Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 49 - 52)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

2.2.4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ liên kết

1. Hoàng Thụy Giang, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Tạo, Phạm Ngọc Sơn, (2001); đã nghiên cứu về “ Các xu thế và các hình thức liên kết, liên minh, tập hợp lực lượng trên thế giới hiện nay. Chiến lược và sách lược của chúng ta”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố khách quan quy định và tác động đến việc liên kết, liên minh, tập hợp lực lượng (THLL) trên thế giới. Chỉ ra các xu thế chủ yếu và các hình thức liên kết, liên minh, THLL trên thế giới ngày nay. Phân tích các hình thức liên kết, liên minh, THLL trong chủ nghĩa tư bản. Làm rõ sự tham gia của Việt Nam trong các liên kết quốc tế. Đưa ra những luận cứ và kiến nghị về một số vấn đề chiến lược và sách lược của ta đối với liên kết, liên minh, THLL trên trường quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa các quan hệ của Đảng và Nhà nước ta.

2. Mai Thanh Nhàn (2011). Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cho thấy Thanh Xuân là xã thực hiện đầu tiên mơ hình sản xuất rau hữu cơ trong dự án “Trồng rau hữu cơ nhằm xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường” do Tổ chức phát triển nông nghiệp châu Á của Đan Mạch phối hợp cùng trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị thực hiện. Kết quả cho thấy quy mơ diện tích, năng suất, sản lượng có xu hướng tăng. Kết quả sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ đã góp phần làm thay đổi tập quán canh tác cũ, thay đổi tư duy của cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Trong 3 nhóm hộ điều tra, nhóm hộ có diện tích sản xuất từ 2-3 sào đạt hiệu quả cao hơn nhóm hộ nhỏ hơn 2 sào và nhóm hộ lớn hơn 3 sào. Cụ thể, thu nhập hỗn hợp/công lao động gia đình của nhóm hộ có diện tích sản xuất từ 2-3 sào là 58,05 nghìn đồng trong khi các nhóm cịn lại lần lượt là 55,69 nghìn đồng và 52,28 nghìn đồng. Hiệu quả sản xuất có sự chênh lệnh do 2 yếu tố: sản lượng rau được

bán theo giá rau hữu cơ và giá bán rau của các nhóm (giá bán cho công ty cao gấp 2 lần bán lẻ tại chợ).

Sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ cịn tồn tại nhiều khó khăn như chưa áp dụng tốt quy trình canh tác hữu cơ, thiếu quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chưa đa dạng chủng loại rau, hệ thống phân phối cịn đơn điệu, chưa có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau hữu cơ. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như quy hoạch khu sản xuất, đầu tư cở sở hạ tầng, xây dựng các chính sách, mở rộng tuyên truyền và tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hợp tác và liên kết bốn nhà trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ.

3. Bùi Thị Tươi (2012). Nghiên cứu mối liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu cho thấy, các tác nhân tham gia liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ gồm có:

+ Nhà nước: cơ quan quản lý nhà nước là Phịng Nơng nghiệp & PTNT và Hội Nông dân huyện Lương Sơn;

+ Nhà khoa học: là các chuyên gia, giảng viên thuộc Tổ chức tài trợ (dự án ADDA Đan Mạch), Trường Cao Đẳng Nơng nghiệp và PTNT Bắc Bộ, Viện Chính sách và Chiến lược PTNTNT;

+ Nhà doanh nghiệp: gồm có 2 cơng ty tham gia tiêu thụ sản phẩm (Tâm Đạt Hữu Cơ và Greenlink);

+ Nhà nơng chính là các thành viên (hộ nơng dân) thuộc 2 nhóm sở thích sản xuất rau hữu cơ.

* Nội dung liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất bao gồm: + Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật;

+ Liên kết trong việc hỗ trợ các yếu tố vào.

* Nội dung liên kết giữa các tác nhân trong tiêu thụ bao gồm: + Liên kết tiêu thụ sản phẩm (hợp đồng);

+ Liên kết trong việc quảng bá sản phẩm; + Liên kết trong giám sát chất lượng nội bộ.

Hiệu quả đem lại từ mối liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ chưa thực sự rõ nét (thu nhập của canh tác rau hữu cơ là 50,75 triệu đồng/sào/năm; canh tác theo lối truyền thống là 45,65 triệu đồng/sào/năm) do nhận thức và áp dụng quy trình canh tác rau hữu cơ cịn hạn chế, vẫn chưa từ bỏ được lối sản xuất truyền

thống, bên cạnh đó là các khó khăn về diện tích sản xuất nhỏ, chưa có chính sách hỗ trợ từ nhà nước...

Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị giải pháp thúc đẩy sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ, huyện Lương Sơn cần tập trung vào một số nội dung: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng mơ hình sản xuất rau cho từng nhóm, ứng dụng cơng nghệ sinh học trong khâu chọn tạo giống, cũng cố và phát triển hệ thống phân phối và hoàn thiện hành lang pháp lý cho sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ.

Từ nghiên cứu này đã mô tả khá đầy đủ thực trạng liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ của xã Nhuận Trạch, qua đó cung cấp nhiều thơng tin giá trị làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ cho toàn huyện Lương Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 49 - 52)