Đặc điểm chung về phát triển sản xuất sơn tra ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 31 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Đặc điểm chung về phát triển sản xuất sơn tra ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất sơn tra ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc Đơng nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên một số khu vực trên cả nước có những đặc thù riêng như các tỉnh miền núi phía Bắc có khí hậu tương đối đa dạng có những vùng mang đặc thù khí hậu Ơn đới, á nhiệt đới, nhiệt đới và được phân thành 4 mùa rõ rệt. Chính vì vậy, trong sản xuất nơng nghiệp có nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây

sơn tra, tuy nhiên cũng chỉ tập trung ở một số tỉnh miền núi: Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai và loại cây trồng này đã trở thành một sản phẩm mang tính chất vùng miền. Khi nói đến quả sơn tra người ta nghĩ ngay đến Yên Bái và Sơn La, vì loại cây trồng này ngồi thích nghi với khí hậu lạnh cịn địi hỏi ở độ cao nhất định mới có khả năng cho năng suất và chất lượng cao (Nguyễn Văn Trọng, 2012).

Các địa phương đã phát triển thành vùng sơn tra chuyên canh như Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Văn Chấn (Yên Bái), Mường La, Bắc Yên và Thuận Châu (Sơn La), Điện Biên, Lào Cai.

* Tỉnh Yên Bái

Trong những năm trở lại đây, thấy được hiệu quả kinh tế trồng cây sơn tra cao hơn hẳn một số cây trồng khác. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc, phát triển cây sơn tra. Các hộ khơng chỉ trồng sơn tra trên đất đồi, trồng xen giữa sơn tra và thơng mà cịn trồng cả trên đất vườn xung quanh nhà. Thấy được thế mạnh của cây sơn tra, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn có tác dụng phịng hộ đầu nguồn, phịng chống xói mịn và sạt lở, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm cho các xã vùng núi. Trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã đề ra những kế hoạch thúc đẩy, mở các lớp tập huấn để hướng dẫn người dân cách thức trồng cây sơn tra. Kết quả là chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, cây sơn tra đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Theo kết quả kiểm kê rừng, năm 2016 tỉnh Yên Bái có 3.390,06ha sơn tra, trong đó huyện Mù Cang Chải là 1.211,7ha tập trung ở các xã Kim Nọi, Púng Lng, Nậm Có, Nậm Khắt, Lao Chải, Dế Xu Phình và Mồ Dề.... Trạm Tấu có 2.178,4ha, tập trung ở các xã Xà Hồ, Bản Mù, Bản Cơng, Làng Nhì. Sản lượng khoảng 3000 tấn.

Thực hiện Đề án phát triển cây sơn tra tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, từ năm 2016 đến nay Yên Bái trồng mới được gần 2.250ha sơn tra, đưa diện tích sơn tra của tỉnh lên 5.640ha tập trung ở 2 huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu và một số xã vùng cao Văn Chấn. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Yên Bái có 10.000ha sơn tra, năng suất những diện tích đơng đặc từ 500 – 600 cây/ha là 10 – 15 tấn/ha, sản lượng có thể đạt 20.000 – 25.000 tấn/năm.

Để nâng cao chất lượng sơn tra đi đôi với việc cải tạo rừng sơn tra, từ năm 2015 – 2017 Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ

Yên Bái triển khai đề tài khoa học “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống sơn tra bằng phương pháp ghép cành tại huyện Trạm Tấu. Cây gốc ghép là những cây sơn tra được gieo ươm trong bầu đất, tuổi cây từ 5 – 6 tháng, chiều cao trung bình 40 – 50cm, cây đề, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Sau khi cây sinh trưởng đạt tiêu chuẩn được ghép với cành lấy từ 12 cây sơn tra trội đã được tuyển chọn tại huyện Trạm Tấu. Tiêu chuẩn cành ghép khi cây chưa nẩy chồi, đâm lộc, dùng kéo cắt các cành trên cây đã tuyển chọn đang có các mắt ngủ, chiều dài 20 – 30cm, đường kính cành từ 0,8 – 1cm, tương đương với đường kính gốc ghép. Kết quả dự án đã ghép được 6.502 cây ghép đạt tiêu chuẩn, toàn bộ số cây sơn tra này được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu trồng với tỷ lệ sống đạt từ 75% trở lên.

Từ kết quả đó, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định phê duyệt dự án “Thử nghiệm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống sơn tra bằng phương pháp ghép trên địa bàn huyện Trạm Tấu và Mù Cang Trải”. Sở NN – PTNT Yên Bái được giao làm chủ dự án, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và Công nghệ tỉnh là đơn vị sản xuất cây sơn tra ghép. Dự án này sẽ sản xuất 103.200 cây giống sơn tra ghép trong giai đoạn 2017 – 2020 để phục vụ cho bà con trong tỉnh và lân cận. Mục tiêu của dự án là tạo ra giống cây sơn tra có năng suất và chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị của rừng, tăng thu nhập cho người dân, giúp họ bảo vệ và phát triển rừng ngày một tốt hơn.

* Huyện Bắc n

Ít ai biết chính xác cây sơn tra gắn với người dân Bắc Yên từ khi nào, chỉ biết là có nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Mơng nơi đây đã trồng, chăm sóc loại cây này. Theo Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tồn huyện Bắc n có khoảng 2.200ha, tập trung tại 5 xã trên địa bàn huyện là Tà Xùa, Làng Chiếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng, trong đó có khoảng 900ha đã cho thu hoạch, sản lượng bình quân trên 2.000 tấn quả/năm. Những năm gần đây, sản phẩm từ sơn tra đã giúp nhân dân Bắc Yên vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Để khai thác những tiềm năng sẵn có, những năm qua huyện Bắc Yên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển cây sơn tra theo hướng hiệu quả, bền vững. Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, huyện Bắc Yên đã vận dụng nhiều chính sách đầu tư, phát triển sản xuất, thâm canh, xây dựng thí điểm các mơ hình áp dụng cơng nghệ cao,...

Theo đó, huyện tiến hành với các cơ quan chuyên mơn đã tiến hành rà sốt, tuyển chọn, khai thác 77 cây giống tốt để áp dụng công nghệ cao trong việc ghép, cải tạo hơn 18ha cây sơn tra, trồng mới hơn 200ha cây sơn tra ghép tập trung chủ yếu tại 5 xã Tà Xùa, Làng Chiếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền, vận động hướng dẫn người dân kỹ thuật đón tỉa, thu hái, phòng trừ sâu bệnh và các phương pháp bảo quản kéo dài thời gian lưu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm sơn tra nguyên liệu. Nhờ vậy, năm 2017, tổng sản lượng sơn tra của Bắc Yên đạt trên 2000 tấn quả. Vụ quả năm nay, do thời tiết thuận lợi và diện tích cây cho thu hoạch tăng lên, tổng sản lượng sơn tra toàn huyện ước đạt 4.000 tấn quả.

Bên cạnh lợi ích về kinh tế và sức khỏe cho con người, cây sơn tra cịn đóng vai trị bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước, chống xói mịn ở các vùng đất đồi, đồng thời giúp bà con định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, tạo thêm cơng ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, thực tế đến nay việc phát triển cây sơn tra tại một số địa bàn của huyện Bắc n cịn mang tính tự phát, hoạt động liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ chưa được mở rộng.

Trong nhiều năm trở lại đây sản phẩm sơn tra đã và đang trở thành một loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, sản phẩm quả có thể dùng để ăn tươi, muối sổi, ngâm,…đặc biệt là một loại sản phẩm có nhiều tác dụng trong y học khi các nhà nghiên cứu công bố các kết quả phân tích trong quả và hạt đã một lần nữa khẳng định quả sơn tra có rất nhiều cơng dụng như chữa được nhiều bệnh: bệnh mạch vành, máu nhiễm mỡ, khó tiêu, trướng bụng, hạ huyết áp, mất ngủ, giảm béo... còn trong đời sống hàng ngày, quả sơn tra ln gần gũi, gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân bản địa; vì vậy việc phát triển sản xuất cây sơn tra ở một số tỉnh miền núi phía Bắc là đúng hướng, tuy nhiên cần đưa ra những giải pháp để phát triển sản xuất theo hướng ổn định, lâu dài và có hiệu quả. Tại tỉnh Sơn La hiện nay, cây sơn tra đã và đang trở thành cây trồng có thế mạnh được tỉnh quan tâm, đặc biệt trên địa bàn một số huyện vùng cao như Thuận Châu, Bắc Yên và Mường La; đã có cơ sở chế biến tập trung như Công ty TNHH Bắc Sơn (huyện Bắc Yên) giải quyết nhiều công ăn việc làm cho bà con nông dân. Do có nhà máy chế biến tập trung tạo ra một số sản phẩm có giá trị trên thị trường như: rượu vang, nước ép... vì vậy các hộ nơng dân vùng cao đã yên tâm đầu tư, chăm sóc vùng nguyên liệu để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống trong những thời điểm giáp hạt (Nguyễn Văn Trọng, 2012).

Trong thời gian qua các hộ dân chủ yếu bán quả tươi và chế biến một số sản phẩm truyền thống như muối sổi, ngâm rượu, ngâm đường, ngâm rấm, phơi khô để đun nước uống... sản phẩm sơn tra của Sơn la nói chung và Thuận châu nói riêng đã được nhiều người tiêu dùng trong tỉnh và nhiều tỉnh trong toàn quốc biết đến. Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, đã đem lại thu nhập và từng bước ổn định cuộc sống cho người dân trồng cây sơn tra.

Tuy nhiên trong thời gian qua cây sơn tra chưa được các nhà khoa học trong nước và tại địa phương thực sự quan tâm để nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát triển sản xuất về cây trồng nay. Chính vì vậy, việc phát triển sản xuất sơn tra tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong những năm tiếp theo cần được thực hiện và đẩy mạnh nhằm mục đích phát triển sản xuất theo hướng ổn định, lâu dài, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm để các hộ nông dân yên tâm trồng loại cây này, coi đây là loại cây trồng có vai trị tạo sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng; tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân; góp phần tích cực vào giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và từng bước hồn thành các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới tại vùng cao.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu về sơn tra trong nước

Ở Việt Nam do nhu cầu của thị trường cũng như giá trị của loài quả sơn tra tương đối cao. Cho nên loài cây này mới được chú trọng, phát triển và đã có một số đề tài nghiên cứu về loài cây này như:

+ Từ những năm 1999 Trung tâm lâm đặc sản thuộc Viện KHLN Việt Nam tiến hành nghiên cứu đề tài: „Điều tra đánh giá nguồn lâm sản phụ từ cây sơn tra cho các đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam“. Qua kết quả nghiên cứu người ta thấy rằng sơn tra là nguồn lâm sản dồi dào và có giá trị kinh tế cao ở vùng miền núi phía Bắc. Vì vậy chúng ta cần duy trì và phát triển trồng loại cây này (Báo cáo khoa học của Trung tâm lâm đặc sản, 1999).

+ Ứng dụng công nghệ sinh học từ dung dịch các loại hoa quả, mơ, mận. Sơn tra. PGS.TS Lương Đức Phẩm – Phòng công nghệ lên men – Trung tâm KHTN&CGQG đã nghiên cứu và chế tạo được công nghệ sản xuất rượu vang mới lấy nguyên liệu từ chính quả sơn tra (Lương Đức Phẩm, 2008).

+ Năm 2003 Sở Y tế Quảng Nam đã phát hiện và điều tra phân bố của loài cây sơn traBawcs và thấy cây này phân bố rất nhiều ở tỉnh Quảng Nam, đây là laoif thuốc quý dùng trong y học và cũng là mặt hàng có giá trị để xuất khẩu sang

+ Năm 2003 kết hợp với dự án lâm sản ngoài gỗ trung tâm KHSXLN Tây Bắc nghiên cứu chuyên đề „Kiến thức bản địa trong thu hoạch và chế biến quả sơn tra của đồng bào dân tộc H“Mông Tỉnh Sơn La“. Qua kết quả nghiên cứu chuyên đề đã chỉ ra rằng thu hoạch quả sơn tra tốt nhất vào thời điểm gần cuối vụ (vào thời gian này quả đã chín khá đồng đều, quả tích đường ngọt). Theo đồng bào người H“Mông quả sơn tra cần sơ chế ngay...( Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc, 2003).

+ Năm 2002 kết hợp với dự án lâm sản ngồi gỗ Phịng nghiên cứu lâm sinh thuộc Viện KHLN Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: „ Khả năng thích hợp của cây sơn tra đối với vùng cao“. Qua nghiên cứu chỉ ra rằng cây sơn tra rất phù hợp với điều kiện lập địa vùng cao và được người dân rất thích trồng. Vì vậy cần khuyến khích trồng loại cây này ở vùng cao (Viện Khoa học Lâm nghiệp, 2002).

+ Tác giả Nguyễn Văn Trọng (2012) thực hiện nghiên cứu: Giải pháp phát triển cây sơn tra tại huyện Mù Cang Trải và huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái. Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện Mù Cang Trải và huyện Trạm Tấu, tỉnh Lào Cai. Để giải quyết các khó khăn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp như sau: (1) Giải pháp về quy hoạch; (2) Giải pháp về kỹ thuật; (3) Giải pháp về tăng cường hoạt động khuyến nông; (4) Giải pháp về vốn cho phát triển sản xuất na dai; (5) Giải pháp về quản lý, chính sách; (6) Giải pháp về thị trường.

+ Tác giả Đinh Xuân Trường (2014) thực hiện nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị thị trường của các sản phẩm từ cây sơn tra tại Tỉnh Sơn la. Mục tiêu của đề tài là phân tích được thực trạng chuỗi giá trị thị trường của các sản phẩm từ cây Sơn Tra tỉnh Sơn La và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thị trường của sản phẩm sơn tra

+ Quả sơn tra có giá trị về mặt y học nên đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của sơn tra trong việc chữa bệnh hàng ngày và dùng trong các bài thuốc y học. Như Bác sĩ Đỗ Tất Lợi, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thông nghiên cứu đã chỉ ra rằng sơn tra chữa được rất nhiều bệnh như hạ huyết áp, làm giãn mạch ngoại vi, giúp hạ mỡ trong máu, giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim, đầy bụng ăn khơng tiêu, đau bụng, tiêu chảy .... (Đỗ Tất Lợi và Nguyễn Văn Thơng, 2007).

Nói tóm lại: cây sơn tra là lồi cây trồng có giá trị kinh tế cao, rất được quan tâm phát triển và gây trồng. Ở trên Thế giới và ở Việt Nam đã có một số chuyên đề, đề tài nghiên cứu về cây sơn tra. Đây là những tài liệu tham khảo bổ ích cho đề tài, nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu về phát triển sản xuất sơn tra. Do đó việc nghiên cứu đề tài trên là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)