Đầu tư cho sản xuất sơn tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 56 - 57)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện Thuận Châu

4.2.3. Đầu tư cho sản xuất sơn tra

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, khi cây sơn tra được đầu tư theo chiều sâu (áp dụng đốn trẻ lại, ghép các giống mới, trồng mới, bón phân khoa học...) đã mang lại cho PTSX sơn tra tại Thuận Châu rất nhiều khởi sắc mới.

Về tình hình phát triển cây sơn tra:

Đối với các vườn sơn tra được đốn tỉa cải tạo từ những năm trước hiện nay đã được kiến thiết và trẻ hóa, cây phát triển mạnh, cho năng suất cao hơn, sức chống chịu tốt, ít sâu bệnh hơn.

Đối với các khu vực trồng mới, hiện nay cây sơn tra đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, người dân áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc do các cơ quan chuyên môn hướng dẫn nên cây sơn tra từng bước phát triển tốt, đặc biệt người dân có ý thức chăm sóc cây sơn tra hơn.

Nếu trước kia người dân khơng quan tâm đến cơng việc chăm sóc sơn tra đặc biệt là bón phân cân đối và hợp lý cho cây sơn tra, trong giai đoạn hiện nay người dân đã đầu tư sâu hơn cho canh tác sơn tra, các xã ở vùng cao xã Co Mạ, Long Hẹ,... người dân đã biết làm đất, làm cỏ tủ gốc, bón phân (0,5kgNPK/hố và 15kg phân chuồng/hố đối với cây sơn tra bón lót năm đầu, năm thứ 2, 3 bón thúc thêm 0,2kg NPK/ hố cho cây sơn tra), đầu tư các loại vật tư cho cây sơn tra phát triển.

Quy trình kỹ thuật đốn tỉa tạo tán và chăm sóc cây sơn tra được áp dụng theo quy trình của Sở Khoa học cơng nghệ ban hành, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện. Một số điểm mới trong quy trình so với canh tác truyền thống của người dân địa phương như sau: Về phân bón, bón làm 2 đợt trong năm vào các tháng: tháng 4 để nuôi quả, tháng 12 sau khi thu hoạch nhằm dưỡng sức cho cây. Cách bón phân, đối với phân chuồng: cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất, đối với phân vô cơ: gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thốt phân bón và hạn chế cỏ dại; Đốn tỉa tạo tán thấp, rộng, để cây tiếp nhận ánh sáng và dễ chăm sóc, thu hái; Qt vơi vào thân cây để tránh sâu bệnh hại đục thân cây.

Do áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nên năng suất, chất lượng sơn tra khu vực cải tạo đã thể hiện khá rõ: quả to, đều, màu sắc đẹp, số lượng quả sâu ít... Những thay đổi trên chính những vườn sơn tra của bà con nông dân thể hiện rõ hiệu quả của việc quản lý cây sơn tra một cách khoa học, qua đó cho mọi người thấy được lợi ích của mối liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông, giúp nông dân tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sơn tra trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)