Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất sơn tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất sơn tra

2.1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Theo Nguyễn Văn Trọng (2012), nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên gồm:

Đất đai: là yếu tố sản xuất không thể thiếu được của mọi nghành sản xuất,

đặc biệt là nghành trồng trọt, trong đó có cây sơn tra. Số lượng, chất lượng, vị trí của đất đai có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển sản xuất cây sơn tra.

Khí hậu: là mơi trường sống của các lồi cây trồng nói chung và cây sơn

tra nói riêng. Vì vậy, nếu khí hậu thời tiết thuận lợi cây trồng phát triển tốt và ngược lại, nếu thời tiết khơng thuận lợi thì cây trồng không phát triển được hoặc kém phát triển.

Địa hình: do cây sơn tra được trồng ở đồi núi cao sẽ cho năng suất và chất

lượng quả tốt hơn trồng ở vùng đồi núi thấp. Tuy nhiên địa hình núi cao, nhiều sơng ngịi, vực sâu hiểm trở sẽ ảnh hưởng nhất định tới sản xuất, phát triển giao thơng và vận chuyển sản phẩm.

Thời tiết khí hậu cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố về nhiệt đọ, ẩm độ trong khơng khí, lượng mưa, thời lượng chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sơn tra.

2.1.4.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội

Lao động: Lao động của các nơng hộ có đơng về số lượng nhưng về cơ bản

vẫn là lao động thủ công, đa phần là người dân tộc, nhiều người năng suất lao động thấp, trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Để phát triển sản xuất sơn tra yêu cầu trước mắt và lâu dài là phải bồi dưỡng một đội ngũ lao động có chất lượng cao, tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với tình hình mới (Nguyễn Thanh Phương, 2016).

Cơ chế chính sách: là nhân tố ảnh hưởng lớn việc khuyến khích phát triển

sản xuất cậy sơn tra. Nếu chính sách đúng nó sẽ tạo ra điều kiện và kích thích phát triển sản xuất. Nhưng ngược lại, nếu cơ chế chính sách mà khơng đúng, hoặc khơng đủ mạnh thì sẽ cản trở phát triển sản xuất cây sơn tra (Nguyễn Văn Trọng, 2012).

Thị trường và giá cả: kinh tế học đã chỉ ra những vấn đề kinh tế cơ bản, đó

là: sản xuất cái gì? Sản xuất ở đâu? Sản xuất như thế nào? Ai sản xuất và sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời câu hỏi này người sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu cầu có khả năng thanh tốn của thị trường đối với hàng hóa mà họ sẽ sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay khơng, từ đó hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).

Quy mô sản xuất: Các hộ nơng dân khác nhau có diện tích trồng sơn tra

khác nhau. Có một số hộ gia đình ngồi phần diện tích của gia đình được chia theo số khẩu cịn có diện tích nhận đấu thầu. Diện tích càng lớn thì cơng tác quản lý giảm đi và mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí... cũng được tiết kiệm và ngược lại. Do vậy quy mơ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

2.1.4.3. Nhóm nhân tố về kỹ thuật canh tác

Giống sơn tra: sơn tra là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, giống tốt có

và sử dụng giống tốt phù hợp là rất cần thiết. Giống sơn tra ảnh hưởng tới năng suất quả, chất lượng nguyên liệu do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Mật độ trồng sơn tra: để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng cho

thích hợp. Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ trồng khác nhau, nếu mật độ trồng khơng phù hợp thì sẽ làm cho năng suất, sản lượng thấp, lâu khép tán, không tận dụng được đất đai, khơng chống được xói mịn và cỏ dại, vì vậy cần phải bố trí mật độ trồng cho hợp lý.

Bón phân: bón phân cho cây sơn tra là một biện pháp kỹ thuật quan trọng

nhằm tăng sự sinh trưởng của cây, tăng năng suất và chất lượng quả. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây đã lấy đi một lượng phân rất cao ở trong đất, trong khi đó cây sơn tra lại thường được mọc tự nhiên hoặc được trồng trên sườn đồi, núi cao, dốc nghèo dinh dưỡng,.. Cho nên, lượng dinh dưỡng trong đất trồng cây sơn tra ngày càng bị thiếu hụt. Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây sơn tra sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ mơi trường và duy trì thu nhập thì bón phân là một biện pháp không thể thiếu được.

Thu hoạch quả: thời điểm, thời gian và phương thức hái quả có ảnh hưởng

đến chất lượng quả và lâu dài hơn còn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây sơn tra.

Công nghệ chế biến: tùy thuộc vào mục đích của phương án sản xuất ra

loại sản phẩm gì, đáp ứng nhu cầu và thị trường mà đầu tư quy trình, cơng nghệ chế biến cho phù hợp.

2.1.4.4. Nhân tố về tổ chức sản xuất

Các hình thức tổ chức sản xuất (trang trại, hợp tác xã, hộ gia đình); sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng chúng vào sản xuất. Các hình thức sản xuất phản ánh mức độ tập trung các nguồn lực của địa phương cho sản xuất. Trong sản xuất cậy sơn tra do đất rừng phân tán, địa hình chia cắt, dân cư ở không tập trung cho nên chỉ phù hợp cho sản xuất với quy mô trang trại và hộ gia đình là phù hợp. Tuy nhiên nó ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc sản xuất thành vùng nguyên liệu tập trung và là nguyên nhân cản trở sản xuất hàng hóa phát triển. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần hồn thiện các phương thức sản xuất nhằm khai thác, ứng dụng hợp lý và hiệu quả hơn các

nguồn lực xã hội. Việc bố trí sắp xếp sản xuất hợp lý sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường và thúc đẩy nhanh tái sản xuất mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)