Đối với Cơ quan nhà nước, Hợp tác xã và Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 113 - 115)

- Chính quyền địa phương cần kết hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo hướng dẫn, giám sát để đưa quyết định 80/2002/QĐ -tiêu thụg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng cho phù hợp và thực sự đi vào thực tiễn sản xuất, tiêu thụ RAT.

- Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả và nhân rộng mô hình “liên kết 4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, và nhà nông) nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản rau hữu cơ làm hài hòa lợi ích của nông dân và các tác nhân tham gia tiêu thụ rau hữu cơ trên thị trường.

- Phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực thi vai trò quản lý của nhà nước ở địa phương, do nhận thức chưa đầy đủ nên yếu tố “nhà nước” chủ yếu vẫn coi trọng, trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước; Trung ương, chưa coi trọng vai trò của Nhà nước địa phương, cơ sở. Chính từ nhận thức chưa đầy đủ này nên chính quyền, nhà nước ở địa phương, cơ sở chưa thực sự tham gia, thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện liên kết để giúp đỡ hộ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Chính quyền địa phương phải có sự hỗ trợ kịp thời cho người nông dân từ các chính sách như chính sách về đất đai, chính sách vay vốn, đầu tư mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Nâng cao vai trò các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền khuyến cáo các hộ dân giúp họ thấy được những thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách liên kết đến các cấp, các ngành ở địa phương và các hộ nông dân, doanh nghiệp trong đó có gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực thi chính sách. Việc tổ chức triển khai chính sách liên kết cần được tiến hành và phân cấp cụ thể hơn cho các cấp, các ngành ở địa phương (xã, đội, hợp tác xã nông nghiệp). 5.2.2.1. Đối với huyện Lương Sơn

a)UBND huyện. Thành lập ban chỉ đạo dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ huyện do Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT làm phó ban tiêu thụ, thành viên ban chỉ đạo gồm lãnh đạo các ngành: Tài chính - Kế hoạch, Y tế, Tài nguyên - Môi trường, Kinh tế - Hạ tầng, trạm BVTV, trạm – Khuyến nông – Khuyến lâm, hội Nông dân, hội phụ nữ huyện.

b)Phòng KT&PTNT.

- Là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo với nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và kiểm tra giám sát sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau hữu cơ. Phối hợp với các nghành và UBND các xã, thị trấn tham mưu cho ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện dự án hàng năm trình UBND huyện phê duyệt triển khai.

- Chủ trì công tác quy hoạch điểm sản xuất rau hữu cơ. đề xuất chính sách khuyến khích sản xuất - sơ chế - tiêu thụ rau hữu cơ.

- Đề xuất cơ quan chuyên môn cấp trên xây dựng tiêu chí rau hữu cơ Lương Sơn (Diện tích, loại đất trồng, nước, môi trường, kỹ thuật, nhân lực, đầu tư ban đầu, chi phí thường xuyên, và dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ) và quy trình kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ cho từng loại rau cụ thể trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, sơ chế, bảo quản rau hữu cơ; tập huấn kỹ thuật, xây dựng điểm sản xuất rau hữu cơ mẫu và các mô hình điểm… trên địa bàn huyện.

c) Các ngành có liên quan

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình phối hợp với phòng KT&PTNT, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các địa phương tạo điều kiện thuận lợi có diện tích để xây dựng vùng sản xuất rau hữu cơ và

giám sát kiểm tra chất lượng rau hữu cơ được sản xuất tại huyện. Căn cứ yêu cầu cụ thể của dự án được UBND huyện phê duyệt để cân đối, bố trí kinh phí trình UBND huyện phân bổ thực hiện hàng năm. Các tổ chức, đoàn thể mời tham gia ban chỉ đạo phối hợp tổ chức vận động hội viên, phổ biến, tuyên truyền các quy định trong lĩnh vực sản xuất rau hữu cơ.

5.2.2.2 Ủy Ban Nhân Dân các xã, thị trấn.

- Căn cứ điều kiện thực tế trên cơ sở dự án của huyện, xây dựng dự án sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn của các xã, thị trấn.

- Có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn quản lý.

- Chọn điểm, lập dự án đầu tư xây dựng các cơ sở rau hữu cơ.

- Căn cứ nội dung dự án và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn.

- Phối hơp với phòng Kinh Tế & PTNT để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn.

- Cử cán bộ kỹ thuật chuyên trách theo dõi tình hình sản xuất của các cơ sở sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn xã kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để phát triển sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ với ban chỉ đạo huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)