Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 65 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

4.2.1 Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn

TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN

4.2.1 Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn huyện Lương Sơn

4.2.1.1. Liên kết hộ nông dân sản xuất

Thời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh. hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ cá thể không thể làm được điều này. hộ nông dân phải tổ chức được "hành động tập thể" theo quy trình sản xuất chung. Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại sản phẩm rau của hộ nông dân được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng rau quả hữu cơ. Đây chính là các yếu tố để hộ nông dân xây dựng hành động tập thể liên kết lại với nhau, và cùng tham gia vào nhiều liên kết cùng một lúc. Sản phẩm rau quả cần được xác định rõ về số lượng, chất lượng đối với từng thị trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng; xác định rõ chất lượng và số lượng sản phẩm rau quả hữu cơ trong sản xuất. Yêu cầu chất lượng của thị trường phải làm căn cứ cơ bản để xây dựng quy trình kỹ thuật cho các mơ hình liên kết.

Bảng 4.4. Sự tham gia của hộ nông dân trong liên kết

Đơn vị

Liên kết Không liên kết Tham gia HĐ liên kết Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Thị trấn Lương Sơn 13 93,33 2 13,33 12 80 Xã Nhuận Trạch 14 93,33 1 6,67 13 86,67 Xã Hợp Hòa 15 100,00 0 0,00 15 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Hộ nông dân trồng rau hữu cơ ở Lương Sơn liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã (hợp tác xã), nhóm, Liên nhóm. Tuy nhiên, một bộ phận nông dân vẫn cịn ngán ngại mơ hình hợp tác xã kiểu cũ nên kiên quyết khơng tham gia mơ hình liên kết mới, vẫn sản xuất độc lập.

Hộ nông dân là tác nhân quan trọng trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ đây là nhóm người trực tiếp sản xuất cung ứng các sản phẩm rau cho thị trường tiêu thụ và cung ứng cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu nhà nơng khơng tham gia liên kết hoặc tự phá bỏ liên kết, thì mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sẽ bị phá vỡ. Qua khảo sát ở 3 xã điểm của huyện Lương Sơn ta có bảng sau:

Theo số liệu ở bảng 4.4 cho ta thấy số hộ điều tra ở 3 xã tham gia sản xuất rau hữu cơ đa số là liên kết và chủ yếu là thỏa thuận miệng điều đó cho thấy tâm lý của người nông dân đa phần có tâm lý khơng muốn ràng buộc, khơng theo quy hoạch và đồng thời liên kết bằng văn bản chưa thực sự mạng lại lợi ích, do đó trong mối liên kết giữa người nông dân với các đối tác khác chủ yếu là hình thức thỏa thuận miệng do vậy liên kết thường không bền chặt dễ bị phá bỏ.

Trình độ của người lao động tham gia sản xuất rau hữu cơ cũng nâng cao, theo điều tra ở hầu hết các xóm tỷ lệ người học hết phổ thông cơ sở chiếm chủ yếu trong lao động tham gia liên kết.

Qua bảng còn thể hiện mức độ tham gia và số buổi tham gia vào các lớp tập huấn của các đơn vị khuyến nông các tổ chức, chiếm tỷ lệ cao các lớp có số buổi từ 3 – 6 buổi. Do đó, u cầu về mục đích của các lớp tập huấn đến người lao động còn chưa sâu. Và hầu hết số lao động tham gia vẫn dung kinh nghiệm tư duy cũ trong sản xuất. Dẫn đến hiệu quả sản xuất cịn nhiều hạn chế.

Bàng 4.5. Thơng tin chung của các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT Thị trấn Lương Sơn Xã Nhuận Trạch Xã Hợp Hòa 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 15 15 15

- Số hộ tham gia liên kết Hộ 13 14 15

- Số hộ chưa tham gia liên kết Hộ 2 1 0

Số hộ ký kết hợp đồng tham gia liên kết Hộ 12 13 14

2.Tuổi chủ hộ Tuổi 45,40 42,66 43,18 3.Giới tính của chủ hộ -Nam % 100,00 86,67 93,33 -Nữ % - 13,33 6,67 4.Học vấn - Tiểu học % 6,66 20,00 13,33 - Trung học cơ sở % 46,66 40,00 53,33 - Trung học phổ thông % 46,68 40,00 33,34 5.Số buổi được tập huấn kỹ thuật sản

xuất rau hữu cơ Buổi

- Từ 1-3 buổi % 20 26,66 26,66

- Từ 3-6 buổi % 35,33 60 53,33

- Từ 6-10 buổi % 26,67 13,34 20,01

6.Số năm kinh nghiệm trồng rau hữu cơ Năm 7 5 6

7.Số lao động trong hộ Người 3 2,5 2,5

8. Số vốn sản xuất Triệu đồng 21.1 23.8 20.3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) 4.2.1.2. Liên kết hộ nông dân với đơn vị nghiên cứu khoa học

Sản xuất trong tổ nhóm, trong tổ hợp tác, hộ nơng dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa. Khơng chỉ vậy, hộ nơng dân thơng qua tổ nhóm, liên nhóm được tham gia trực tiếp gián tiếp với các đơn vị nghiên cứu như Trường đại học Nông Lâm xuân Mai, trường Cao đẳng Nơng Nghiệp và PTNT Bắc Bộ, Văn phịng ADDA office Việt Nam, và được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất rau hữu cơ do cơ quan khuyến nông của huyện phối hợp với những đơn vị cung ứng tiêu thụ sản phẩm mở ra. Từ đó gắn kết giữa hộ nông dân và hộ nông dân, hộ nông dân với nhà khoa học ngày càng bền chặt.

Hộp 4.1 Phỏng vấn chị Phùng Thị Lan – Điều phối viên dự án ADDA Đan Mạch Năm 2008, được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch), trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ, huyện Lươn Sơn đã phối hợp triển khai dự án sản xuất rau hữu cơ tại 7 xã, thị trấn trong huyện. Các sản phẩm hữu cơ chủ yếu là các loại rau, củ, quả như: rau cải, ngót, cà chua, mồng tơi, bí xanh, dưa chuột, đậu... Sau 8 năm duy trì và phát triển, đến nay, huyện đã thành lập được 16 nhóm sản xuất rau hữu cơ với 139 thành viên tham gia, tổng diện tích sản xuất 10,5 ha. Trong đó có 8 ha sản xuất rau hữu cơ được công nhận đạt tiêu chuẩn PGS (tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất rau hữu cơ an tồn), 2,5 ha cịn lại là diện tích mới chuyển đổi đang trong q trình xây dựng để được cơng nhận đảm bảo tiêu chuẩn PGS.

Qua liên kết: "Phải làm cho nông dân "mắt thấy, tai nghe" và phải đặt mục tiêu lợi nhuận của nông dân lên hàng đầu". Điều này có nghĩa, lợi ích hành động tập thể mang lại phải lớn hơn lợi ích của hành động riêng lẻ do từng cá nhân quyết định tham gia liên kết. Đảm bảo đạt tính kinh tế quy mơ; giảm chi phí sản xuất, chi phí giao dịch; tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới; tăng vị thế đàm phán và khả năng cạnh tranh; nâng cao năng lực về tổ chức và kiến thức nhờ vào sự chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm; chia sẻ rủi ro. Liên kết giữa hộ nông dân với hộ nông dân để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn. Và có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho nhiều đối tác. Nhờ vào liên kết, hộ nơng dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn GPS, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng.

4.2.1.3. Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp

Liên kết ngang giữa hộ nông dân với hộ nông dân để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thị trường mới là một khía cạnh, là yếu tố "đẩy" trong mơ hình liên kết. Mơ hình này cần yếu tố "kéo", chính là thị trường tiêu thụ đầu ra mà hoạt động cốt lõi là xây dựng được liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp. Xây dựng mối liên kết này về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ. Nếu khơng có liên kết này, việc tổ chức sản xuất thơng qua liên kết ngang khơng đạt được lợi ích như mong muốn. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn hoặc ở các địa phương lân cận như Hà Nội đã

có những liên kết chặt chẽ với hộ nơng dân, nhóm, liên nhóm sản xuất rau hữu cơ chịu trách nhiệm từ cung cấp giống, các yếu tố đầu vào sản xuất đồng thời, sơ chế, thu mua đóng gói và tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ cho hộ nông dân ở huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình.

Bảng 4.6. Thơng tin về doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm

Nội dung ĐVT

Doanh nghiệp cung ứng đầu vào (giống, phân bón, chế phẩm sinh học) Doanh nghiệp chế biến tiêu thụ Doanh nghiệp vừa cung ứng đầu vào và chế biến tiêu thụ

1.Thông tin về chủ doanh nghiệp - Trình độ học vấn chủ doanh nghiệp +Đại học % 3,06 2,80 3,3 +Cao đẳng % 75,50 80,02 78,6 + Trung cấp % 20,10 17,00 16,8 + Khác % 1,20 - 1,3

2.Thông tin về doanh nghiệp

+ Quy mô Nhỏ Vừa Vừa

+ Lao động ít ít Vừa

+ Vốn Lớn Lớn Lớn

+ Lợi nhuận Trung bình Trung bình Lớn

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)