Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện
4.3.3. Các biện pháp kỹ thuật canh tác
Quy trình kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất sơn tra, đặc biệt đối với huyện Thuận Châu. Tất cả các khâu trong trồng, chăm sóc đều có sự tác động mạnh đến năng suất và chất lượng sơn tra.
4.3.3.1 . Phương thức trồng
Theo điều tra, cây sơn tra có thể được trồng mới bằng các phương pháp như: trồng mới, chiết hoặc ghép. Trên địa bàn huyện Thuận Châu, sơn tra chủ chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ghép cành. Chúng ta nhận thấy để đạt năng suất cao, những cây sơn tra lớn tuổi đã già cỗi, cần phải được thay thế, trồng mới hoặc ghép cành để tạo cây mới.
Số liệu ở bảng 4.22 cho thấy, phương thức cây ghép được sử dụng phổ biến hơn do kỹ thuật đơn giản và cây ghép nhanh cho quả, tuổi thọ cây bền hơn.
Phương thức trồng bằng cành chiết không được sử dụng phổ biến do cây chiết nhanh già cỗi và không năng suất nên chỉ chiếm 0,83%.
Như vậy, phương thức trồng là một khâu rất quan trọng đối với phát triển sản xuất sơn tra. Đây là yếu tố quyết định năng suất và hiệu quả của sản xuất sơn tra sau này.
Bảng 4.22. Các phương thức trồng sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu
ĐVT: %
Stt Chỉ tiêu Co Mạ Long Hẹ Chiềng Bơm Bình qn
1 Trồng hạt 27,5 35 50 37,5
2 Chiết cành 2,5 0 0 0,83
3 Cây ghép 70 75 50 65
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
4.3.3.2 . Kỹ thuật cắt tỉa cành
Đây là một trong những công việc nhằm tỉa bỏ cành vượt, cành già cỗi, sâu bệnh, khống chế chiều cao cây, giúp tạo độ thơng thống cho cây quang hợp tốt.
Kết quả điều tra cho thấy, 70% số hộ trồng sơn tra tại xã Co Mạ và Long Hẹ có thể được thực hiện phương pháp đốn tỉa, tạo tán theo như hướng dẫn của các cán bộ khuyến nơng do Dự án ICRAF hỗ trợ. Cịn 30% số hộ trồng sơn tra tại xã Co Mạ, Long Hẹ huyện Thuận Châu và 100% các hộ tại xã Chiềng Bôm chưa có phương thức đốn tỉa hoặc chỉ học qua truyền miệng và kinh nghiệm mà chưa đúng với kỹ thuật.
4.3.3.3 . Kỹ thuật bón phân
Mỗi vùng hay mỗi hộ có một cách thức sản xuất riêng và tùy thuộc vào các điều kiện sản xuất, điều kiện kinh tế của hộ gia đình mình mà hộ đưa ra các quyết định sản xuất khác nhau. Biện pháp canh tác của hộ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, điều kiện kinh tế của hộ.
Nhằm duy trì độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Tập trung bón vào giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Lượng phân N, P, K cần chia ra bón nhiều lần trong năm, chủ yếu tập trung bón vào cuối mùa đơng.
Việc bón phân và áp dụng kỹ thuật trong phịng trừ sâu bệnh cho sơn tra tuỳ thuộc vào kinh tế của các hộ cũng như nhận thức của từng người nông dân. Ở đây, đối với những hộ trồng sơn tra gần khu vực thị trấn và các xã quanh thị trấn vẫn có sự khác biệt trong phương thức, thói quen canh tác, do nhận thức cũng như điều kiện được tiếp cận, khả năng tiếp thu với những kiến thức, tiến bộ kỹ thuật có lợi cho việc chăm sóc cây sơn tra. Bên cạnh đó, quy mơ canh tác của hộ cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư chăm sóc cho vườn sơn tra.
Qua điều tra cho thấy hầu hết việc sử dụng phân bón và phịng trừ sâu bệnh của các hộ gia đình phần lớn sử dụng theo kinh nghiệm truyền miệng (85%), còn lại là do hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc từ Dự án ICRAF (15%).
4.3.3.4 . Phương pháp thu hoạch, bảo quản
Phương pháp thu hoạch và bảo quản cũng là một khâu quan trọng quyết định được chất lượng của sơn tra sau này. Nhưng với lối canh tác truyền thống phần lớn dựa trên kinh nghiệm của bà con, hầu hết người dân nơi đây vẫn cịn duy trì những cách thức thu hoạch và bảo quản thô sơ. Thu hoạch thủ công bằng cách vặt tay, sau đó khơng có hình thức bảo quản mà bán ngay sau khi thu hoạch, do thường có các thương lái đến tận vườn thu mua hoặc có thể đem ngay ra chợ bán.
Theo kết quả điều tra hộ trồng sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu, 100% sản phẩm được người dân bán tươi tại vườn hoặc tại chợ địa phương, không áp dụng bất cứ biện pháp bảo quản nào trong quá trình sản xuất, thu hoạch sản phẩm.
Một vấn đề đáng quan tâm là tỷ lệ thất thoát sơn tra ở đây thường rất cao, thường từ 15% đối với sơn tra chín và 10% đối với sơn tra xanh. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thu hoạch bị dập nát và hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Do thu hoạch thủ công như hiện nay là tự hái, rung cây, đập khiến khi sơn tra đi bán đa phần bị loại bỏ rất nhiều.