Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 52 - 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lương Sơn là huyện cửa ngõ phía đơng của tỉnh Hịa Bình, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội với vùng Tây bắc của Tổ quốc, liền kề với khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Huyện nằm ở tọa độ địa lí: từ 105025’14” – 105041’25” Kinh độ Đơng; 20036’30” – 20057’22” Vĩ độ Bắc. Phía tây giáp huyện Kỳ Sơn. Phía nam giáp các huyện Kim Bơi và Lạc Thủy. Phía đơng giáp các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ; phía bắc giáp huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội).

Hình 3.1. Bản đồ huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Lương Sơn Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện 36.488,85 ha, được chia thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn (Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn). Trung tâm huyện đóng tại thị trấn

Lương Sơn- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hịa Bình khoảng 30 km về phía Đơng. Có đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào.

Lương Sơn có lợi thế về vị trí địa lí, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội (Trang điện tử huyện Lương Sơn, 2016).

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Về địa hình, huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200-400m được hình thành bởi đá macma, đá vơi và các trầm tích lục ngun, có mạng lưới sơng, suối khá dày đặc.

Khí hậu Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đơng lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 – 23,30c. Lượng mưa bình quân từ 1.520,7- 2.255,6 mm/ năm, nhưng phân bố không đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường.

Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã.Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu (bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dịng sơng đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện. Sông Bùi mang tính chất một con sơng già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước.

Ngồi sơng Bùi trong huyện cịn một số sơng, suối nhỏ “nội địa” có khả năng tiêu thốt nước tốt.

Đặc điểm của hệ thống sơng, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu, phục vụ sản xuất nơng nghiệp.

Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sơng ngịi đã tạo cho Lương Sơn những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hịa khí hậu, cải thiện mơi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. (Phịng Tài ngun Mơi trường huyện Lương Sơn, 2016).

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên nước: Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện.

Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố khơng đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn huyện.

b.Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh.

Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực.

c.Tài ngun khống sản: Trên địa bàn huyện có các loại khống sản trữ lượng lớn đó là đá vơi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.

d. Tài nguyên du lịch: Với vị trí thuận lợi gần Thủ đơ Hà Nội và địa hình xen kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng… đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf.

Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên như: hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, hang Trổ…động Đá Bạc, động Long Tiên… đây là những tiềm năng để phát triển những tour du lịch danh lam thắng cảnh kết hợp với nghỉ dưỡng.

Ngồi ra Lương Sơn cũng là huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể.

e. Tài nguyên đất

Đến năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 16.695,09 ha, trong đó: - Đất nơng nghiệp là 6.066,40 ha, chiếm 36,34 % tổng diện tích tự.

- Đất phi nông nghiệp là 9.548,7ha, chiếm 57,19 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng là 895,25 ha, chiếm 3,36 % tổng diện tích đất tự nhiên. (Theo Phịng thống kê huyện Lương Sơn, 2016).

Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của huyện Lương Sơn qua 3 năm

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

sản lượng (ha) CC(%) sản lượng (ha) CC(%) sản lượng (ha) CC(%) 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 18.838,09 100,00 17.685,08 100,00 16.695,09 100,00 100,00 100,00 100,00 II Đất nông nghiệp 6.673,40 35,43 6.347,40 35,89 6.066,40 36,34 101,32 98,77 100,05

Đất trồng rau hoa màu 4.918,00 26,11 4.879,00 27,59 4.796,00 28,73 105,67 96,04 100,86

Đất trồng cây lâu năm 864,40 4,59 686,50 3,88 658,50 3,94 84,60 98,42 91,51

Đất ao hồ thủy sản 789,00 4,19 762,00 4,31 757,00 4,53 102,87 95,03 98,95

II. Đất Phi nông nghiệp 10.454,50 55,50 9.740,30 55,08 9.548,70 57,19 99,24 96,30 97,77

Đất ở 1.508,40 8,01 1.558,50 8,81 1.605,30 9,62 110,06 91,65 100,85

Đất chuyên dùng 65.434,20 347,35 65.584,20 370,84 66.345,20 397,39 106,76 93,32 100,04

Đất tơn giáo tín ngưỡng 353,00 1,87 358,00 2,02 362,00 2,17 108,03 93,36 100,69

Đất sông suối 966,80 5,13 966,80 5,47 986,20 5,91 106,52 92,55 99,53

Đất phi nông nghiệp khác 520,00 2,76 552,00 3,12 603,00 3,61 113,07 86,42 99,75

Đất chưa sử dụng 987,60 5,24 950,59 5,38 895,25 5,36 102,53 100,24 101,38

Nguồn: Phịng nơng nghiệp huyện Lương Sơn (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 52 - 56)