Nhóm yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 76 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện

4.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế xã hội

4.3.2.1. Lao động và tập quán canh tác

Dân số tồn huyện tính đến hết năm 2016 có 26.200 hộ với 165.050 nhân khẩu, trong đó có 63.740 người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ tăng dân số bình

quân là 2%/năm, mật độ dân số trung bình xấp xỉ 89 người/km2.

Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Thái và H’mông chiếm tỷ lệ lớn lần lượt là 76,18% và 11,49 %, còn lại là các dân tộc thiểu số khác như: Xá, Dao, Kinh,... điều này được thể hiện trong bảng 4.9. Nhân dân trong huyện có truyền thống lao động cần cù, năng động và sáng tạo, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xong trình độ dân trí cịn thấp (có 25% dân số trong độ tuổi từ 15 - 35 còn mù chữ). Tập quán canh tác còn lạc hậu quảng canh mang nặng tính tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ lẻ theo dạng kinh tế hộ, chưa đầu tư ứng dụng mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật… dẫn đến chi phí sản xuất cao. Mặt khác, hệ thống thu mua qua nhiều trung gian làm cho giá sơn tra tại nhà vườn rất thấp nhưng ra đến chợ lại q cao, từ đó làm mất tính cạnh tranh so với các loại sản phẩm khác. Bên cạnh đó, sơn tra là giống cây bản địa, đặc sản riêng có tại Thuận Châu nhưng các nơng hộ vẫn gặp nhiều khó khăn trong q trình sản xuất; Mặc dù đã có đã có nhiều tiến bộ KHKT nhưng hiện nay hình thức trồng sơn tra vẫn theo quy mơ hộ gia đình, canh tác theo phong tục tập quán, kinh nghiệm dân gian mà chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể.

Bảng 4.21. Tỷ lệ dân tộc, lao động trên địa bàn huyện Thuận Châu

Stt Dân tộc Hộ Tỷ lệ (%) Khẩu (Người) Tỷ lệ (%) Lao động (Người) Tỷ lệ (%) 1 Thái 19,960 76,18 125,850 76,25 48,604 76,25 2 Kinh 1,905 7,27 11,762 7,13 4,542 7,13 3 H’mông 3,010 11,49 19,070 11,55 7,364 11,55 4 Xá 1,312 5,01 8,280 5,02 3,197 5,02 5 DT khác 13 0,05 88 0,05 33 0,05 Tổng 26,200 100,00 165,050 100,00 63,740 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

4.3.2.2. Tác động thị trường

Đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu do có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất cũng như đầu tư vào sản xuất của hộ gia đình.

Giá cả ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sơn tra. Điển hình giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, hiệu quả kinh tế mà sơn tra mang lại. Giá cả đầu ra sơn tra rất bấp bênh, giá giữa các vụ có sự chênh lệch lớn, mất mùa thì giá đẩy lên cao, cịn được mùa thì giá lại xuống rất thấp. Do khơng có các phương tiện kỹ thuật bảo quản và chế biến hữu hiệu nên thời vụ thu hoạch mận chỉ tập trung trong thời gian 1 – 2 tháng. Mặc dù nhiều năm gần đây ở giai đoạn cuối vụ giá bán sản phẩm đạt được cao nhất nhưng các tác nhân tham gia trong chuỗi chưa có điều kiện tiến hành dự trữ, bảo quản và cung cấp sản phẩm có chất lượng ra thịt trường trong giai đoạn dài.

Theo ghi nhận từ thống kê các năm, nhận thấy rằng sơn tra Thuận Châu từ lâu được coi là sản phẩm đăc thù của vùng nhưng đối với người dân nơi đây, trước mỗi mùa thu hoạch, người trồng sơn tra lại lo lắng về giá bán. Khi quả sơn tra được giá thì nhà nhà trồng sơn tra, người người tham gia bán sơn tra, nhưng lúc sơn tra mất giá, có thời điểm trước đây giá bán chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg khiến nhiều người phải chặt đi thứ cây trồng đã gắn bó nhiều năm.

Hình thức tiêu thụ sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu vẫn mang tính chất tự phát, chủ yếu là do các thương lái trong tỉnh, trong huyện đến mua và bán rải rác khắp các chợ. Từ đó, người sản xuất và người tiêu dùng thiếu thông tin của nhau, đã làm cho giá bán bị nhiễu loạn. Điều này ảnh hướng rất lớn đến việc chênh lệch giá cả cũng như việc bị ép giá. Với mức giá ngang bằng với mức giá thị trường giúp cho người trồng sơn tra giữ được khách hàng, nếu chủ hộ tìm ra được những biện pháp nhằm làm giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ngược lại, với mức giá thấp hơn mức giá thị trường thì sẽ thu hút nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thụ, ngành sản xuất sơn tra sẽ có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường... Thị trường tiêu thụ sơn tra Thuận Châu cũng không cố định, ngoài những thị trường truyền thống, mỗi năm sản phẩm sơn tra của huyện cũng được đưa ra các tỉnh thành khác nhưng được bán trà trộn với nhiều giống sơn tra từ các địa phương khác, có chất lượng khơng đồng đều, thậm chí cịn bị giả mạo danh tiếng. Đây là một điều hết sức bất lợi trong việc tạo dựng thương hiệu và lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm đặc thù của huyện vùng cao tỉnh Sơn La này.

Yếu tố đầu vào là quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Qua điều tra cho thấy có 100% số hộ sản xuất sơn tra mua vật tư như phân bón, thuốc BVTV tại các cửa hàng vật tư do tư nhân mở trên địa bàn huyện. Điều này dẫn đến chất

lượng đầu vào nguy cơ có thể khơng đảm bảo. Hộ trồng sơn tra vẫn gặp rủi ro khi hộ mua phải hàng dởm, hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng trong quá trình sản xuất.

Huyện Thuận Châu đang tích cực thực hiện các biện pháp để phát triển sản phẩm sơn tra như việc quy hoạch vùng trồng sơn tra nguyên liệu để kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ loại cây này. Có như vậy thị trường tiêu thụ mới ln ổn định và càng được mở rộng.

4.3.2.3. Tác động chính sách

Qua điều tra và tổng hợp thông tin từ phiếu điều tra chúng tôi được biết hiện nay trên địa bàn huyện Thuận Châu chưa có một tổ chức nào đứng ra quản lý chất lượng cũng như kiểm sốt q trình lưu thơng sơn tra ngồi thị trường. Khi được hỏi về tổ chức Nhãn hiệu chứng nhận thì những hộ nơng dân trồng sơn tra hầu như khơng có chút kiến thức nào về thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ có một số ít những cá nhân, hộ gia đình tham gia q trình kinh doanh sản phẩm đã từng nghe đến việc đăng ký thương hiệu.

Về phía người dân, các hộ đều mong muốn có sự quan tâm của chính quyền địa phương, có sự hỗ trợ từ các trung tâm, dự án nghiên cứu về cây sơn tra, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cho cây sơn tra. Từ năm 2012 – 2016 dự án “ Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ tại khu vực Tây Bắc Việt Nam” do ICRAF làm chủ đã triển khai các mơ hình nơng lâm kết hợp cho các nơng hộ khu vực xã Co Mạ và Long Hẹ. Dự án đã hỗ trợ và chuyển giao toàn bộ cho người dân về: kỹ thuật lâm sinh, cây giống, phân bón, hàng rào bảo vệ, công chăm sóc,... trong giai đoạn diễn ra dự án.

Về phía các nhà quản lý, coi phát triển sản xuất sơn tra là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của huyện Thuận Châu. Xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây sơn tra trong việc phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo. UBND tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp, phát triển cây ăn quả nói chung, phát triển sản xuất sơn tra nói riêng như:

+ Quyết định số 3602/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Sơn La về phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất quả an toàn tập trung tỉnh Sơn La đến năm 2020;

+ Thông báo số 121-TB/TU ngày 30/11/2015 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La về một số chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đến năm 2020;

+ Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La về phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

+ Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ nơng sản, thực phẩm an tồn trên địa bàn tỉnh;

+ Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 04/04/2018 của HĐND tỉnh Sơn La về thông qua Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Đối với huyện Thuận Châu, hàng năm đã bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp nơng lâm nghiệp để hiện công tác tổ chức các lớp đào tạo tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn đỉa, thu hoạch, bảo quản và cơng tác hỗ trợ xây dựng bao bì nhãn mác, quảng bá giới thiệu sản phẩm sơn tra Thuận Châu.

Các chính sách đã góp phần thúc đẩy mở rộng về quy mơ sản xuất sơn tra, bên cạnh đó cịn tạo động lực cho các hộ nông dân trồng sơn tra tiến hành cải tạo nâng cao năng suất và chất lượng. Năm 2015, diện tích sơn tra trồng mới đạt 602,22 ha, năm 2016, trồng mới đạt 250 ha. Điều này cho thấy bên cạnh các yếu tố khác thì yếu tố chính sách cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến phát triển sản xuất sơn tra ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)