Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Các yếu tố chủ quan

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ

4.3.1.Các yếu tố chủ quan

4.3.1.1. Các yếu tố thuộc về hộ nông dân

a. Quy mô sản xuất rau của hộ tham gia liên kết

Các hộ nông dân tham gia trồng rau hữu cơ của huyện Lương Sơn hiện còn ở mức thấp so với tổng số hộ sản xuất rau. Tuy nhiên, với quy mô đã được huyện quy hoạch ở hai xã trọng điểm trồng rau hữu cơ là xã Nhuận Trạch và xã Hợp Hịa với tổng diện tích của hai xã vào khoảng 2,5ha (1,5ha ở xã Nhuận Trạch và 2ha ở xã Hợp Hòa) mới chỉ là những mơ hình trọng điểm để được học tập, đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng trong tồn huyện.

Diện tích mà các hộ tham gia liên kết đã được quy hoạch với những điều kiện thuận lời về môi trường, đất đai, khí hậu, nguồn nước, phù hợp cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ.

Với mơ hình liên kết qua các nhóm sản xuất, và có sự lồng ghép kiểm tra chéo sản phẩm rau đối với nhóm, kết hợp với những tiêu chuẩn mà được chứng nhận theo chuẩn PGS.

b. Chủng loại rau hộ sản xuất tham gia liên kết

Chủng loại rau mà hộ tham gia liên kết sản xuất hiện nay chủ yếu là các loại rau ăn lá như: Cải canh, cải ngọt, cải ngồng, sup lơ, cải thảo muồng tơi, cà chua, một số cây rau đậu, dưa chuột...nhìn chung, các sản phẩm rau hữu cơ của huyện còn chưa được phong phú. Tuy nhiên, đã và đang được thị trường và các doanh nghiệp liên kết, tiêu thụ trên các cửa hàng và siêu thị tại Hịa Bình, Hà Nội. Thời gian tới để từng bước đi vững chắc trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra một số thị trường nước ngoài cũng địi hỏi các hộ nơng dân nghiêm ngặt tn thủ theo các tiêu chuẩn đang được áp dụng.

Đòi hỏi các nhóm cũng cần có những kiến thức nhất định trong việc quản lý sản xuất, mặt khác yếu tố makerting, sơ chế và bảo quản cũng cần được chú trọng. Hơn nữa, có vậy thì mới tạo dựng được thương hiệu cho rau hữu cơ của toàn huyện tạo ra sức cạnh tranh trong thị trường rau hữu cơ trong nước và quốc tế.

c. Điều kiện kinh tế của từng hộ tham gia liên kết

Trong quá trình tham gia liên kết của từng hộ về điều kiện kinh tế cũng rất khác nhau. Tuy nhiên đa số hộ nông dân tham gia đề là hộ nơng dân có kiến thức và kinh nghiệm về sản xuất rau, và có tiềm lực kinh tế trước khi tham gia liên kết.

4.3.1.2. Các yếu tố thuộc về các bên tham gia liên kết với hộ nông dân a. Từ phía Hợp tác xã

Do khơng ký được hợp đồng cung cấp rau hữu cơ thường xuyên và ổn định với các đơn vị tiêu thụ trực tiếp rau hữu cơ trên thị trường, nên hợp tác xã chỉ dám ký hợp đồng với hộ nơng dân theo hình thức hợp đồng hợp tác để tránh trường hợp rủi ro do bị đơn phương phá vỡ hợp đồng của nhà tiêu thụ sẽ khơng có đầu ra cho rau hữu cơ mà hợp tác xã đã ký kết với hộ nơng dân.

b. Từ phía hộ thu gom, thương lái

Do yếu tố thị trường không ổn định phụ thuộc vào lượng cung của các nguồn cung cấp rau hữu cơ trên toàn thị trường, nên các hộ thu gom và thương lái thường chủ động trong khâu điều tiết hoạt động kinh doanh của mình thơng qua các kênh tiêu thụ để ước lượng số lượng rau hữu cơ cung cấp hàng ngày, vì thế thường các tác nhân này không muốn ràng buộc với các hợp đồng cung cấp sản phẩm tránh rủi ro trong kinh doannh.

c. Từ phía các doanh nghiệp chế biến

Thực tế các doanh nghiệp chế biến đều muốn thơng qua chính quyền địa phương và ký kết hợp đồng với các hộ nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và lâu dài, hơn nữa nhu cầu thị trường rau hữu cơ ngày càng đa dạng và có xu hướng tăng vì vậy việc xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu là cần thiết cho hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Với các vùng nguyên liệu ổn định và bảo đảm các doanh nghiệp chế biến có thể kỳ vọng đủ nguyên liệu sản xuất và sản phẩm xuất khẩu trong ngắn hạn nhưng vấn đề thị trường cũng là yếu tố quan trọng trong kinh doanh rau hữu cơ. Do đòi hỏi của thị trường cạnh tranh các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng của mình với các đối thủ để tìm kiếm và khai thác thị trường doanh nghiệp chế biến thường là tác nhân cuối cùng trong chuỗi cung ứng rau hữu cơ nên nếu doanh nghiệp chế biến khơng tìm được bạn hàng hoặc đối tác ký hợp đồng thì chuỗi cung ứng rau hữu cơ cũng khó mà tồn tại được và dẫn đến sự tan rã trong liên kết giữa các tác nhân như người sản xuất, thương lái, hợp tác xã và doanh nghiệp. Vì vậy trong mối liên kết này rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các ban ngành và chính quyền địa phương.

d. siêu thị, cửa hàng bán lẻ

Tiêu chí quan trọng dành cho siêu thị, cửa hàng, người bán rau hữu cơ để quyết định mua đó là các yếu tố như chất lượng, hình thức của sản phẩm, việc lựa chọn siêu

thị, cửa hàng như thế nào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng rau hữu cơ cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua của họ. Đây cũng là một tiêu chí ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của các cá nhân khi đi mua rau hữu cơ.

Bảng 4.29. Tiêu chí lựa chọn siêu thị, cửa hàng/quầy hàng bán rau hữu cơ

Chỉ tiêu Số hộ (n=30)

Cơ cấu (%)

Cửa hàng rau hữu cơ người quen 13 43

Thuận tiện cho đi lại 6 20

Do người khác chỉ định giới thiệu 2 7

Quầy rau trong siêu thị với đa dạng chủng loại 9 30

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Bảng 4.35 biểu thị 5 yếu tố phát sinh từ siêu thị, của hàng/người bán rau hữu cơ ảnh hưởng tới quyết định mua của người tiêu dùng. Có 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là “Cửa hàng người quen” và “siêu thị với đa dạng chủng loại” trong đó cửa hàng người quen đặc biệt được các hộ quan tâm với 43% ý kiến lựa chọn. Điều này có thể được lý giải rằng họ ít thay đổi mơi trường mua của mình và cũng cho thấy sự gắn bó của họ với các nơi bán mà họ thích hoặc tin tưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 97 - 99)