Giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 105)

4.4.2.1. Giải pháp đối với cơ quan quản lý, chỉ đạo, thực hiện a. Giải pháp về đất đai quy hoạch vùng sản xuất

- Trên cơ sở đã hình thành các điểm sản xuất tại các xã Hợp Hòa, Cư Yên, Thành Lập tiến hành khoanh vùng, xây dựng quy hoạch chi tiết từng vùng sản xuất rau hữu cơ tại các xã đã lựa chọn.

-Tuyên truyền vận động và khuyến khích dồn điền đổi thửa, mua bán, thuê... mở rộng diện tích sản xuất tại các nhóm sản xuất rau hữu cơ để tạo vùng sản xuất rau hữu cơ tập trung.

- Khảo sát, phân tích mẫu đất mẫu nước đảm bảo các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất.

b. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng (hệ thống tưới tiêu; hệ thống đường nội đồng; hệ thống điện, xử lý nước, nước thải, điện chiếu sáng,...) cho các vùng sản xuất.

- Hỗ trợ kinh phí cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để tăng năng suất và đảm bảo sản phẩm an toàn trong toàn bộ chuỗi.

c. Giải pháp về đào tạo và chuyển giao kỹ thuật

- Xây dựng, triển khai các lớp đào tạo nghề sản xuất rau hữu cơ cho người sản xuất với hình thức hình thức học lý thuyết kết hợp thực hành ngay trên ruộng sản xuất.

- Triển khai các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất. Hàng vụ tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn chuyển giao kỹ thuật gieo trồng,

kiến thức lập kế hoạch, công tác giám sát từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm cho các nhóm trưởng và người sản xuất.

c. Giải pháp về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

- Xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm ra các thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh thông qua các công ty chuyên doanh; ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc đăng ký tiêu thụ trên sàn giao dịch rau quả của TP Hà Nội.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất - thu mua - chế biến và tham gia liên kết sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ với các Hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Xây dựng liên kết giữa các Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ và các công ty phân phối tiêu thụ sản phẩm tạo chuỗi liên kết thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm giám sát, quản lý chất lượng, có thể dễ dàng truy xuất tận gốc sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng.

- Tổ chức, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm an toàn của chuỗi sản xuất rau hữu cơ với người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thiết kế nhãn mác, tổ chức các chương trình maketinh phát tờ rơi để quảng bá sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn. 4.4.2.2. Giải pháp đối với hộ nông dân với các tác nhân tham gia mối liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

a. Giữa hộ nông dân và Hợp tác xã, nhóm liên kết

Tiếp tục khuyến khích các hộ nông dân liên kết với hợp tác xã trong phạm vi thôn để thành lập các tổ, nhóm nông dân, nhóm hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. Hình thức liên kết này vẫn tồn tại trên địa bàn huyện bởi đây là mô hình liên kết nhỏ giữa các hộ nông dân trên cùng một địa bàn hành chính. Mỗi tổ, nhóm nông dân (từ 10-15 hộ) do một tổ, nhóm trưởng điều hành để thúc đẩy hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau hữu cơ, chia sẻ kinh nghiệm.

Nhóm trưởng thường xuyên kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất và thu hoạch của các hộ. Phát huy vai trò của hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ bằng cách tiếp tục khuyến khích các hộ nông dân liên kết với nhau để thành lập các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ, đây là hình thức liên kết khá hiệu quả theo kinh nghiệm của các hợp tác xã đã thí điểm thành công trong việc cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình này hợp tác xã có thể giúp nông dân phát huy được sức mạnh của tập thể và từng cá nhân, nâng cao khả năng thương lượng trong ký kết hợp đồng với các

tác nhân khác trên thị trường vì nếu để từng hộ nông dân hoạt động riêng rẽ sẽ rất khó thực hiện được việc này.

Khuyến khích ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ giữa các bên là giải quyết khâu đầu ra cho nông dân.

Tạo điều kiện cho nông dân tiếp xúc với cửa hàng bán lẻ, siêu thị để thị trường tiêu thụ sản phẩm theo đúng giá trị của chúng, bởi vẫn có rất nhiều hộ nông dân khi sản xuất rau hữu cơ nhưng bán với giá rau thường nên hộ không quan tâm tới chất lượng mẫu mã sản phẩm, dẫn đến thiếu trung thực trong sản xuất. Hiện nay rau hữu cơ đến với tay người tiêu dùng chủ yếu là thông qua các cửa hàng bán lẻ và siêu thị trong khi đó sự tiếp xúc giữa hộ nông dân với các tác nhân này là rất khó khăn, chủ yếu qua thương lái.

Khuyến khích hộ mở rộng quy mô sản xuất, người trồng rau hữu cơ cần liên kết với nhau trong hoạt động tiêu thụ để không bị các tác nhân khác tham gia thị trường ép giá.

hộ nông dân, hợp tác xã cần chủ động trong việc tìm kiếm thị trường bạn hàng nhất là các siêu thị, cửa hàng để cung cấp trực tiếp rau cho các tác nhân này, mà không cần qua khâu trung gian trong tiêu thụ rau hữu cơ tăng lợi ích cho các bên và người tiêu dung.

b. Giữa hộ nông dân và thương lái địa phương

Ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trong cung ứng giống, hạn chế rủi ro trong sản xuất. Đây là hình thức liên kết giữa hộ nông dân trồng rau hữu cơ và thương lái địa phương, thông qua việc bán giống rau các thương lái có thể ước tính được sản lượng rau của các hộ khi kết thúc thời vụ để ra quyết định trong hoạt thu mua của mình.

Các cơ quan chuyên môn cần tập huấn cho nông dân kiến thức về thị trường và quan hệ cung cầu để giữa hộ nông dân và thương lái có sự công bằng trong việc phân phối lợi ích.

Khuyến khích thương lái liên kết với các tác nhân khác trên thị trường ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm rau hữu cơ để đảm bảo có những ràng buộc về chất lượng và khối lượng rau hữu cơ cung cấp hàng ngày.

c. Giữa hộ nông dân và doanh nghiệp chế biến

- Khuyến khích hộ nông dân và doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong nội dung hợp đồng đặc biệt cần làm rõ các nội dung

về phân chia rủi ro và quyền quyết định ít được đề cập đến hoặc đề cập không rõ ràng dẫn đến sự vi phạm hay phá vỡ hợp đồng của các bên. Vì vậy cần cụ thể hóa về phân chia giá trị, rủi ro và quyền quyết định của mỗi bên, để các tác nhân tham gia thực hiện dễ dàng hơn và góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

- Doanh nghiệp cần có chính sách thu hút người dân liên kết trong tiêu thụ bằng cách đặt điểm thu gom thuận tiện cho hộ nông dân vận chuyển sản phẩm đến nơi giao hàng, mở rộng kết nối giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp nâng cao vị thế của liên kết.

- Doanh nghiệp cần chủ động rút ngắn thời gian thanh toán cho các tác nhân cung ứng để giúp họ có vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh rau hữu cơ, tiến hành xử phạt nghiêm khắc đối với những người cung ứng có hành vi vi phạm hợp đồng như thời gian giao hàng chậm, chất lượng mẫu mà rau hữu cơ không đảm bảo an toàn.

d. Giữa hộ nông dân với siêu thị và cửa hàng bán lẻ

- Người tiêu dùng luôn quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là người dân ở các thành phố, trung tâm thị trấn, thị xã, đây là cơ hội kinh doanh tốt cho các cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ và siêu thị, tuy nhiên cửa hàng bán lẻ và các siêu thị cần phải trung thực trong kinh doanh, tránh sự nhập nhằng giữa nguồn gốc sản phẩm rau không rõ ràng, để tăng thêm lợi ích cho mình do đó các cửa hàng bán lẻ cần công khai và ghi rõ thương hiệu và địa chỉ sản xuất rau hữu cơ để người tiêu dùng tiện theo dõi.

- Siêu thị và cửa hàng bán lẻ cần đẩy mạnh công tác quảng cáo về rau hữu cơ để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nhiều hơn thông qua các chương trình quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại.

- Siêu thị, cửa hàng bán lẻ cần có sự đổi mới trong cách bày bán sản phẩm sao cho hấp dẫn người tiêu dùng, đồng thời trên mỗi bao gói sản phẩm bên cạnh việc ghi rõ xuất xứ sản phẩm cần phải ghi rõ khối lượng và công khai giá cho người tiêu dùng có sự so sánh và tiện lợi để ra quyết định cho sự chọn lựa của mình.

- Hiện nay người tiêu dùng siêu thị đều mới chỉ là điểm đến và sự lựa chọn của người tiêu dùng có thu nhập cao, ổn định do đó trong thời gian tới các cửa hàng, siêu thị phải thay đổi thói quen kinh doanh của mình bằng cách trực tiếp nhập rau hữu cơ của các hộ nông dân để giảm giá thành sản phẩm phục vụ được tất cả các đối tượng khách hàng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn là rất cần thiết, nhằm tăng giá trị sản phẩm, giảm rủi ro cho các tác nhân tham gia mối liên kết vì vậy việc nghiên cứu mối liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ là rất có ý nghĩa thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu mối liên kết trong thị trường tiêu thụ sản phẩm tôi rút ra kết luận như sau:

-Hệ thống hóa được cơ sở lý luận, thực tiễn cơ bản về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ. Đồng thời nêu bật được vai trò của các tác nhân trong mối liên kết này.

- Bằng các chỉ tiêu số liệu đã nghiên cứu luận văn đánh giá được thực trạng liên kết và các hình thức liên kết trong tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện:

Thực trạng liên kết: Tìm hiểu về thực trạng mối liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân của 3 xã như sau: trong tổng số 45 hộ điều tra thì đa số là hộ có liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ, tuy nhiên hình thức liên kết của các hộ chủ yếu là thỏa thuận bằng miệng; trong năm 2015 số hợp đồng được ký kết với doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ của 3 xã rất ít chỉ có 15 hợp đồng được ký kết.

Hình thức liên kết: Hiện nay các hình thức liên kết đang tồn tại trong tiêu thụ rau hữu cơ của Thị trấn Lương Sơn, xã Hợp Hòa và xã Nhuận Trạch: Liên kết giữa hộ nông dân với hợp tác xã là liên kết đơn giản, chủ yếu dựa trên nhu cầu đặt hàng của các tổ chức, cá nhân,…để hợp tác xã và hộ nông dân ký kết hợp đồng kinh tế. Hình thức liên kết này được thể hiện trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ giữa các hộ nông dân sản xuất với hợp tác xã; Liên kết giữa nông dân với thương lái, cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ, siêu thị là giao dịch bằng cả hợp đồng và thỏa thuận miệng. Đây là hình thức liên kết đơn giản, xuất hiện trong cung ứng và tiêu thụ rau hữu cơ của các xã, tuy nhiên tỷ lệ rau hữu cơ bán trực tiếp cho cửa hàng rau hữu cơ, siêu thị bán rau hữu cơ thấp, chỉ có 9,3% lượng rau hữu cơ được tiêu thụ ở cả 3 xã và hầu như chỉ có hộ nông dân theo nhóm có tỷ lệ rau hữu cơ được tiêu thụ theo kiểu này; Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp chế biến là giao dịch thông qua ký kết hợp đồng. Liên kết này xuất hiện trong cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ cho hộ nông dân.

Hiện nay, việc phân chia lợi ích giữa các tác nhân chưa có sự hài hòa, đặc biệt là với hộ nông dân, tác nhân này luôn nhận được lợi ích thấp nhất trong khi đó hộ luôn phải chịu nhiều rủi ro, nhất là những rủi ro do thời tiết mang lại. Trong khi thương lái, siêu thị và cửa hàng bán lẻ lại có lợi ích gấp từ 1,5-2 lần so với hộ nông dân khi tham gia liên kết tiêu thụ rau hữu cơ.

Thông qua nghiên cứu thực trạng mối liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện tôi đã tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện như sau:

+ Các yếu tố khách quan bao gồm: hộ nông dân sản xuất; hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến; hộ thu gom, thương lái; siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

+ Các yếu tố chủ quan bao gồm: Thị trường tiêu thụ, giá thành và chất lượng sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng.

+ Các khó khăn của tác nhân tham gia liên kết tiêu thụ rau hữu cơ: hộ nông dân có thời vụ thu hoạch ngắn, bị ép cấp ép giá của thương lái, thiếu thông tin thị trường, biến động của thời tiết, chậm trễ trong thanh toán của doanh nghiệp; Đối với hợp tác xã: chưa tìm được giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ rau hữu cơ cho các hộ dân khi liên kết tiêu thụ; thương lái, cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ, siêu thị: Khó khăn trong bảo quản và vận chuyển rau hữu cơ, chất lượng mẫu mã rau hữu cơ không đồng đều,và các tác nhân khác do không ký hợp đồng với hộ nông dân, phá vỡ hợp đồng của các hộ nông dân khi mất mùa hoặc cuối vụ; Đối với doanh nghiệp chế biến: Thường xuyên bị phá vỡ hợp đồng nếu giá rau hữu cơ ở thị trờng tự do cao hơn trong hợp đồng, chất lượng mẫu mã rau hữu cơ không đồng đều, không chủ động được nguyên liệu đầu vào cho các hợp đồng xuất khẩu mới phát sinh, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến các hợp đồng đã ký.

Từ hiện trạng mối liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện tôi đưa ra một số giải pháp đó là:

- Khuyến khích ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trong cung ứng giống để đảm bảo chất lượng giống và hạn chế rủi ro trong sản xuất của nông dân.

- Cần tăng cường vai trò của chính quyền địa phƣơng và ngành quản lý thị trường trong việc chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát giá bán và chất lượng các loại giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Xác định rõ và ưu tiên thị trường chiến lược.

- Các cơ quan chuyên môn cần tập huấn cho nông dân kiến thức về thị trường và quan hệ cung cầu. Khuyến khích thương lái liên kết với các tác nhân khác trên thị trường ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm rau hữu cơ.

- Cần cải tiến phương tiện vận chuyển để đảm bảo chất lượng rau hữu cơ.

- Cần có các buổi thảo luận, trao đổi, hội nghị để người dân biết được các thông tin về thị trường và giá cả rau hữu cơ.

- Khuyến khích xuất khẩu rau quả thông qua Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Khuyến khích hộ nông dân và doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 105)