Các công trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 49)

1. Hoàng Thụy Giang, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Tạo, Phạm Ngọc Sơn, (2001); đã nghiên cứu về “ Các xu thế và các hình thức liên kết, liên minh, tập hợp lực lượng trên thế giới hiện nay. Chiến lược và sách lược của chúng ta”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố khách quan quy định và tác động đến việc liên kết, liên minh, tập hợp lực lượng (THLL) trên thế giới. Chỉ ra các xu thế chủ yếu và các hình thức liên kết, liên minh, THLL trên thế giới ngày nay. Phân tích các hình thức liên kết, liên minh, THLL trong chủ nghĩa tư bản. Làm rõ sự tham gia của Việt Nam trong các liên kết quốc tế. Đưa ra những luận cứ và kiến nghị về một số vấn đề chiến lược và sách lược của ta đối với liên kết, liên minh, THLL trên trường quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa các quan hệ của Đảng và Nhà nước ta.

2. Mai Thanh Nhàn (2011). Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cho thấy Thanh Xuân là xã thực hiện đầu tiên mô hình sản xuất rau hữu cơ trong dự án “Trồng rau hữu cơ nhằm xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường” do Tổ chức phát triển nông nghiệp châu Á của Đan Mạch phối hợp cùng trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị thực hiện. Kết quả cho thấy quy mô diện tích, năng suất, sản lượng có xu hướng tăng. Kết quả sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ đã góp phần làm thay đổi tập quán canh tác cũ, thay đổi tư duy của cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Trong 3 nhóm hộ điều tra, nhóm hộ có diện tích sản xuất từ 2-3 sào đạt hiệu quả cao hơn nhóm hộ nhỏ hơn 2 sào và nhóm hộ lớn hơn 3 sào. Cụ thể, thu nhập hỗn hợp/công lao động gia đình của nhóm hộ có diện tích sản xuất từ 2-3 sào là 58,05 nghìn đồng trong khi các nhóm còn lại lần lượt là 55,69 nghìn đồng và 52,28 nghìn đồng. Hiệu quả sản xuất có sự chênh lệnh do 2 yếu tố: sản lượng rau được

bán theo giá rau hữu cơ và giá bán rau của các nhóm (giá bán cho công ty cao gấp 2 lần bán lẻ tại chợ).

Sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ còn tồn tại nhiều khó khăn như chưa áp dụng tốt quy trình canh tác hữu cơ, thiếu quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chưa đa dạng chủng loại rau, hệ thống phân phối còn đơn điệu, chưa có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau hữu cơ. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như quy hoạch khu sản xuất, đầu tư cở sở hạ tầng, xây dựng các chính sách, mở rộng tuyên truyền và tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hợp tác và liên kết bốn nhà trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ.

3. Bùi Thị Tươi (2012). Nghiên cứu mối liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu cho thấy, các tác nhân tham gia liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ gồm có:

+ Nhà nước: cơ quan quản lý nhà nước là Phòng Nông nghiệp & PTNT và Hội Nông dân huyện Lương Sơn;

+ Nhà khoa học: là các chuyên gia, giảng viên thuộc Tổ chức tài trợ (dự án ADDA Đan Mạch), Trường Cao Đẳng Nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ, Viện Chính sách và Chiến lược PTNTNT;

+ Nhà doanh nghiệp: gồm có 2 công ty tham gia tiêu thụ sản phẩm (Tâm Đạt Hữu Cơ và Greenlink);

+ Nhà nông chính là các thành viên (hộ nông dân) thuộc 2 nhóm sở thích sản xuất rau hữu cơ.

* Nội dung liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất bao gồm: + Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật;

+ Liên kết trong việc hỗ trợ các yếu tố vào.

* Nội dung liên kết giữa các tác nhân trong tiêu thụ bao gồm: + Liên kết tiêu thụ sản phẩm (hợp đồng);

+ Liên kết trong việc quảng bá sản phẩm; + Liên kết trong giám sát chất lượng nội bộ.

Hiệu quả đem lại từ mối liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ chưa thực sự rõ nét (thu nhập của canh tác rau hữu cơ là 50,75 triệu đồng/sào/năm; canh tác theo lối truyền thống là 45,65 triệu đồng/sào/năm) do nhận thức và áp dụng quy trình canh tác rau hữu cơ còn hạn chế, vẫn chưa từ bỏ được lối sản xuất truyền

thống, bên cạnh đó là các khó khăn về diện tích sản xuất nhỏ, chưa có chính sách hỗ trợ từ nhà nước...

Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị giải pháp thúc đẩy sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ, huyện Lương Sơn cần tập trung vào một số nội dung: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng mô hình sản xuất rau cho từng nhóm, ứng dụng công nghệ sinh học trong khâu chọn tạo giống, cũng cố và phát triển hệ thống phân phối và hoàn thiện hành lang pháp lý cho sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ.

Từ nghiên cứu này đã mô tả khá đầy đủ thực trạng liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ của xã Nhuận Trạch, qua đó cung cấp nhiều thông tin giá trị làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ cho toàn huyện Lương Sơn.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lương Sơn là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội với vùng Tây bắc của Tổ quốc, liền kề với khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Huyện nằm ở tọa độ địa lí: từ 105025’14” – 105041’25” Kinh độ Đông; 20036’30” – 20057’22” Vĩ độ Bắc. Phía tây giáp huyện Kỳ Sơn. Phía nam giáp các huyện Kim Bôi và Lạc Thủy. Phía đông giáp các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ; phía bắc giáp huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội).

Hình 3.1. Bản đồ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Lương Sơn Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488,85 ha, được chia thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn (Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn). Trung tâm huyện đóng tại thị trấn

Lương Sơn- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 km về phía Đông. Có đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào.

Lương Sơn có lợi thế về vị trí địa lí, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội (Trang điện tử huyện Lương Sơn, 2016).

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Về địa hình, huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200-400m được hình thành bởi đá macma, đá vôi và các trầm tích lục nguyên, có mạng lưới sông, suối khá dày đặc.

Khí hậu Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 – 23,30c. Lượng mưa bình quân từ 1.520,7- 2.255,6 mm/ năm, nhưng phân bố không đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường.

Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã.Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu (bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dòng sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện. Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước.

Ngoài sông Bùi trong huyện còn một số sông, suối nhỏ “nội địa” có khả năng tiêu thoát nước tốt.

Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho Lương Sơn những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lương Sơn, 2016).

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên nước: Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện.

Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn huyện.

b.Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh.

Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực.

c.Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữ lượng lớn đó là đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.

d. Tài nguyên du lịch: Với vị trí thuận lợi gần Thủ đô Hà Nội và địa hình xen kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng… đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf.

Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên như: hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, hang Trổ…động Đá Bạc, động Long Tiên… đây là những tiềm năng để phát triển những tour du lịch danh lam thắng cảnh kết hợp với nghỉ dưỡng.

Ngoài ra Lương Sơn cũng là huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể.

e. Tài nguyên đất

Đến năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 16.695,09 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là 6.066,40 ha, chiếm 36,34 % tổng diện tích tự.

- Đất phi nông nghiệp là 9.548,7ha, chiếm 57,19 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng là 895,25 ha, chiếm 3,36 % tổng diện tích đất tự nhiên. (Theo Phòng thống kê huyện Lương Sơn, 2016).

Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của huyện Lương Sơn qua 3 năm

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

sản lượng (ha) CC(%) sản lượng (ha) CC(%) sản lượng (ha) CC(%) 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 18.838,09 100,00 17.685,08 100,00 16.695,09 100,00 100,00 100,00 100,00 II Đất nông nghiệp 6.673,40 35,43 6.347,40 35,89 6.066,40 36,34 101,32 98,77 100,05

Đất trồng rau hoa màu 4.918,00 26,11 4.879,00 27,59 4.796,00 28,73 105,67 96,04 100,86

Đất trồng cây lâu năm 864,40 4,59 686,50 3,88 658,50 3,94 84,60 98,42 91,51

Đất ao hồ thủy sản 789,00 4,19 762,00 4,31 757,00 4,53 102,87 95,03 98,95

II. Đất Phi nông nghiệp 10.454,50 55,50 9.740,30 55,08 9.548,70 57,19 99,24 96,30 97,77

Đất ở 1.508,40 8,01 1.558,50 8,81 1.605,30 9,62 110,06 91,65 100,85

Đất chuyên dùng 65.434,20 347,35 65.584,20 370,84 66.345,20 397,39 106,76 93,32 100,04

Đất tôn giáo tín ngưỡng 353,00 1,87 358,00 2,02 362,00 2,17 108,03 93,36 100,69

Đất sông suối 966,80 5,13 966,80 5,47 986,20 5,91 106,52 92,55 99,53

Đất phi nông nghiệp khác 520,00 2,76 552,00 3,12 603,00 3,61 113,07 86,42 99,75

Đất chưa sử dụng 987,60 5,24 950,59 5,38 895,25 5,36 102,53 100,24 101,38

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Lương Sơn (2016)

3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

Dân số toàn huyện 98.856 người gồm 3 dân tộc chính là Mường, Dao, Kinh, trong đó người Mường chiếm khoảng 70% dân số. Lực lượng lao động đông, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 45%, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động.

3.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật

Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tổng nguồn vốn huy động sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới toàn huyện huy động được 694.757 triệu đồng, xây dựng 177 công trình về giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, điện nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa; xóa 358 nhà tạm, nhà dột nát; xây mới và nâng cấp 895 nhà kiên cố, bán kiên cố. Toàn huyện có 24 trường học đạt chuẩn Quốc gia; 13 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/5/2012 của Tỉnh ủy Hòa Bình, huyện Lương Sơn sẽ phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên, thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Chỉ tính riêng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 11,5%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 23,1%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 48,1%; Thương mại – dịch vụ chiếm 28,8%. Giá trị sản xuất đạt 7.678,3 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 1.547 tỷ đồng; công nghiệp – xây dựng đạt 4.250 tỷ đồng; thương mại – dịch vụ đạt 1.881,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng khá. Theo số liệu thống kê, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 18,2 triệu đồng/ năm, năm 2014 đạt 36,6 triệu đồng/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,% (năm 2010) xuống còn 5,25% (năm 2014). Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lương Sơn phát triển thành vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình.

Với mục tiêu tổng quát là huy động các nguồn lực, xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn thành đô thị loại IV vào năm 2020, tạo tiền đề để sớm trở thành thị xã Lương Sơn vào năm 2025. Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện, mở mang các ngành nghề sản xuấtKD đa dạng, tạo thêm sức mạnh mới cho kinh tế của Hòa Bình nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng. Nghị quyết đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển đô thị đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, các chỉ tiêu định hướng trở thành TX đến năm 2025. Theo đó, quy hoạch chung đô thị Lương Sơn là trung tâm tổng hợp, đầu mối giao thông, giao lưu kinh tế,

văn hóa xã hội, có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, khẳng định vị thế của Hòa Bình trong chiến lược phát triển Thủ đô.

Với những lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân số, sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Hòa Bình, trong những năm qua huyện Lương Sơn đã thu hút được 156 dự án trong và ngoài nước đến đầu tư vào địa bàn, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và thúc đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)