Bản đồ huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 52)

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Lương Sơn Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện 36.488,85 ha, được chia thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn (Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn). Trung tâm huyện đóng tại thị trấn

Lương Sơn- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đơ Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hịa Bình khoảng 30 km về phía Đơng. Có đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có tài ngun phong phú và nguồn lao động dồi dào.

Lương Sơn có lợi thế về vị trí địa lí, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội (Trang điện tử huyện Lương Sơn, 2016).

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Về địa hình, huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200-400m được hình thành bởi đá macma, đá vơi và các trầm tích lục ngun, có mạng lưới sơng, suối khá dày đặc.

Khí hậu Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đơng lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 – 23,30c. Lượng mưa bình quân từ 1.520,7- 2.255,6 mm/ năm, nhưng phân bố không đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường.

Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã.Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu (bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dịng sơng đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện. Sông Bùi mang tính chất một con sơng già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước.

Ngồi sơng Bùi trong huyện cịn một số sơng, suối nhỏ “nội địa” có khả năng tiêu thốt nước tốt.

Đặc điểm của hệ thống sơng, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu, phục vụ sản xuất nơng nghiệp.

Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sơng ngịi đã tạo cho Lương Sơn những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà cịn có tác dụng điều hịa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. (Phịng Tài ngun Mơi trường huyện Lương Sơn, 2016).

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên nước: Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện.

Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố khơng đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn huyện.

b.Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh.

Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực.

c.Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có các loại khống sản trữ lượng lớn đó là đá vơi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.

d. Tài nguyên du lịch: Với vị trí thuận lợi gần Thủ đơ Hà Nội và địa hình xen kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng… đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf.

Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên như: hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, hang Trổ…động Đá Bạc, động Long Tiên… đây là những tiềm năng để phát triển những tour du lịch danh lam thắng cảnh kết hợp với nghỉ dưỡng.

Ngồi ra Lương Sơn cũng là huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể.

e. Tài nguyên đất

Đến năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 16.695,09 ha, trong đó: - Đất nơng nghiệp là 6.066,40 ha, chiếm 36,34 % tổng diện tích tự.

- Đất phi nông nghiệp là 9.548,7ha, chiếm 57,19 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng là 895,25 ha, chiếm 3,36 % tổng diện tích đất tự nhiên. (Theo Phòng thống kê huyện Lương Sơn, 2016).

Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của huyện Lương Sơn qua 3 năm

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

sản lượng (ha) CC(%) sản lượng (ha) CC(%) sản lượng (ha) CC(%) 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 18.838,09 100,00 17.685,08 100,00 16.695,09 100,00 100,00 100,00 100,00 II Đất nông nghiệp 6.673,40 35,43 6.347,40 35,89 6.066,40 36,34 101,32 98,77 100,05

Đất trồng rau hoa màu 4.918,00 26,11 4.879,00 27,59 4.796,00 28,73 105,67 96,04 100,86

Đất trồng cây lâu năm 864,40 4,59 686,50 3,88 658,50 3,94 84,60 98,42 91,51

Đất ao hồ thủy sản 789,00 4,19 762,00 4,31 757,00 4,53 102,87 95,03 98,95

II. Đất Phi nông nghiệp 10.454,50 55,50 9.740,30 55,08 9.548,70 57,19 99,24 96,30 97,77

Đất ở 1.508,40 8,01 1.558,50 8,81 1.605,30 9,62 110,06 91,65 100,85

Đất chuyên dùng 65.434,20 347,35 65.584,20 370,84 66.345,20 397,39 106,76 93,32 100,04

Đất tơn giáo tín ngưỡng 353,00 1,87 358,00 2,02 362,00 2,17 108,03 93,36 100,69

Đất sông suối 966,80 5,13 966,80 5,47 986,20 5,91 106,52 92,55 99,53

Đất phi nông nghiệp khác 520,00 2,76 552,00 3,12 603,00 3,61 113,07 86,42 99,75

Đất chưa sử dụng 987,60 5,24 950,59 5,38 895,25 5,36 102,53 100,24 101,38

Nguồn: Phịng nơng nghiệp huyện Lương Sơn (2016)

3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

Dân số toàn huyện 98.856 người gồm 3 dân tộc chính là Mường, Dao, Kinh, trong đó người Mường chiếm khoảng 70% dân số. Lực lượng lao động đông, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 45%, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động.

3.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật

Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tổng nguồn vốn huy động sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới tồn huyện huy động được 694.757 triệu đồng, xây dựng 177 cơng trình về giao thơng, thủy lợi, trường học, trạm y tế, điện nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa; xóa 358 nhà tạm, nhà dột nát; xây mới và nâng cấp 895 nhà kiên cố, bán kiên cố. Tồn huyện có 24 trường học đạt chuẩn Quốc gia; 13 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/5/2012 của Tỉnh ủy Hịa Bình, huyện Lương Sơn sẽ phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên, thiên nhiên và bảo vệ mơi trường sinh thái.

Chỉ tính riêng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 11,5%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 23,1%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 48,1%; Thương mại – dịch vụ chiếm 28,8%. Giá trị sản xuất đạt 7.678,3 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực nơng, lâm, ngư nghiệp đạt 1.547 tỷ đồng; công nghiệp – xây dựng đạt 4.250 tỷ đồng; thương mại – dịch vụ đạt 1.881,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng khá. Theo số liệu thống kê, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 18,2 triệu đồng/ năm, năm 2014 đạt 36,6 triệu đồng/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,% (năm 2010) xuống còn 5,25% (năm 2014). Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lương Sơn phát triển thành vùng động lực kinh tế của tỉnh Hịa Bình.

Với mục tiêu tổng quát là huy động các nguồn lực, xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn thành đô thị loại IV vào năm 2020, tạo tiền đề để sớm trở thành thị xã Lương Sơn vào năm 2025. Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện, mở mang các ngành nghề sản xuấtKD đa dạng, tạo thêm sức mạnh mới cho kinh tế của Hịa Bình nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng. Nghị quyết đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển đô thị đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, các chỉ tiêu định hướng trở thành TX đến năm 2025. Theo đó, quy hoạch chung đô thị Lương Sơn là trung tâm tổng hợp, đầu mối giao thông, giao lưu kinh tế,

văn hóa xã hội, có vai trị thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, khẳng định vị thế của Hịa Bình trong chiến lược phát triển Thủ đơ.

Với những lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân số, sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Hịa Bình, trong những năm qua huyện Lương Sơn đã thu hút được 156 dự án trong và ngoài nước đến đầu tư vào địa bàn, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nâng cao tỷ trọng Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là Thương mại- Du lịch- Dịch vụ và giảm dần tỷ trọng Nông- Lâm - Ngư nghiệp, tiến tới xây dựng huyện Lương Sơn sớm trở thành hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh Hịa Bình. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Chọn điểm nghiên cứu về tình hình sản xuất rau theo quy trình sản xuất rau an tồn của huyện Lương Sơn đang thực hiện việc sản xuất rau xanh theo mơ hình sản xuất rau hữu cơ. Với chủng loại rau đa dạng và phục vụ phần lớn nhu cầu tiêu dùng cho người dân và tiêu thụ qua các kênh tiêu thụ trong chuỗi liên kết thực hành trồng rau hữu cơ. Huyện Lương Sơn đang trên đà phát triển mạnh các hoạt động thương mại dịch vụ và tiểu thủ cơng nghiệp do nơi đây có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý. Giáp danh với Huyện Đan Phượng của thủ đơ Hà Nội lên có thị trường tiêu thụ rộng đó cũng là một lợi thế cho quá trình sản xuất rau hữu cơ của huyện, chính vì vậy sản xuất rau ở Lương Sơn cũng rất phát triển trong đó có sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn, rau hữu cơ.

- Trong đó trọng điểm nghiên cứu là vùng sản xuất rau hữu cơ của hai xã Thành Lập và Hợp Hịa với diện tích được quy hoạch tập chung vào khoảng 2,5ha và đang được mở rộng lên từ 10 – 12ha rau, và đề án mở rộng đã được UBND huyện các đơn vị quản lý thông qua.

- Và hiện tại chưa có một nghiên cứu nào nói về chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau nói chung cũng như sản xuất rau hữu cơ nói riêng tại huyện vì thế tơi quyết định chọn đây là điểm nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp (Số liệu đã công bố)

Thông tin thứ cấp thu thập từ: Báo cáo, đề án, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2012-2016, báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2012-2016, niên giám thống kê.

Các số liệu thứ cấp có liên quan đến tình hình sản xuất nơng nghiệp nói chung và tình hình sản xuất rau hữu cơ nói riêng ở địa phương được thu thập từ phịng Kinh tế, Trạm khuyến nơng, Trạm BVTV huyện và các báo cáo tổng kết của hợp tác xã ở 2 xã Nhuận Trạch, Hợp Hịa và Thị trấn Lương Sơn. Ngồi ra số liệu còn được thu thập từ nhiều nguồn khác như: sách, báo, mạng internet.

* Số liệu sơ cấp (Số liệu ban đầu)

Số liệu này được thu thập thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn hộ nông dân, thương lái thu mua, người tiêu dùng, chủ doanh nghiệp tại Thị trấn Lương Sơn và hai xã điểm là xã Nhuận Trạch và xã Hợp Hịa phỏng vấn người có liên quan như: chủ nhiệm hợp tác xã, đội trưởng đội sản xuất, chủ tịch hội nơng dân, trưởng nhóm liên kết.

- Số liệu sơ cấp: Mẫu điều tra được chọn với sự tham gia của các đại diện từ chính quyền địa phương các cấp, cơ quan chun mơn các cấp ở địa phương, hộ nông dân, thương lái, người chế biến, thương lái, người bán buôn, người bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản và các tổ chức kinh tế - xã hội khác ở địa phương nhằm nhận diện những vấn đề đặt ra trong các kênh kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối trong sản xuất và tiêu thụ nơng sản, những khó khăn, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân. Thực trạng kết nối sản xuất của hộ trồng rau hữu cơ với thị trường trên địa bàn nghiên cứu được thu thập thông qua các mẫu đối tượng sau:

- Các hộ nông dân sản xuất: 45 hộ;

- Hộ, người thu gom, thương lái: 30 người;

- doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh rau hữu cơ: 10 đơn vị; - Người tiêu dùng: 30 người.

Nguồn số liệu này được tôi thu thập chủ yếu bằng phương pháp sau:

Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ tại các điểm nghiên cứu, các cán bộ phụ trách về sản xuất rau hữu cơ của huyện, của ban chủ nhiệm các hợp tác xã, để lấy các thông tin cần thiết như mức đầu tư, doanh thu, sử dụng các yếu tố cho sản xuất rau hữu cơ, việc thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình sản xuất rau hữu cơ. Đối với mỗi xã tiến hành điều tra 15 hộ nông dân về các thơng tin chung như địa chỉ, chủ hộ, giới tính, trình độ, thu nhập từ trồng rau hữu cơ. Về tình hình sản xuất rau hữu cơ như chủng loại rau sản xuất, giống, cơ cấu, mùa vụ, đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tình hình tiêu

thụ, giá cả, các quy trình kỹ thuật áp dụng... Về những thuận lợi, khó khăn và những kiến nghị với các ngành, các cấp, các nhà khoa học trong quá trình sản xuất rau hữu cơ của người dân trồng rau. Nội dung điều tra hộ nông dân cũng bao gồm sự hiểu biết của người sản xuất về lợi ích của việc liên kết, điều kiện sản xuất, tình hình đầu tư và vốn cho sản xuất của hộ, những khó khăn mà hộ gặp phải và mong muốn của hộ ra sao?

Phỏng vấn cán bộ chuyên trách với nơng dân và tìm hiểu chủ trương chính sách tác động của Nhà nước để khuyến khích sản xuất, tiêu thụ và vấn đề liên kết.

Phỏng vấn đại lý thu gom, cơ sở tiêu thụ, người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng bán rau hữu cơ, tại các chợ, nơi tập trung thu mua và bảo quản rau hữu cơ, được áp dụng để thu thập thơng tin một cách nhanh chóng, sử dụng mẫu điều tra thuận lợi, với phiếu điều tra đơn giản, gắn gọn kết quả đem lại thường rất sinh động và chính xác. Nội dung điều tra thương lái, doanh nghiệp về các nội dung chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 52)