng sơn tra theo chiều hướng giảm dần qua các năm. Có vấn đề này là do hầu hết diện tích trồng mới sơn tra ở khu vực huyện Thuận Châu đều nằm trong diện tích trồng rừng mới, quy hoạch giai đoạn 2011 – 2016 của huyện và được phân bổ qua các năm. Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng diện tích sơn tra chủ yếu tập trung ở các xã Co Mạ, Long Hẹ và Chiềng Bơm, đây cũng chính là những xã nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu để xây dựng nhà máy chế biến tại huyện trong tương lai theo nghị quyết của đảng bộ thị trấn.

Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, địa hình và đặc tính phân bố ở độ cao trên 800m của sơn tra. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nơng, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm bền vững cho người dân. Đảng bộ, chính quyền huyện Thuận Châu đã xác định phát triển cây sơn tra là một trong những loại cây thế mạnh, có tiềm năng, triển vọng và hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong huyện. UBND huyện đã xây dựng quy hoạch phát triển cây sơn tra, cây dược liệu giai đoạn 2011 - 2016, định hướng đến năm 2020 với quy mô 5.000ha. Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu quy mô lớn, sản xuất tập trung để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm quả sơn tra. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế từ cây sơn tra gắn với trồng rừng, cải thiện môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)