Thực trạng mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 69 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

4.2.2. Thực trạng mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn

huyện Lương Sơn

4.2.2.1. Liên kết giữa hộ nông dân với Hợp tác xã

Giữa các hộ nông dân trong cùng một xã thường liên kết với nhau để thành lập các hợp tác xã tiêu thụ rau hữu cơ cho các doanh nghiệp chế biến, thương lái, siêu thị, cửa hàng bán lẻ,…cung cấp rau hữu cơ ra thị trường. Thông thường chủ nhiệm hợp tác xã sẽ đứng ra phát động và ký hợp đồng thu mua giữa nông dân với hợp tác xã, trong hợp đồng quy định về trách nhiệm của nông dân đối với sản phẩm rau hữu cơ của mình khi có sự cố, nơng dân được hưởng giá thu mua tối thiểu bằng giá thị trường. hợp tác xã có trách nhiệm ký hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp, thương lái, siêu thị và các cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ.

Hình 4.1. Liên kết giữa nơng dân và hợp tác xã trong tiêu thụ rau hữu cơ Bảng 4.7. Liên kết của hộ với hợp tác xã trong tiêu thụ rau hữu cơ

STT Chỉ tiêu ĐTV Thị trấn Lương Sơn (n=15) Xã Nhuận Trạch (n=15) Xã Hợp Hòa (n=15) Tổng số 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 15 15 15 45 - Số hộ có liên kết với hợp tác xã Hộ 15 15 15 45 - Tỷ lệ hộ liên kết % 100 100 100 100

2 Tổng sản lượng rau hữu cơ Tấn 71,02 51,11 76,38 198,51 - Sản lượng rau hữu cơ tiêu thụ qua

hợp tác xã Tấn 13,10 14 13,50 40,60

- Tỷ lệ tiêu thụ % 18,45 27,39 17,67 20,45 3 Hình thức liên kết

- Hợp đồng văn bản % 100 100 100 100

- Hợp đồng miệng % - - - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Liên kết giữa nông dân với hợp tác xã trong tiêu thụ rau hữu cơ là các hộ nông dân tham gia sống cùng xã tham gia các nhóm sản xuất và họ ký kết hợp đồng liên kết với hợp tác xã để tiêu thụ rau hữu cơ với sản lượng đạt 40,60 tấn chiếm 20,45%. Theo quy trình sau khi thu hoạch người sản xuất sẽ vận chuyển đến các điểm thu gom của hợp tác xã để phân loại, đóng gói, dán nhãn mác thương hiệu rau hữu cơ theo đúng quy trình kỹ thuật VSATTP để bán cho các tác nhân theo hợp đồng hợp tác

HTX, Nhóm sản

xuất Hộ sản xuất

Hợp đồng tiêu thụ

Người tiêu dùng

xã đã ký hoặc thỏa thuận bằng miệng về số lượng, chủng loại,…quy trình sản xuất và thu hoạch rau chế biến cung cấp cho doanh nghiệp của người sản xuất thì cần tuân thủ theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp chế biến, tuy nhiên trên thực tế hợp tác xã chưa thực sự phát huy được vai trị của mình trong việc điều tiết thị trường sản phẩm đầu ra, nên mối liên kết giữa các hộ nông dân rau hữu cơ trên địa bàn huyện chưa có mối liên kết nào bền vững, điều đó cũng có nghĩa là giá tiêu thụ của hộ trồng rau hữu cơ vẫn phụ thuộc vào mùa vụ, vào đơn vị kinh doanh, vào thương lái kinh doanh rau hữu cơ trên địa bàn.

4.2.2.2. Liên kết giữa hộ nông dân với thương lái trong tiêu thụ rau hữu cơ

Đây là hình thức liên kết giữa hộ nơng dân và thương lái địa phương trong việc tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ cho người sản xuất, thông thường những người cung cấp cây giống, phân bón,...lại là thương lái rau hữu cơ. Đây là hình thức liên kết dọc đơn giản giữa nơng dân và thương lái địa phương, trong giao dịch này thường là thỏa thuận và ít hợp đồng bằng văn bản được ký kết.

Hình 4.2. Liên kết giữa nơng dân và thương lái trong tiêu rau hữu cơ Thông qua việc bán giống cho các hộ nông dân, những thương lái này sẽ nắm Thông qua việc bán giống cho các hộ nông dân, những thương lái này sẽ nắm rõ được tình hình sản xuất các loại rau hữu cơ cũng như tổng diện tích canh tác, từ đó làm cơ sở phục vụ cho việc thu mua rau hữu cơ của họ sau này. Rau đến vụ thu hoạch thường được các thương lái đến tận nơi thu mua, ngồi ra người dân cịn mang ra các chợ thôn, chợ xã hoặc chợ huyện để bán buôn hoặc bán lẻ. Các thương lái sau khi thu mua rau của người dân, dưới sự giám sát của hợp tác xã sẽ phân loại, đóng gói, dán nhãn mác thương hiệu rau hữu cơ của địa phương và phải ghi rõ ngồi bao bì cơ sở đóng gói; lượng rau này thường được họ cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ hoặc siêu thị trên thị trường Hịa Bình, Hà Nội.

Tiêu thụ RHC

Nông dân Thương lái

Bảng 4.8. Liên kết của hộ với thương lái trong tiêu thụ rau hữu cơ STT Chỉ tiêu ĐTV STT Chỉ tiêu ĐTV Thị trấn Lương Sơn Xã Xã Tổng số Nhập Trạch Hợp Hòa 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 15 15 15 45 - Số hộ có liên kết với thương lái Hộ 11 13 12 36 - Tỷ lệ hộ liên kết % 73,33 86,67 80,00 86,67 2 Tổng sản lượng rau hữu cơ Tấn 71,02 51,11 76,38 198,51

- Sản lượng rau hữu cơ tiêu

thụ qua thương lái Tấn 20,36 16,55 19,24 57,29 - Tỷ lệ tiêu thụ % 28,66 32,38 25,18 28,86 3 Hình thức liên kết

- Hợp đồng văn bản % 18,18 15,38 8,33 13,96 - Hợp đồng miệng % 81,82 84,62 91,67 86,04

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Theo nghiên cứu trên địa bàn thì số lượng rau hữu cơ được bán thông qua thương lái chiếm một tỷ lệ tương đối lớn với 57,29 tấn chiếm tới 28,86% sản lượng rau được sản xuất ra. Đây là hình thức liên kết có quy mơ lớn nhất và bền chặt nhất trong số các tác nhân có tham gia liên kết, tuy nhiên trong mối liên kết này hình thức liên kết bằng văn bản có tỷ lệ rất nhỏ chỉ chiếm 13,96% nhưng đây là mối liên kết giữa các hộ trong cùng một địa bàn nên có sự gắn kết chặt chẽ và tin tưởng lẫn nhau, nếu thương lái không mua hàng của hộ nơng dân thì thương lái khơng thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, hộ nông dân không bán hàng cho thương lái thì hộ nơng dân khơng thể đảm bảo chắc chắn cho khâu tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân ra thị trường.

4.2.2.3. Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp chế biến trong tiêu thụ rau hữu cơ

Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến trong tiêu thụ rau hữu cơ thường được thực hiện thông qua ký kết hợp đồng kinh tế. Các tác nhân tham gia liên kết bao gồm hộ nông dân, thương lái, hợp tác xã và doanh nghiệp, ngoài ra trong mối liên kết này ta cịn thấy sự tham gia của chính quyền xã và Nhóm sản xuất.

Trong mối liên kết này để kiểm soát được chất lượng rau các doanh nghiệp chế biến sẽ cung cấp giống rau cho người sản xuất thơng qua hợp đồng, có 2 cách cung cấp giống rau cho người sản xuất đó là doanh nghiệp vận chuyển rau giống đến địa

phương cho nông dân; hoặc doanh nghiệp chế biến ký hợp đồng với các công ty chuyên cung cấp giống và các công ty giống cung cấp giống cho nông dân. Chất lượng rau giống được kiểm tra cẩn thận trước khi cung cấp cho người sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, trong mối liên kết này nơng dân có thể thanh tốn tiền cây giống sau khi thu hoạch sản phẩm.

Hình 4.3. Mối liên kết tiêu thụ rau hữu cơ giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến

Trong trường hợp này các doanh nghiệp chế biến cũng có thể ký hợp đồng với người sản xuất thông qua đại diện là trưởng thơn, trưởng các nhóm sản xuất… dưới sự xác nhận của UBND xã theo các mơ hình liên kết như sau:

Sản phẩm rau hữu cơ sau khi thu hoạch người sản xuất mang rau bán cho hợp tác xã và sau đó rau được cung ứng cho các cơng ty chế biến. Ngồi các xã viên, hợp tác xã còn ký hợp đồng với các hộ nông dân khác tại địa phương. Hợp đồng được ký kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến thông qua hợp tác xã, các nội dung về số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả đều được ghi trong hợp đồng, hợp tác xã có trách nhiệm kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm để cung ứng cho doanh nghiệp. Hầu hết rau được thu mua qua kênh này, sau khi thu hoạch rau được vận chuyển đến các điểm thu gom tại các thôn, tại đây các công ty chế biến thu mua rau của người sản xuất thông qua đại diện là trưởng thơn, trưởng nhóm và tiến hành tuyển chọn phân loại và đóng gói.

Điểm yếu của mối liên kết này là hợp đồng giữa doanh nghiệp và hộ nông dân được ký kết thông qua xác nhận của UBND xã chủ yếu chỉ đề cập đến các vấn đề chủng loại, số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm, gần như các hợp đồng không đề cập đến phân chia giá trị rủi ro và quyền quyết định, quyền lợi và trách nhiệm của

Hợp đồng liên kết

Nông

Điểm thu gom, Doanh nghiệp chế biến dân

các bên chưa rõ ràng, mỗi tác nhân đều muốn lơi kéo lợi ích về mình vì vậy cả doanh nghiệp và người sản xuất đều vi phạm hợp đồng trong một số trường hợp.

Bảng 4.9. Liên kết của hộ với doanh nghiệp chế biến trong tiêu thụ rau hữu cơ

STT Chỉ tiêu ĐTV Thị trấn Lương Sơn Xã Nhập Trạch Xã Hợp Hòa Tổng số 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 15 15 15 45

- Số hộ có liên kết với doanh

nghiệp chế biến Hộ 6 5 4 14

- Tỷ lệ hộ có liên kết % 40 33,33 26,67 31,11 2 Tổng sản lượng rau hữu cơ Tấn 71,02 51,10 76,38 198,51

-

Sản lượng rau hữu cơ tiêu thụ qua doanh nghiệp chế biến Tấn 17,12 16,14 16,50 49,76 - Tỷ lệ tiêu thụ % 21,10 31,58 21,60 25,06 3 Hình thức liên kết - Hợp đồng văn bản % 100 100 100 100 - Hợp đồng miệng % - - - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Như vậy khi liên kết với doanh nghiệp thì 100% hộ nông dân đều phải thông qua các tổ chức có tư cách pháp nhân để ký hợp đồng cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, trong mối liên kết này cả hộ nông dân và nông dân đều được chủ động, 100% doanh nghiệp yên tâm về chất lượng sản phẩm đầu vào, tuy nhiên vẫn chỉ có 49,76 tấn chiếm 25,06% sản lượng rau hữu cơ được tiêu thụ qua mối liên kết này.

4.2.2.4. Liên kết giữa hộ nông dân với siêu thị và cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ trong tiêu thụ rau hữu cơ

Trong mối liên kết giữa hộ nông dân với các cửa hàng bán lẻ, siêu thị rau hữu cơ thường khơng chủ động được số lượng đơn hàng của mình nên khơng thể cố định ký kết hợp đồng với hợp tác xã, hộ nông dân cung cấp rau hữu cơ mà thường đặt hàng theo thỏa thuận miệng và được giao hàng tận nơi, trong mối liên kết này các cửa hàng bán lẻ và siêu thị được cung cấp rau hữu cơ trực tiếp từ hợp tác xã hoặc hộ thu gom.

Hình 4.4. Liên kết giữa nơng dân và siêu thị và cửa hàng bán lẻ trong tiêu rau hữu cơ

Bảng 4.10. Liên kết của hộ với siêu thị trong tiêu thụ rau hữu cơ

STT Chỉ tiêu ĐTV Thị trấn Lương Sơn Xã Nhập Trạch Xã Hợp Hòa Tổng số 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 15 15 15 45

- Số hộ có liên kết với siêu thị Hộ 7 5 4 16 - Tỷ lệ hộ có liên kết % 46,67 33,33 26,67 35,56 2 Tổng sản lượng rau hữu cơ Tấn 71,02 51,11 76,40 198,51

- Sản lượng rau hữu cơ tiêu thụ

qua siêu thị Tấn 12,60 10,20 11,50 34,30 - Tỷ lệ tiêu thụ % 17,74 19,95 14,53 17,27 3 Hình thức liên kết

- Hợp đồng văn bản % 100 100 100 100

- Hợp đồng miệng % - - - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Đây là mối liên kết khá chặt chẽ được thể hiện qua 100% hộ dân có liên kết với siêu thị phải ký kết hợp đồng cung cấp rau hữu cơ, chứng tỏ hộ nơng dân sẽ có 1 khối luợng rau hữu cơ cố định để cung cấp phục vụ cho các siêu thị bán lẻ rau hữu cơ nhưng trên thực tế chỉ có 35,56% số hộ phỏng vấn có liên kết với siêu thị và sản lượng cung cấp cho các siêu thị liên kêt là 34,30 tấn chiếm 17,27% tổng sản lượng rau hữu cơ sản xuất ra.

HTX; Nhóm sản xuất Siêu thị Hộ nông dân Cửa hàng RHC Người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 69 - 76)